001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Tại sao người thông minh dường như khó tìm thấy hạnh phúc?

Ai cũng mong muốn trở thành người thông minh giỏi giang. Tuy nhiên, thông minh đôi khi cũng tiềm ẩn những ‘rủi ro’ ngăn cản bạn tận hưởng hạnh phúc.

Có được người bạn đời yêu thương, chung thủy, một gia đình đầm ấm,  một sự nghiệp thành công có thể chưa đủ để giúp một người quá thông minh không cảm thấy buồn rầu hay bất mãn.

Dưới đây là sáu lý do tại sao những người được xem là thông minh sắc sảo lại thường để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay:

1. Họ là nạn nhân của chính mình vì nghĩ ngợi và tính toán quá nhiều.

Rất nhiều người có chỉ số thông minh cao có xu hướng suy nghĩ và phân tích quá kỹ lưỡng về mọi việc xảy ra xung quanh trong cuộc sống của họ và cả những vấn đề rất xa xôi. Suy nghĩ quá nhiều khiến chúng ta mệt mỏi, đặc biệt khi những phân tích của bạn đưa đến những kết luận tiêu cực gây nên sự bực bội hay lo lắng. Nó khiến đầu óc chúng ta thiếu tỉnh táo và bị cuốn theo dòng suy tư bất tận cho dù vấn đề có thực sự nghiêm trọng hay không.

Tư duy phân tích nhạy bén là điều đáng quý. Tuy nhiên, chúng ta không cần thiết phải bận tâm đến tất cả mọi việc và lan man với quá nhiều suy nghĩ vô ích. Những người giản đơn lại dễ có hạnh phúc vì họ nhìn mọi việc một cách hồn nhiên chứ không phức tạp hóa vấn đề. Nhiều người thông minh, và quá nhạy cảm, có khả năng nhìn thấu ‘tâm can’ kẻ khác dễ khiến họ phiền lòng. Thế giới bên ngoài đầy rẫy những đau khổ bất công, cộng thêm nội tâm trăn trở quá nhiều vấn đề, từ triết học đến vấn đề toàn cầu, ý nghĩa cuộc sống mà không có lời giải đáp khiến họ căng thẳng. Nếu học được cách buông xả mọi việc và nhìn cuộc sống dưới nhãn quan tích cực, bạn sẽ trở nên nhẹ nhõm, tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

2. Người thông minh thường cầu toàn và đặt ra tiêu chuẩn cao.

Người có chỉ số IQ cao luôn biết rõ mình muốn gì. Họ rất dễ thất vọng khi mọi việc không diễn ra như kỳ vọng, từ công việc cho đến các mối quan hệ hay bất cứ điều gì họ cho là quan trọng. Bởi vậy, họ khó hài lòng với cuộc sống.

Có một thực tế cuộc sống là chúng ta không thể đạt được tất cả những điều mình mong muốn. Nhưng điều này dường như không tồn tại trong tư duy của những bộ não thông minh, giỏi lý thuyết.

Họ quá cầu toàn và lý tưởng hóa mọi việc, do vậy, cảm thấy thất vọng tràn trề khi phải đối diện thực tế phũ phàng.

3. Người thông minh thường khắt khe với bản thân mình.

Một trong những lý do khiến họ không hạnh phúc là khuynh hướng quá khắt khe với bản thân, không chỉ trong phạm trù thành công hay thất bại mà đối với mọi vấn đề. Họ luôn cố gắng phân tích, so sánh mọi hành vi, thái độ của bản thân với những người giỏi nhất. Mặc dù chỉ là tự phát, nhưng thói quen này vô tình khiến họ hay tự oán trách mình.

Một sai lầm từ nhiều năm trước có thể đột nhiên ám ảnh và khiến họ dằn vặt và rối bời tâm trí. Rồi sau đó, họ có thể mất vui cả ngày hoặc trằn trọc suốt đêm. Những người được xem là thông minh hay hồi tưởng về những sai lầm trong quá khứ và cảm thấy tội lỗi hay bất mãn. Những cảm xúc tiêu cực đã tước đi những giây phút hạnh phúc trong cuộc sống của họ.

4. Họ nhắm tới những mục tiêu lớn.

Những người thông minh thường không hài lòng với những gì mình đang có. Sở hữu chỉ số IQ cao hơn người, họ có năng lực tưởng tượng những điều to tát. Họ luôn miệt mài tìm kiếm những mục tiêu lớn hơn, ý nghĩa hơn. Một số bị trí tưởng tượng cuốn đi quá xa khiến họ không biết tận hưởng được điều tốt lành giản dị trong cuộc sống. Một cuộc đời bình dị có vẻ quá tẻ nhạt và họ thích tìm kiếm những gì hoàn hảo khác thường, vốn không tồn tại trong thực tế.

Đôi khi họ thấy lạc lõng hay cảm giác như bị sinh nhầm thời đại. Họ không chấp nhận thế giới đang sống, mặc dù có thể rất thông minh nhưng lại không đủ trí tuệ để tìm ra một con đường hay một giải pháp rốt ráo, vì vậy mà họ cứ mãi loay hoay trong thế giới của riêng mình, hoài nghi và lo âu.

5. Họ thiếu bạn tâm giao và người thấu hiểu mình.

Những kẻ thông minh khó tìm thấy người thấu hiểu mình. Khi được ở bên cạnh những người hiểu mình thì quá nửa căng thẳng của cuộc sống đã được giải tỏa. Thật không gì dễ chịu hơn việc có một người đồng cảm có thể trò chuyện, chia sẻ nhân sinh quan và thế giới quan của mình. Đó là lý do tại sao nhiều người thông minh hay cảm thấy cô đơn và bị hiểu lầm.

Khoa học đã chứng minh rằng, để cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, những người thông minh xuất chúng không cần giao lưu xã hội nhiều như những người có chỉ số IQ bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn cần gặp gỡ, tương tác và sẻ chia với mọi người. Họ thích nói chuyện về những đề tài ý nghĩa sâu sắc hơn là những chuyện thông thường như đồ ăn, thời tiết hay kế hoạch vui chơi cuối tuần. Nhưng sự thật là khó để tìm được người đồng cảm hứng thú đàm luận về những vấn đề triết lý uyên thâm.

6. Người thông minh dễ gặp vấn đề rối loạn tâm lý.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa một bộ não rất thông minh với những rối loạn tâm lý như rối loạn lưỡng cực hay hội chứng sợ xã hội.

Tất nhiên, còn nhiều điều bí ấn về bộ não con người mà khoa học vẫn đang khám phá. Và không phải tất cả những người thông minh xuất chúng đều gặp vấn đề tâm lý. Nhưng nói chung, những người thông minh dễ bị căng thẳng và trầm cảm, xuất phát từ thói quen suy nghĩ quá mức. Họ đặt ra các câu hỏi về sự sống và cái chết, về sự tồn tại của mình trên cõi đời này và ý nghĩa cuộc sống. Nếu chưa có đủ trí tuệ, trải nghiệm, và định hướng đúng đắn, họ dễ hoang mang và hay buồn bã vô cớ.

Ai cũng kiếm tìm hạnh phúc nhưng không phải tất cả mọi người đều được trải nghiệm món quà quý giá này. Thông minh, uyên bác mà thiếu tỉnh thức có thể trở thành rào cản hạnh phúc. Đừng để mình rơi vào cái bẫy này. Trí nhân từng dạy ‘Khả năng quan sát mà không đánh giá hay phán xét mới là đỉnh cao của sự thông minh’.

Cân bằng nội tâm, tỉnh giác để làm chủ cảm xúc và sống hài hòa với thế giới bên ngoài là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc bình an.
Sưu tầm

Bạn đang tìm hạnh phúc ở nơi nào xa vậy?

Sống ở đời ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có, quan trọng nhất là bạn đối đãi nó ra sao. Phiền não ở ngay đó, nhưng nếu ta không tự tay nhặt lên thì đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Buồn phiền, sầu não trong đời ai chẳng từng trải qua? Mỗi ngày đi qua có biết bao phiền não lưu lại trong lòng, chuyện hôm qua như nước chảy về đông không sao giữ lại được. Làm thế nào để tìm được khoảnh khắc bình yên giữa muôn trùng đêm đen giông tố?

Cuộc sống vội vã, kiếp người bé mọn, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả chia ly. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai.

Có nhiều người cứ mãi ngập chìm buồn phiền trong vài chuyện nhỏ, thực là quá hoang phí thời gian sống của đời người. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc mình điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

Cứ mãi muộn phiền là vì tâm chẳng chịu buông

Khi bạn buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc quá khứ của người khác, không giữ mãi trong lòng hận thù với người khác, tự khắc bạn sẽ thấy cuộc đời sao mà an yên, bình lặng đến vậy!

Khi bạn gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Khi bạn bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn mình, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải khờ khạo một chút.

Khi bạn cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, bạn sẽ không buồn nữa. Đồng hồ cát kia đâu có lúc nào ngừng rơi, thời gian vô tình chẳng biết chờ ai.

Khi bạn tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không? Ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt bản thân, biết cách tiêu tiền là được rồi.

Khi bạn muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này đều là tay trắng, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, không chịu nhường một bước? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi!

Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có nước để uống, có sách để xem, có việc để làm, có đường để đi, có người làm bạn là tốt nhất!

Sống vui vẻ thực ra không khó, hãy bỏ hết toan tính quyền cao chức trọng. Sau này già rồi, ai còn để ý chiếc mũ quan trên đầu bạn to bao nhiêu nữa đây?

Sống vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý bạn là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là bạn không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Tài sản quý giá nhất là sức khỏe

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa. Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ đều chỉ là một đống rác mà thôi.

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người lại phải sống mỏi mệt như vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lí cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá 1 triệu, tờ phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một chiếc xe giá 1 tỷ, hóa đơn có thể chứng minh. Một căn nhà giá 3 tỷ, hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh. Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn.

Vì vậy cũng đừng mang máy tính ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này bạn nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh. Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh.
Sưu tầm

Lời khuyên về một kinh nghiệm sống

Gurdjieff là một nhà huyền môn xuất chúng. Khi bà của ông ấy đang trên giường chờ chết ông ấy đã hỏi bà ấy, “Bà có kinh nghiệm sống nào và kết luận nào mà bà coi là đáng truyền cho cháu không?”

Thế rồi bà của ông ấy nói một điều rất lạ với ông ấy. Bà nói, “Nếu cháu có thể nhớ được một điều trong suốt cuộc đời cháu điều đó sẽ có tác dụng. Đó là: đừng bao giờ làm bất kì cái gì như người khác làm nó - đừng bao giờ làm bất kì việc gì như người khác làm nó, bao giờ cũng cố làm nó theo cách khác.” Gurdjieff sau đó đã phát triển cả một triết lí xoay quanh điều này và đã phát biểu “luật của cái ngược lại” - bao giờ cũng làm những việc khác với người khác.

Gurdjieff đã làm nỗ lực lớn để áp dụng lời khuyên này và một con người duy nhất đã được sinh ra trong ông ấy, bởi vì không làm bất kì điều gì như người khác làm đem lại vô vàn kết quả. Kết quả đầu tiên là ở chỗ, vì bản ngã của người ta chỉ được nuôi dưỡng khi người ta làm mọi việc theo cách người khác làm chúng, một cách tự nhiên sẽ không có gì nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn. Ngược lại, mọi người sẽ cười bạn.

Gurdjieff đã nói, “Bà tôi đã bảo tôi, ‘Bà gần chết rồi và bà sẽ không bao giờ biết được liệu cháu có theo lời khuyên của bà hay không. Cho nên cháu làm thử cho bà xem trước khi bà chết.’ Và quả táo có đó ngay gần giường bà; bà đưa quả táo đó cho tôi và bảo tôi ăn nó, nhưng phải chắc rằng tôi không ăn nó theo cách như mọi người vẫn làm.”

Đứa trẻ Gurdjieff này phải đã thấy bản thân mình trong khó khăn lớn: phải làm gì? Nhưng trẻ con đầy sáng tạo. Nếu bố mẹ không giết chết tính sáng tạo của chúng hoàn toàn, sẽ có nhiều nhà phát minh trên thế giới. Nhưng phát minh dường như nguy hiểm, bởi vì bất kì cái gì mới đều đem đến không dễ chịu.

Gurdjieff cầm lấy quả táo và đưa nó lên gần tai, trước hết cậu cố gắng nghe nó, rồi đưa nó lại gần mắt để nhìn, cậu hôn nó và chạm vào nó bằng đôi mắt nhắm kín, rồi nhảy múa trong khi vẫn giữ quả táo trong tay, nhảy nhót và chạy, và rồi cậu ăn quả táo. Bà của cậu nói, “Bà hài lòng lắm.”

“Sau đó,” Gurdjieff nói, “điều này trở thành một nguyên tắc trong đời tôi - không làm bất kì điều gì theo cách như người khác làm mà đem cái độc đáo nào đó của riêng tôi vào nó.” Mọi người hay cười ông ấy và gọi ông ấy là điên. Họ sẽ nói, “Không biết loại người gì thế này? Ông ta làm gì đây - nghe quả táo bằng tai sao?”

Gurdjieff nói, “Tôi đã không nhận ra điều đó đâu, nhưng kết quả khác là ở chỗ tôi không còn lo nghĩ về người khác nữa. Điều người khác nói hay ý kiến của họ về tôi thế nào, hay họ nghĩ gì về tôi - mối bận tâm này đơn giản bị vứt bỏ. Tôi trở thành một mình, tuyệt đối một mình trên thế gian này. Bởi điều này,” Gurdjieff viết thêm, “tôi đã không phải trải qua đau khổ mà mọi người khác trải qua. Không trung tâm giả nào đã bao giờ được tạo ra trong tôi và tôi chưa bao giờ phải làm nỗ lực nào để phá huỷ bản ngã của mình. Nó chưa bao giờ hình thành ngay chỗ đầu tiên.”

Cái gì cần được làm? Vứt bỏ bận tâm về người khác!
Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter