001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Ngẫm về cuộc đời

Cuộc đời là những chuyến đi bất tận, dài nhưng không phải là mãi mãi. Trên chuyến đi cuộc đời, hơn một lần ta đổi vé tàu hay ghé tạm những sân ga xa lạ. Cuộc đời, đắp đổi thăng trầm, vui buồn, mất mát và trải nghiệm. Để rồi già đi và chai sạn, để rồi quên tháng quên năm cho những đích dài xa tắp. Cho ước vọng, cho khao khát, cho những đam mê vật chất chốc nổi bạc tiền.


Ai dám nói rằng mình khôn ngoan cho đủ thôi dại khờ? Ai dám một lần nói thật to mình thấu hiểu hết những vòng quay số phận? Đi qua bao nhiêu tháng ngày sương gió, nhiều lúc vấn giật mình thảng thốt, nhiều lúc quay cuồng với ý nghĩ mình chưa làm gì cho chính mình, mình chưa hiểu nổi chính bản thân mình. Và nhiều lúc, quỵ ngã trước sức mạnh vô hình của bàn tay tạo hoá, cố gắng xoay chuyển, cố gắng chạy trốn nhưng cuối cùng vẫn phải là khuất phục.

Cuộc đời, bao nhiêu con người giống ta? Bao nhiêu mảnh ghép, bao nhiêu số phận? Ở trên đời này, chẳng ai là xấu hẳn cũng chẳng ai là tốt hẳn. Chỉ là ai tốt với mình, và ai hiện tại đang tốt với mình. Cái tốt thuộc về quyền lợi của đám đông. Cái đúng rơi vào tay kẻ mạnh. Nhưng đôi khi, lẫn trong đám bụi cát, vẫn có ánh sáng le lói của tình thương và lòng trắc ẩn. Chợt nhớ những lúc nhận được sự giúp đỡ chân thành từ những người vốn là đàn anh đàn chị, vốn là lớp người mà cả xã hội lên tiếng, khinh rẻ. Hành động xuất phát từ tấm lòng bao giờ cũng thiêng liêng và khó phai nhạt nhất. Tình nghĩa của những kẻ bất nghĩa mà không hề vô nghĩa.

Cuộc đời, cứ đi đi và khôn lớn. Cứ bước qua nông nổi rồi sẽ có ngày mạnh mẽ, cứng cáp. Sau những chốc nổi, sẽ kiên gan, sẽ can truờng, nhưng em tôi ơi, có bao giờ em nghĩ tới, để đánh đổi lấy cái mạnh mẽ ấy, là nhiều hơn rất nhiều một chữ mất mát, là không chỉ gói gọn trong hai từ "giá như". Tuổi trẻ và sự hiếu thắng, non nớt và bất nhẫn, bao nhiêu người bước ra khỏi đường ray mặc định để xoã cho được sống đúng với bản chất. Nhưng có phút giây nào em giật mình, nghĩ đến chuyện ngậm ngọc của trai, nghĩ đến trầm hương của rừng. Em ạ, không phải viên ngọc quý giá nào cũng hình thành nhanh đến thế đâu, mỗi viên ngọc em cầm trên tay đong đầy bao nhiêu đớn đau thể xác, chỉ khi hạt cát rơi vào nhuyễn thể mềm nhũn, con trai phải tự tiết chất từ thân mình để bao bọc thành ngọc. Cũng chẳng phải cây gió nào cũng có trầm, chỉ những cây bị chém, bị gió quật, hằn vết đứt lên thân, cây mới ứa nhựa máu để hình thành lên khối trầm quý giá. Thành công nào cũng đo đầy bằng mất mát, đắng cay và nhẫn nhịn. Em không chịu nhẫn mình trước những thử thách nhỏ thì sao chạm được nấc của thành công lớn?

Cuộc đời, nếu hiểu được hết những triết lý, những bài học, nếu thấm được hết những giáo huấn ngay từ thuở thiếu thời thì có lẽ không cần ai phải trải nghiệm. Bởi lẽ, chỉ khi bước qua chính những gì mà người ta đã từng nói, chỉ khi đạt được độ chín về nhận thức mới có thể suy nghĩ thấu đáo về thế cuộc, về nhân sinh.

Cuộc đời, mỗi con người có một suy nghĩ, mỗi con người có một lối sống. Vậy nên, cố gắng để bắt người ta giống mình là không thể. Vậy nên mới phải lắng nghe và cảm thông, mới phải vị tha và độ lượng. Nhưng bởi vì là người, nên ai cũng ích kỷ. Bởi vì là người, nên ai cũng mải mê lo cho mình trước khi nghĩ tới người khác.

Có những giây phút ngược xuôi trên dòng chảy định mệnh, thoáng xa xót cho mình, thoáng thương cho những kiếp giống mình. Sinh ra từ khổ đau, lớn lên cùng khổ đau, và chết đi cũng trong đau khổ. Xa xôi rồi, chuyện nhân sinh thế cuộc.

Xấu hổ và mặc cảm tội lỗi


Mặc cảm tội lỗi đơn giản nói rằng bạn là tội nhân. Và cảm giác xấu hổ đơn giản chỉ cho bạn rằng bạn không cần phải là tội nhân, rằng bạn được ngụ ý là thánh nhân. Nếu bạn là tội nhân đó chỉ là vì vô ý thức của bạn; bạn không là tội nhân bởi vì xã hội theo đạo đức nào đó còn bạn không theo nó.

Mọi hệ thống đạo đức đều không phải là đạo đức, và cái gì đó là đạo đức ở nước này không phải là đạo đức ở nước khác. Cái gì đó đạo đức trong tôn giáo này không là đạo đức trong tôn giáo khác. Cái gì đó là đạo đức hôm nay đã không phải là đạo đức hôm qua. Đạo đức thay đổi, đạo đức chỉ là tuỳ tiện. Nhưng tâm thức là vĩnh hằng, nó không bao giờ thay đổi. Nó đơn giản là cái tuyệt đối - chân lí.

Một khi bạn đã trở nên nhận biết thêm chút ít bạn bắt đầu cảm thấy điều mình đã làm cho bản thân mình và cho người khác. Kinh nghiệm đó đem tới xấu hổ, và xấu hổ là tốt còn cảm giác tội lỗi là xấu. Với cảm giác tội lỗi, sâu bên dưới bạn biết rằng nó tất cả đều vô nghĩa.

Chẳng hạn, trong tôn giáo Jaina ăn ban đêm là tội lỗi. Nếu bạn được sinh ra là người Jaina và thỉnh thoảng bạn ăn ban đêm, bạn sẽ cảm thấy rất phạm tội; hoàn toàn biết rõ - nếu bạn đủ thông minh bạn sẽ biết điều đó - rằng đây là ngu xuẩn, không thể có bất kì tội lỗi nào trong việc ăn đêm được. Nhưng dù vậy lương tâm bạn sẽ châm chích bạn, bởi vì lương tâm bị thao túng bởi tu sĩ, những kẻ có quyền bên ngoài, kẻ đang chi phối bạn.

Do đó mặc cảm tội lỗi tạo ra cá tính kép trong bạn: trên bề mặt bạn là người này và sâu bên dưới bạn là người khác - bởi vì bạn có thể thấy cái vô tích sự của nó, cái vô nghĩa của nó. Bạn trở nên chia chẻ - mặc cảm tội lỗi tạo ra tinh thần phân liệt. Và toàn thể nhân loại đang chịu đựng chứng tinh thần phân liệt bởi lẽ đơn giản là chúng ta đã tạo ra mặc cảm tội lỗi, nhiều và sâu tới mức chúng ta đã phân chia mọi người thành hai.

Một phần của người đó là xã hội, hình thức. Người đó đi tới nhà thờ và tuân theo các qui tắc mỗi khi chúng là khả thi. Người đó duy trì mặt tiền nào đó, khuôn mặt nào đó, và từ cửa sau người đó sống một cuộc sống hoàn toàn khác - chính điều đối lập với điều người đó thuyết giảng, chính điều đối lập với điều người đó cứ ca ngợi hoài.

Ý niệm về xấu hổ chưa bao giờ tạo ra bất kì xung đột nào bên trong bạn, nó chưa bao giờ tạo ra bất kì chia chẻ nào. Nó tạo ra thách thức, nó thách thức bạn, nó thách thức lòng can đảm của bạn. Nó nói với bạn, "Vươn lên đi - bởi vì đó là quyền tập ấm của bạn. Vươn tới các đỉnh cao, chúng là của bạn. Những đỉnh cao ánh mặt trời đó là nhà thực của bạn, và bạn đang làm gì trong thung lũng tối tăm này, bò như con vật vậy? Bạn có thể bay - bạn có cánh mà!"

Mặc cảm tội lỗi kết án cái sai trong bạn. Ý niệm về xấu hổ làm bạn nhận biết về điều là có thể. Mặc cảm tội lỗi đem quá khứ của bạn vào lặp đi lặp lại - đè nặng bạn bằng quá khứ. Và ý niệm về xấu hổ đem tương lai tới cho bạn, nó làm thoát ra năng lượng của bạn. Chúng là khác nhau hoàn toàn.
Sưu tầm

Ai cho ta bình an?

Người ta thường hiểu bình an là không gặp những biến cố trở ngại cho đời sống, không bệnh tật, không tai nạn. Trong đạo Phật, khái niệm bình an được hiểu sâu sắc hơn, đó là tâm an ổn, trong không bị các phiền não tham lam, ganh ghét, đố kỵ, kiêu mạn v.v… chi phối; ngoài ra không bị các duyên tác động (tâm an nhiên, tự tại không bị dao động bởi hoàn cảnh bên ngoài).

Đôi khi không có chuyện gì xảy đến với chúng ta nhưng tâm chúng ta không bình an. Bởi vì chúng ta còn quá nhiều tham muốn chưa thực hiện được, chúng ta không hài lòng, thỏa mãn với những gì đang có; hoặc bởi vì chúng ta còn giận người này, hờn người kia, ghét người nọ; hay nuối tiếc những chuyện xảy ra trong quá khứ, buồn bã vì dĩ vãng vàng son, oanh liệt, những kỷ niệm đẹp đã qua đi; chúng ta băn khoăn, lo lắng, sợ hãi những điều chưa xảy đến. Chính vì thế mà tâm chúng ta không bình an dù chẳng có chuyện gì xảy đến như tai nạn rủi ro, bệnh tật; dù chúng ta có nhiều tiền của, có sức khỏe, có quyền lực, địa vị, có vợ đẹp con ngoan, có hoàn cảnh sống tốt.

Bình an là nền tảng của hạnh phúc, không bình an thì không có hạnh phúc. Nhiều khi hoàn cảnh an mà tâm chẳng an, hoàn cảnh vui mà tâm chẳng vui, do đó không có hạnh phúc. Vậy thì làm sao để có được sự bình an? Tự mình tìm hay ai mang đến?

Trong những ngày đầu năm mới chúng ta thường đến chùa, đình, miếu mạo để cầu nguyện cho bản thân và gia đình được bình an, đó là việc làm với ước muốn tốt đẹp đáng trân trọng và khích lệ. Tuy nhiên ước nguyện đó chỉ thành hiện thực khi ta xây dựng trên nền tảng đúng đắn.

Không ai có thể cho chúng ta bình an dù đó là Thượng đế hay các thần linh, thậm chí là bậc siêu xuất tam giới, chí tôn vô thượng như Đức Phật. Khi đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật, Thượng đế hay vị thần linh nào đó cũng giống như người bệnh đặt niềm tin vào vị lương y hay bác sĩ. Niềm tin đó có thể giúp người bệnh an tâm trong một thời gian ngắn, không hoặc bớt hoang mang lo lắng, sợ hãi, khổ não, giúp người bệnh có hy vọng. Tuy nhiên sự an tâm này như một liều thuốc an thần, một liều thuốc ngủ, nó không có tác dụng chữa bệnh, không có tác dụng mang lại sức khỏe cho người bệnh, khi căn bệnh phát triển nặng hơn thì niềm tin này không còn đủ sức mang lại bình an cho người bệnh và nó cũng dần dần tan biến.

Do đó, nếu chỉ tin vào vị lương y hay bác sĩ mà không dùng thuốc điều trị, không dùng các biện pháp điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, hoặc chúng ta tin nhầm vị lương y, bác sĩ giả, không có trình độ khám chữa bệnh, chỉ đánh lừa thiên hạ bằng nhãn mác lương y, bác sĩ; hoặc người đó chưa bao giờ cho rằng mình có khả năng chữa bệnh, có khả năng mang lại sức khỏe cho người khác nhưng mình lại lầm tưởng là họ có khả năng đó, những trường hợp tin như thế thì người bệnh không thể nào hết bệnh, không thể nào cải thiện hoặc nâng cao sức khỏe của mình.

Muốn hết bệnh, người bệnh phải uống thuốc và điều trị theo hướng dẫn của vị lương y, bác sĩ thực thụ. Muốn có sức khỏe thì phải thực hành các phương pháp dinh dưỡng, dưỡng sinh, phải rèn luyện thân thể, tu dưỡng thân tâm theo sự hướng dẫn của các nhà dưỡng sinh, dinh dưỡng. Điều quan trọng là tìm đúng vị lương y, bác sĩ có khả năng chữa trị bệnh; phải tìm đúng vị thầy về dinh dưỡng, dưỡng sinh có khả năng giúp chúng ta mang lại sức khỏe cho mình, và chúng ta phải làm theo lời chỉ dẫn của ông ta để hết bệnh, để có sức khỏe. Cũng giống như vậy, không thể chỉ có niềm tin vào Đức Phật hoặc Thượng đế hay vị thần linh nào mà chúng ta có được sự bình an. Đức Phật chưa bao giờ tuyên bố hoặc hứa hẹn rằng: Như Lai có quyền ban phước giáng họa. Như Lai sẽ ban phước cho những ai cung kính Như Lai và trừng phạt những ai không cung kính Như Lai. Ta sẽ ban sự bình an cho những ai tin ta, trung thành với ta... Chúng ta không thấy trong bất kỳ kinh điển nào Đức Phật nói lên điều đó.

Tâm Đức Phật bình đẳng đối với mọi chúng sinh. Trước sự cung kính và phỉ báng, trước những thái độ của thế gian thường tình, tâm Ngài bất động, an nhiên, tự tại. Trong kinh Trung bộ, Đức Phật từng nói với các vị Tỳ-kheo rằng: “Này các Tỳ-kheo, nếu người khác mạ lỵ, phỉ báng, phiền nhiễu Như Lai, trong tâm Như Lai cũng không oán hận, phẫn nộ hay bất mãn…Và nếu người khác kính lễ, tôn trọng, sùng bái Như Lai, trong tâm Như Lai cũng không hoan hỷ, thích thú hay phấn khởi”.

Và Đức Phật cũng dạy rằng: “Các con hãy tự mình cố gắng, Như Lai chỉ là người chỉ đường, mỗi người phải tự đi đến (mục đích an lạc, hạnh phúc, chấm dứt mọi khổ đau), không ai đi thế cho ai được (Pháp cú 276)”. “Hãy tự coi chính con là hải đảo của con, chính con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa bên ngoài. Hãy xem giáo pháp (những lời dạy của Đức Phật) là hải đảo của con. Giáo pháp là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa ở bên ngoài” (Kinh Trường A-hàm). Đức Phật dạy chúng ta hãy nương vào giáo pháp (những lời Ngài dạy), chính mình làm chỗ nương tựa cho mình, nỗ lực thực hành những lời dạy của Ngài để đạt được sự bình an, hạnh phúc. Ngoài giáo pháp và sự thực hành giáo pháp, không một ai có thể làm chỗ nương tựa cho chúng ta.

Giáo pháp của Đức Phật chỉ cho chúng ta biết đâu là nguyên nhân của những bất an, khổ não, phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, chỉ cho chúng ta biết phương pháp dứt trừ những điều bất như ý đó để có được sự bình an, hạnh phúc. Chúng ta phải tự mình thực hành giáo pháp, tự mình chuyển hóa những bất an, khổ não thành an vui, hạnh phúc. Không ai có thể làm thay cho chúng ta.

Nếu Đức Phật có thể ban sự bình an cho chúng ta thì Ngài đâu cần nhọc công dạy giáo pháp, thuyết giảng nhiều pháp môn tu tập để chúng ta dứt trừ phiền não, khổ đau, tìm thấy an vui, hạnh phúc. Ngài chỉ có thể chỉ cho chúng ta con đường, và chúng ta phải nỗ lực đi trên con đường đó theo sự hướng dẫn của Ngài. Không có chuyện người này đi mà người kia đến đích.

Còn Thượng đế, ông trời và các vị thần linh? Đức Phật đã dạy chúng ta: “Không nên tìm nương tựa bên ngoài”, bởi vì nương tựa bên ngoài là vô ích. Đức Phật là bậc siêu xuất tam giới mà còn không thể ban phước giáng họa cho chúng ta, vì không thể làm trái luật nhân quả, làm sao các vị trời, thần linh là những vị còn trong tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) lại có khả năng ban phước giáng họa, làm trái luật nhân quả. Điều này chúng ta dễ dàng thấy rõ, dù cho ai đó hết lòng tin tưởng cung kính, lễ bái, cúng dường, nhưng khi người đó tạo các nghiệp ác, bất thiện thì vẫn không tránh khỏi quả báo khổ đau.

Thượng đế, ông trời và các vị thần linh không thể nào che chở, cứu vớt được. Nếu người đó không khéo sống, suy nghĩ, lời nói và hành động việc làm của người đó không chân chính, không tích cực thì đời sống sẽ gặp nhiều nỗi buồn hơn niềm vui, bất hạnh khổ đau nhiều hơn an vui hạnh phúc. Nếu người đó tạo nhiều nghiệp bất thiện do tham lam, sân hận, tật đố, kiêu căng, tà kiến (mê tín dị đoan, nhận thức sai lầm, si mê điên đảo) v.v… thì người đó không thể có được sự bình an trong cuộc sống. Không thánh thần nào có thể đem an vui đến cho người đó được.

Như thế thì sự bình an, hạnh phúc chỉ hiện hữu khi có niềm tin chân chính, đúng đắn và sự thực hiện niềm tin đó. Đức Phật là một nhân vật lịch sử, là người đã giác ngộ, những lời dạy của Ngài có giá trị vượt thời gian, chính đời sống an lạc, hạnh phúc của Ngài và các vị Thánh đệ tử là minh chứng cho những lời Ngài dạy, từ đó chúng ta có niềm tin vào giáo pháp của Ngài. Có niềm tin vào giáo pháp, chúng ta phải nỗ lực, gắng công thực hành. Trên bước đường thực hành, tức trong quá trình làm theo lời Phật dạy, áp dụng giáo pháp vào đời sống của mình, chúng ta tìm thấy được sự bình an, tìm thấy được hạnh phúc, từ đó niềm tin càng thêm vững chắc, sự thực hành càng tinh tấn, dũng mãnh hơn, nhờ đó chúng ta có được những gì mà trước kia mình mong muốn, ước vọng, đó là một đời sống bình an, hạnh phúc.
Sưu tầm

Con người và hành trình miên man của lòng tham

“Thương thay giống loài tinh tú ấy”

Đến cọng rau con người còn nhu cầu đến vô cùng, huống gì hình thức và tiện ích cho phương tiện đi lại, bộ vó trên người, vật dụng trên tay, căn nhà ở, gái đẹp, trai sang, hay nhu cầu tự hào, danh vọng, hơn thua.

Ăn no rồi đòi ăn ngon. Mặc ấm rồi đòi mặc đẹp. Có ít rồi cần thêm nhiều. Đã đẹp lại hay thích khoe, và càng thích đẹp hơn. Và xấu thì mặc cảm. Vì mặc cảm nên phải tìm cách bù đắp, hay làm cho hết xấu. Người không đẹp, không giàu thì phải thèm khát được đẹp, được giàu. Cấp độ tăng dần vừa theo bản năng vừa theo ý thức, cảm xúc lẫn lý trí. Chỉ có trong thế giới con người mới sinh chuyện: nghèo người ta khinh, thông minh người ta ghét, xinh đẹp người ta đố kỵ (và bị tranh giành). Cứ thế, loài người trong một vòng luẩn quẩn.

Ngay sự tiên tiến, hay hội nhập cũng hình thành trên những nhu cầu, lòng tham, ganh đua, thành đạt, phân biệt, cướp đoạt. Con người vẫn muốn có nhiều căn nhà dù trong đêm người ta chỉ ngủ trong một căn và trên một giường. Con người cứ cần nhiều kho thực phẩm tích trữ ở nhiều hình thức khác nhau trong ngày dù cơ thể hấp thụ tối đa 2.000 calo (với phụ nữ), và 2.500 calo (với đàn ông) mỗi ngày.

Các loài khác không như họ. Các loài khác không tính toán như họ. Các loài khác không có khái niệm tài sản, thừa kế, trách nhiệm, của hồi môn, hay niềm tự hào về dòng họ, đẳng cấp, giàu sang, thành tựu, thành đạt.

Nếu khái niệm “động vật bậc cao” và văn minh là độ đo to rộng của chỉ số lòng tham thì con người là động vật bậc cao và văn minh nhất. Các loài khác nghĩ đến việc ăn ở từng bữa, hay nói khác là chỉ tìm ăn khi bụng lép rỗng, đói. Các loài khác chỉ ăn thứ cây, hoặc con hợp với mình, mình cần, còn con người cây, con gì cũng ăn.

Các loài khác không thích mới và lạ. “Mới” và “lạ” sinh ra sự chinh phục, và sự chinh phục chính là chỗ thúc đẩy lòng tham. Tiên tiến là muốn vượt lên thêm, đạt được nhiều hơn. Được ngụy trang bởi ngôn từ nào thì tiên tiến cũng đi cùng khai thác, mà khai thác là đường đi của tội lỗi, chuyển hóa tích cực sang tiêu cực. Có một sự thực vui đến xót xa là mọi phát kiến quan trọng trên trần gian này suốt lịch sử đã qua đều bắt đầu từ nhu cầu phục vụ sự hủy diệt (chiến tranh, khống chế, cạnh tranh, chiếm đoạt, phụ thuộc, trên - dưới) mà ra, chứ không từ vì sự phúc lạc, thái hòa cho mặt đất.

Các loài khác chỉ ăn đủ no, còn con người lo trữ cho quanh năm, muôn năm, cả đời, và không cho riêng mình mà còn cho con, cháu, chắt. Con người cần của cải trong trời đất không chỉ cho cái bụng, mà cho cả cái đầu, ví như niềm tự hào, sự lo toan, hay cuộc hơn thua với bạn bè, xóm giềng, dòng họ, chủng nòi, quốc gia, dân tộc, châu lục này với châu lục kia, chủ nghĩa này với chủ nghĩa nọ, thời đại này với thời đại khác.

Từ nhu cầu bỏ bụng đến nhu cầu xa xỉ đều phải qua khai bóc thiên nhiên cả. Như cọng rau, con cá đến chiếc xe hơi, hay cái ti vi màn hình phẳng. Con người xây lâu đài vinh quang cho mình nên làm khổ mình và vạn vật, thiên nhiên bởi nhu cầu đó. Thượng đế biết vạn vật trong thiên nhiên hữu hạn, nhưng con người thì không thể biết điểm dừng của nhu cầu ở mình. Con người tự cho mình quyền đứng trên muôn loài. Và con người cũng tự cho mình quyền cứu vớt muôn loài, dù sự thật trần trụi là không loài nào biến mất mà không do con người (từ khi có con người).

Con người biết giống loài mình là loài tàn bạo, thâm hiểm, quái ác nhất. Nhưng con người cũng là loài duy nhất hay rao giảng về đạo lý trước vũ trụ, thiên nhiên, vạn vật. Họ muốn gia đình người khác, quốc gia khác xài ít thiên nhiên nhưng không chịu làm thế ở gia đình mình, quốc gia mình. Họ muốn các quốc gia khác không phát triển công nghiệp súng đạn, xuất khẩu vũ khí, sở hữu hạt nhân, nhưng không muốn thế ở quốc gia mình. Họ muốn phi hạt nhân hóa trên toàn cầu, nhưng không hủy kho hạt nhân ở nước mình, và luôn sáng tạo thêm những thứ vũ khí tối tân khác. Trước thiên nhiên, họ nhìn ngành công nghiệp sản xuất cưa máy ở chiều tiết kiệm nhân công xẻ gỗ, giải cứu sức lao động của con người, nhưng họ không chịu nhìn rừng trên mặt đất nhanh hết đường tồn tại hơn. Họ nghĩ con người luôn có ý thức, lương tâm và kiểm soát được hành vi con người. Thì ra họ không hiểu con người và quy luật không bến bờ của lòng tham.
* * *
Lòng tham là bạo chúa. Lòng tham không có nhu cầu tỉnh thức, hay hoàn lương. Lòng tham chấp nhận sự đào mồ tự chôn mình, hơn là trí tuệ, tiết chế, chuẩn mực, và lắng nghe, thấu hiểu. Nó nhìn tới chứ không nhìn lui, chấp nhận vực thẳm đang đợi ở đâu đó. Bởi đơn giản, nếu bảo đàm phán, đối thoại, thương thảo, thông hiểu nhau là con đường hay nhất, đúng đắn nhất, chính nghĩa và vì con người nhất, thì làm sao vẫn có chiến tranh, và hoài hoài, hàng ngày trên địa cầu này. Vì là con người, nên họ sẽ có cách để đưa ra lý do cần thiết phải chiến tranh, chứng minh tính tử tế, hay ho của hành động giết người, và không chịu trách nhiệm trước cái chết nào, dù con người nào cũng chỉ được một lần duy nhất có mặt ở trên đời.

Sẽ khó có loài nào ích kỷ hơn loài người (Homo Sapiens). Chung quy cũng tại lòng tham, và vì nó có trí tri, coi gia đình mình và sự thành tựu của bản thân quý quá, quan trọng. Nó đang xấu, đang hành ác ngay ở nhận thức tốt này của nó.

Nhu cầu của con người là sự lành mạnh? Đúng, nếu nó không làm tổn hại đến muôn loài, ảnh hưởng đến tương lai. Tiếc thay, bản chất nhu cầu luôn gia tăng, tha hóa, vô độ, và khó có thể tiết chế. Nhu cầu là lòng tham, nó làm khổ con người, đeo bám con người. Có khi đến lúc chết người ta còn phải tính, lo, chọn chỗ chết, nơi gửi tro xác, tiếng tăm để lại, di sản để lại, trách nhiệm để lại.

Từ sau thời hậu kỳ đá mới, sang thời kim khí, quyền sở hữu xuất hiện trong cộng đồng người, là thiên nhiên bắt đầu khốn đốn với con người, và con người bắt đầu gây đau khổ cho nhau. Và như thế, con người ngày càng thẳng tay, thủ đoạn với thiên nhiên - thiên nhiên trở thành vật thí thân cho người. Từ sự thành kính thiên nhiên đã chuyển thành kiểm soát và cưỡng bức thiên nhiên, và vô lễ tuyệt đối với thiên nhiên. Sự nương theo thiên nhiên, thuận hòa theo thiên nhiên không thể còn nữa. Thiên nhiên tròng trành, teo tóp, căng thẳng, thoi thóp, yếm thế. Lý trí thế chỗ hoàn toàn cảm xúc thuần hậu nơi con người. Con người luôn mưu tính trước thiên nhiên và trước đồng loại.

Con người thường sa lầy trong lòng tham, mà đặc tính này ở họ có tính di truyền cao, và trong giáo dục họ không bao giờ dạy con cháu từ bỏ nó. Họ rất có trách nhiệm với trực hệ, gia đình, nhưng với đồng loại mình thì họ bước qua, đua tranh quyết liệt, giành giật đến cùng.

Sẽ không bao giờ có chuyện dừng lại hay chừng mực với nhu cầu ở con người. Vì cái “ác” thường đi với sự “có trí”, nhất là cái trí không hướng vào sự thiện lành, và khi nó được vận động trên cơ sở đặc tính lòng tham cố hữu.
* * *
Trong bất cứ tôn giáo nào, điều giới luật đầu tiên đưa ra đều là từ bỏ lòng tham, tránh tham lam. Nhưng bao nhiêu tín đồ, con chiên của các Phật, của Chúa... trong hành trình làm người của mình hành sự và sống được như vậy đâu. Họ vẫn kẹt trong những tục lụy, nhu cầu thế tục, lòng tham đặc tính người ấy. Tôn giáo nào trên dương gian cũng chỉ cho con người cách thức để làm người tốt. Nhưng con người, với bản chất sinh học và bản chất phàm tục của nó vẫn cứ làm ngược lại.

Họ nghĩ con người luôn có ý thức, lương tâm và kiểm soát được hành vi con người. Thì ra họ không hiểu con người và quy luật không bến bờ của lòng tham.

Vì vậy, mà các tôn giáo có lý do để tồn tại, như suốt mấy ngàn năm qua, để nói những điều mơ ước của con người, xá tội cho con người, vỗ về con người, an ủi tội lỗi chúng sinh. Bởi con người ngày càng có vẻ tốt với nhau hơn là tốt thực với nhau. Con người ngày càng hại nhau, ác với nhau là chính.

Ngay cả trong việc quản trị nhau, con người cũng phải dùng phương thức gia tăng sự hung hãn. Ai nghĩ rằng một kiểu nhà nước như IS vẫn có thể xuất hiện trong thế giới mà ta gọi là hiện đại này, và nó vẫn quy tụ được người theo.

Phẩm giá nơi từng con người đã khó với từng người đó trong hành trình đi tới, huống gì phẩm giá cho quốc gia, đạo đức của quốc gia, nên mới có chuyện bao đời nay, quốc gia này đi xâm chiếm quốc gia khác. Tất cả đều đặt khái niệm “phẩm giá” cho lòng tự hào, tự tôn của cộng đồng riêng của họ chứ không phải “phẩm giá” trước Mẹ vũ trụ, thiên nhiên và cộng đồng khác. Những khế ước về đạo đức và lương tâm luôn thất bại, nó đu dây theo lòng tham con người, và tồn tại trên chót lưỡi, đầu môi, nghị sự, hội nghị thượng đỉnh, diễn đàn, xã giao.

Càng vào giai đoạn sau con người càng chồng chất tội lỗi với tạo hóa. Càng đi vào xã hội mà loài người gọi là “hiện đại” con người thực chất càng man rợ, tham ác hơn tiền nhân, nhưng vẫn dùng mỹ từ “văn minh” để nói về loài mình. Càng ngày con người càng hay dùng nhiều đến từ “nhân bản”, mà con người có còn biết không, rằng “nhân bản” tức là tính người gốc, bản chất thiện lành là phẩm chất mà lúc ban đầu, khởi đầu con người từng có đó thôi. “Nhân bản”, xa quá, nên nhớ. “Nhân bản”, không còn, nên cần, nhắc, khuyên, gọi, mong, đợi.

Ở cực nghiêm túc, thấu triệt, rằng chỉ khi chúng ta sòng phẳng trước trời đất và chỉ rõ bản chất tồi tệ của giống loài chúng ta thì khi ấy ta mới chân thành với tạo hóa, công bằng trước tạo hóa, và may ra mới thay đổi tâm thế và hành vi, dù về thực tiễn điều này sẽ rất khó.

Giống loài ở “bạc” nhất trên trái đất là giống loài tôi (Homo Sapiens).
* * *
Các cộng đồng người tinh tú trên thế gian, mà ta gọi là nhà nước, Liên hiệp quốc, các tổ chức toàn cầu, nhân loại..., nếu sáng suốt thì điều thực tiễn phải làm là tìm cách kiểm soát, quản lý, điều tiết, ngăn chặn, hạn chế, lèo lái được lòng tham của con người, soạn luật chơi phù hợp với đặc tính tham của giống loài, chứ đừng kêu gọi từ bỏ, không có lòng tham, không còn lòng tham. Lòng tham, tính tham nó vẫn sừng sững mãi thôi giữa dương gian, trời đất này. Còn con người thì còn lòng tham. Con người còn thì không bao giờ hết tranh chấp, chiến tranh, tham vọng, nhu cầu thành đạt, thành tựu, tự hào, tự ái, mặc cảm, kiêu hãnh. Con người còn thì không bao giờ thiên nhiên không đau khổ. Rằng con người cũng từng muốn (mới chỉ là muốn) chan hòa với nhau, hướng đến chủ nghĩa đại đồng, rồi dễ dàng quay lại liền chủ nghĩa dân tộc, xích động dân tộc chủ nghĩa, ở mọi quốc gia. Con người muốn hướng đến toàn cầu hóa, nhưng ngay đấy trỗi dậy với chủ nghĩa bảo hộ, dân tộc chủ nghĩa. Con người cứ luẩn quẩn, dối lừa nhau mãi, và chắc chắn sẽ mãi mãi như thế, vì đó là loài không thể từ bỏ lòng tham.

Vũ trụ, thiên nhiên, Thượng đế biết con người là đứa con hư, nhưng không thể bỏ nó, vẫn thừa nhận nó là một giống loài, vẫn thương nó. Con người biết hết bản chất mình, nhưng vẫn vận hành mình theo trục xấu đó, và không thể khác. Con người đau khổ, vì tính tham, lòng tham của mình. Để vào ngày tàn đời, ai trong họ cũng muốn được thanh thản, như nghe vang lên thanh âm từ bi hỉ xả, bác ái, giải thoát từ đôi lời kinh Phật, kinh Thánh, kinh Koran...
Sưu tầm

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Nếu bạn đang bị khó khăn làm chùn bước, những lời này không thể bỏ qua…

Image result for Cuộc sống chính là như vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thànhCon người càng được rèn luyện ở môi trường gian nan khắc nghiệt càng là những viên ngọc sáng chói. Nếu bạn đang gặp khó khăn chồng chất, đó là lúc bạn đang gần bước tới thành công rồi đó…

Đạo gia có câu: “Lỗ thủy điểm đậu hủ, nhất vật hàng nhất vật”, ý rằng nước muối sẽ khiến sữa đậu nành kết tủa tạo thành đậu hủ, một vật sẽ bị một vật khác khắc chế. Cũng tương tự như câu “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, chính là để chỉ về đạo lý tương sinh tương khắc.
Nói thí dụ như: Mèo thích ăn cá, nhưng đáng tiếc là mèo lại không biết bơi; cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Ông trời cho con người rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không để con người có thể đạt được một cách dễ dàng.
Trên thế gian này, không ai có thể thực sự giúp bạn được, ngoại trừ một người là chính bạn. Người khác giúp bạn, đó là tình cảm; nhưng không giúp bạn, thì đó vẫn là bổn phận của bạn.
Cũng giống như quả trứng gà, nếu bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.
Một nhà văn nổi tiếng người Pháp từng nói: “Khó khăn thử thách giống như một tảng đá, đối với những kẻ yếu đuối, đó là tảng đá ngáng đường khiến bạn khó lòng tiến về phía trước; nhưng đối với những người mạnh mẽ, đó lại là tảng đá lót chân khiến bạn đứng lên cao hơn”.
Có một đứa trẻ nhặt được một cái kén trên đồng cỏ. Vài hôm sau, trên kén xuất hiện vết nứt, bướm non bên trong giãy giụa một thời gian dài, hình như đã bị mắc kẹt trong kén, không thể nào ra được.
Image result for Giãy giụa đối với loài bướm chính là một quá trình cần thiết để trưởng thành
                Giãy giụa đối với loài bướm chính là một quá trình cần thiết để trưởng thành. (Ảnh: Lindacoral)
Đứa trẻ ngây thơ nhìn thấy con bướm giãy giụa đau đớn trong kén thì vô cùng xót xa, bèn lấy kéo cắt vỏ kén để giúp bướm bay ra. Tuy nhiên, vì không tự mình trải qua quá trình phá tổ kén để ra ngoài nên sau khi được đứa trẻ đưa ra, thân hình bướm trở nên nặng nề, đôi cánh khô héo và không thể nào bay được, chẳng bao lâu sau thì bướm chết. Và như vậy, những niềm vui đáng lẽ đang chờ đón nó ở phía trước cũng tan biến theo.
Kỳ thực, giãy giụa đối với loài bướm chính là một quá trình cần thiết để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.
Nếu bạn cũng hy vọng hóa thân thành bướm, vậy bạn nhất định phải chịu được quá trình giãy giụa thống khổ khi ở trong kén, vậy mới có thể tung cánh bay lên trời cao.
Đại bàng là loài chim săn mồi lớn, tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Nhưng đến tuổi 40 những con đại bàng phải đứng trước một thử thách đầy cam go. Mỏ và móng vuốt của chúng đã quá dài, quá yếu, không còn đủ sức giữ chặt con mồi. Bộ lông vũ của chúng cũng nặng nề hơn, khiến việc bay lượn càng khó khăn thêm.
Image result for Đại bàng muốn lột xác phải qua những thống khổ phi thường
                                  Đại bàng muốn lột xác phải qua những thống khổ phi thường. (Ảnh: Finandlife)
Lúc này để bắt đầu quá trình lột xác đau đớn của mình, đại bàng bay lên một mỏm núi, liên tục mổ vào đá cho đến khi chiếc mỏ rụng đi. Nó chờ một chiếc mỏ mới mọc ra rồi dùng chính chiếc mỏ ấy nhổ đi từng móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới đủ sắc bén, đại bàng lại tiếp tục nhổ bỏ sạch những sợi lông cũ đi.
Quá trình ấy kéo dài suốt 5 tháng, khẳng định là đầy đau đớn, thống khổ. Nhưng khi lông cánh mới đã mọc, đại bàng cũng hồi sinh chính mình. Nó sẽ tiếp tục bay lượn trong suốt 30 năm nữa để làm bá chủ tầng không. Điều có được từ sự thống khổ quả là phi thường.
Đến loài sâu, loài chim mà còn biết làm thế, huống chi con người vốn đầy đủ năng lực hơn lại không thể lấy khổ làm vui, trưởng thành từ lò lửa, bước qua gian khó mà tôi luyện chính mình? Loài chim phượng hoàng, trước khi chết đi đã tự cho cháy cả tổ và cả thân mình. Ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt, thiêu rụi tất cả ra tro. Nhưng chính từ trong đám tro tàn ấy, một con phượng hoàng mới lại sinh ra, như là sự hồi sinh của loài chim lửa.
Bạn có muốn làm một chú chim phượng hoàng như vậy không? Làm người, đừng chỉ biết ăn no chờ chết, đừng chỉ làm những việc tầm thường vô vị. Nhân khi còn trẻ hãy đi ra ngoài, tiếp nhận gian nan vất vả để tẩy tịnh thân mình, rèn luyện nhẫn nại để mở rộng nội tâm, theo đuổi ước mơ của mình, để rồi như đại bàng tung cánh.
Sưu tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Việc lớn muốn thành cần phải “bình tâm tĩnh khí”

Image result for Hình minh họa: Qua dyzdy.cn
Cuộc sống với sự cạnh tranh khốc liệt và vòng xoáy kim tiền ngày nay đã khiến con người trở nên phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, áp lực đè nặng lên thân thể, họ dễ dàng bực dọc, nóng nảy, gấp gáp, lo âu… Suy cho cùng, cũng bởi vì họ thiếu một phần tĩnh khí (sự bình tĩnh, sự tĩnh lặng).
Thầy giáo của hai vị Hoàng đế cuối đời nhà Thanh đã dạy bảo học trò của mình rằng: “Đối diện với mỗi việc lớn cần phải tĩnh khí”.
Ông cho rằng: Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn nhất định phải là người có “tĩnh khí”.
Thế nào được gọi là “tĩnh khí”? Binh gia có câu: “Vi tương chi đạo, đương tiên trì tâm. Thái sơn băng vu tiền nhi diện bất cải sắc, mi lộc hưng vu tả nhi mục bất thuấn, nhiên hậu khả dĩ chế lợi hại, khả dĩ đãi địch.” Ý nói, Đạo làm tướng, trước hết phải giữ được tâm, núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa bên cạnh thì mắt vẫn không liếc. Nói đơn giản hơn, “tĩnh khí” chính là có thể bảo trì tâm thái bình thản, bình tĩnh.
Trận chiến Phì Thủy là một trận chiến lừng danh trong lịch sử. Khi mà, quân Đông Tấn chưa đến 10 vạn binh sĩ phải chống cự lại 100 vạn binh sĩ dũng mãnh của quân Tiền Tần, tình thế không thể nói là không nguy kịch. Nhưng lúc này, chủ soái Tạ An không một chút hoang mang lo sợ, vẫn đang chơi cờ vây tại sở chỉ huy hậu phương.
Image result for Hình minh họa: Qua dyzdy.cn
Đến lúc quân tiền tuyến báo tin chiến thắng về, ông chỉ nhìn thoáng qua rồi lại tiếp tục chơi cờ. Người bên cạnh thực sự đã không thể nhịn được nữa, liền hỏi ông tình hình chiến sự ra sao. Lúc này, Tạ An mới nhẹ nhàng nói: “Bọn trẻ chúng đã đánh bại quân địch rồi”.
Vậy, “Tĩnh khí” của một người đến từ đâu? Nó không phải là sinh ra đã có, nó cũng không phải từ trên trời rơi xuống, nó đòi hỏi phải không ngừng rèn luyện và tích lũy mà thành.
Có một số người sở dĩ vừa gặp việc lớn lại rất hoảng sợ, đó là vì họ không đủ tự tin, cũng chính là không có năng lực và bản lĩnh kiểm soát, khống chế được việc lớn.
Tục ngữ có câu “Thủ trung hữu lương, tâm trung bất hoảng”, ý nói trong tay mà có lương thực rồi thì trong tâm sẽ không lo lắng. Sách của các bậc hiền nhân chính là món ăn tinh thần, thông qua đọc sách, chúng ta có thể hấp thụ kiến thức, trí tuệ của những người đi trước, nâng cao năng lực, vượt qua được hoang mang sợ hãi.
Vì vậy, càng là người học rộng, thông thái thì tầm nhìn của họ càng khoáng đạt, rộng lớn và suy nghĩ cũng càng thanh tĩnh hơn. Còn muốn thiện dưỡng chính khí thì hãy học lời răn của Gia Cát Lượng. Ông đã viết trong “giới tử thư” (thư dạy con): “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức, phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn. Phu học, tu tĩnh dã; tài, tu học dã. Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.” (Tạm dịch: Hành của người quân tử là tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chí không xa, phải tĩnh mới học được và muốn có tài phải học, không học thì không mở rộng được cái tài, không có chí thì học không thành.)
Tĩnh khí cần dựa vào sự hỗ trợ của chính khí, chỉ có chính khí trong thân mới có thể không màng danh lợi, không tham muốn, không tư lợi, mới có thể không bị vướng mắc phiền toái, không bị suy nghĩ “tiến hay thoái” quấy rầy và làm được “không quan tâm thiệt hơn”.
Tĩnh lặng mới có thể nhìn xa, bình tĩnh mới có thể tĩnh khí, tĩnh khí mới có thể làm được việc, làm được việc mới có thể thành công. Quá trình hàm dưỡng tĩnh khí chính là quá trình tìm lại sự cân bằng, kiến tạo một loại hài hòa và thành tựu nên một loại cảnh giới.
Có tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật.Có tĩnh khí mới có thể thực sự không màng danh lợi, tâm thái bình thản, thản nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ.
Có tĩnh khí mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, tâm đặt ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.
Có tĩnh khí mới dũng cảm trước bất kể danh lợi nào.
Dưỡng được tĩnh khí, thì khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được bình tĩnh, cử trọng nhược khinh (nâng vật nặng như nâng vật nhẹ).
Dưỡng được tĩnh khí chúng ta sẽ vô sự, bình thản và siêu việt chính mình, ngay thẳng, chính trực để xử thế.
Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng được xem là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông.
Image result for Hình minh họa: Qua dyzdy.cn
Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn là vì người khác đánh giá mà sống, luôn sống trong bị động. Nhưng cũng có người luôn tự đi con đường của mình, bình tĩnh trước lời chê bai, dè bỉu của người khác, người như vậy dễ thành công nhất.
Phàm là người có tĩnh khí khi đối mặt với việc lớn, lại càng phản ánh ra sự thâm thúy trong họ. Họ đối với việc lớn mà có thể “lấy tĩnh chế động” thì đối với việc nhỏ lại càng “cầm được thì cũng buông được”. Tĩnh khí quyết không phải là nhu nhược.
Tuy tĩnh khí nói ra thì dễ dàng nhưng làm được lại khó. Con người chứ đâu phải cỏ cây, cho nên ai mà có thể vô tình? Mỗi người, ai ai cũng đều có buồn vui, yêu ghét. Trong một hoàn cảnh nào đó, nhất định những cảm xúc sẽ bộc lộ ra, đây là bản sắc của con người. Tĩnh khí không thể cưỡng cầu, nó là định lực cần phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng mới thành, cho nên có cao có thấp, ở từng người là khác nhau. Xã hội hiện đại bất ổn, cạnh tranh gay gắt, đạo đức bại hoại khiến người ta không dễ nhận ra được, chỉ người “bình tâm tĩnh khí” mới nhận ra tốt xấu, đúng sai và chiến thắng được những cảm dỗ ấy.
Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter