001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Cảnh giới tâm hồn mới là thứ quyết định nhân cách và thành bại của đời người

 Người ta thường hay dùng chức vị và tài năng để đánh giá thứ bậc của người đàn ông, dùng dung mạo và khí chất để đánh giá thứ bậc của người phụ nữ, nhưng rất ít người đánh giá thứ bậc của tâm hồn.

Tâm hồn có thứ bậc, hơn nữa thứ bậc của nó lại quyết định nhân cách, và thành bại cả đời của một người.

Điều gì đánh giá thứ bậc tâm hồn của đời người? (Ảnh: Pinterest)

1. Cảnh giới cao nhất của tâm hồn là lòng kính sợ

Tương tự như tín ngưỡng và tôn giáo, sự thành kính đó dù có phong ba bão táp cũng không lay động được. Thương gia coi trọng thành tín, bạn bè coi trọng thành tâm, đôi lứa coi trọng thành ý, vì sao lại như vậy?

Nếu như mỗi người đối với các quy tắc, điều luật, luân lý đều có sự kính sợ, trong thương trường xem trọng chữ tín, trong quan trường xem trọng sự công bằng, trong tập thể xem trọng sự quan tâm, trong tình cảm xem trọng thủy chung, như vậy thì thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao.

Nếu một người đàn ông có tâm kính sợ, thế thì anh ta nhất định là “cực phẩm” (tốt nhất), sự nghiệp nhất định sẽ thuận lợi, có một tình yêu viên mãn, vợ hiền con ngoan, giao thiệp rộng rãi.

Còn nếu một người phụ nữ có tâm kính sợ, thế thì đương nhiên người phụ nữ đó cũng là “cực phẩm”, tài nghệ song toàn, khí chất phi phàm, giàu lòng nhân ái, thật là hiếm có trên đời.

2. Cảnh giới thứ hai của tâm hồn là lòng từ bi

Có người nói, sự tiến bộ của xã hội được quyết định bởi sự đề cao của lòng từ bi, điều này thật rất có lý. Mỗi một xã hội đều có kẻ yếu người mạnh, từ xa xưa vốn là kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, thời đại tiến bộ cho đến ngày nay vẫn là cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt tôm con. Nhưng kẻ mạnh thật sự là người mạnh mẽ trong tâm hồn, là người có tấm lòng độ lượng như biển chứa trăm sông, là khí chất cương trực như núi cao sừng sững.

Mỗi người ngay từ cái ngày cất tiếng khóc chào đời, đã định sẵn lối đi của riêng mình, có con đường rất dài, có con đường rất ngắn, có người thành công, có người lại thất bại, cũng có người cứ xoay vòng giữa thất bại và thành công đến trăm lần.

Bất kể là con đường nào, cuối cùng đều sẽ trở về hư vô. Giá trị của sinh mệnh chính là được người khác cần đến, cũng giống như giá trị của đồng tiền là được người khác sử dụng.

Con người ta cần phải có lòng từ bi, trong tình huống đủ sức cáng đáng có thể làm nhiều việc cho người khác, dù đó là chuyện vặt vãnh không đáng kể, cũng đều thể hiện giá trị của sinh mệnh.

Người đàn ông có lòng từ bi sẽ là hàng “thượng phẩm”, nhất định anh ta có tâm địa lương thiện, giàu lòng nhân hậu, khiêm nhường trong mọi việc, có phong thái của giới thượng lưu; người phụ nữ có lòng từ bi cũng là “thượng phẩm”, nhất định là người có tri thức hiểu lễ nghĩa, thông minh hiền thục, có phong thái của thục nữ.

3. Cảnh giới thứ ba của tâm hồn là lòng biết ơn

Phẩm cấp tâm hồn chính là thứ quyết định nhân cách và thành bại của đời người - ảnh 2
Con cái cần phải biết ơn cha mẹ. (Ảnh: tumblr)

Trước kia có đọc được một mẩu tin, viết về một cụ già kiện 7 người con không làm tròn trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Sau khi xem xong không khỏi đau lòng, và những vụ việc tương tự như vậy đâu đâu cũng có.

Một người mà ngay đến cả cha mẹ mình cũng không có lòng biết ơn, thì người đó có thể cống hiến được gì cho xã hội?

Cha mẹ cho chúng ta sinh mệnh, dành trọn tình yêu, mang cho chúng ta cả một bầu trời, ta nỡ lòng nào khiến nước mắt tang thương trong lòng họ chảy dài?

Người không yêu thương cha mẹ của mình mà đi yêu thương người khác là trái với đạo đức, người không kính trọng cha mẹ mình mà đi kính trọng người khác là trái với lễ nghĩa, lòng biết ơn bắt nguồn từ chữ “Hiếu”.

Người đàn ông có lòng biết ơn là hàng “thành phẩm”, là người bạn đời có tinh thần trách nhiệm đáng để tin cậy, là người đàn ông đáng để dựa vào; người phụ nữ có lòng biết ơn cũng là “thành phẩm”, nhất định là người phụ nữ cần cù cầu tiến, biết yêu thương gia đình chăm sóc con cái.

4. Cảnh giới thứ tư trong tâm hồn là lòng khoan dung

Khoan dung với người khác, khoan dung với chính mình, nước không phải ở độ sâu, mà dung nạp thêm mới trở nên lớn mạnh.

Mỗi người đều không thể sóng yên biển lặng mà đi hết cả cuộc đời, nhất định sẽ gặp phải chông gai và sóng gió, những người và sự việc đã qua quả thật khiến chúng ta chua xót.

Hãy khoan dung với họ, khoan dung với người khác chính là đối đãi tốt với chính mình, bởi cứ mãi canh cánh trong lòng chỉ càng khiến chúng ta thêm tổn thương.

Trong quá trình trưởng thành vì còn non nớt nên chúng ta hay mắc sai lầm, có những việc vẫn có thể cứu vãn, có những việc không thể nào bù đắp được nữa.

Hãy khoan dung cho quá khứ của chúng ta, bởi khoan dung cho quá khứ chính là đối tốt với tương lai của mình, xem những trải nghiệm trong quá khứ là món quà của sinh mệnh, thì cuộc sống trong tương lai mới có thể mang thêm nhiều sắc màu.

Lẽ nào không phải sao?

Tại sao cứ phải đợi đến ngày cuối cùng của cuộc đời mới biết được sinh mệnh đáng quý như thế nào? Có thể sống được bình an là mãn nguyện rồi!

Tâm hồn có thứ bậc, thứ bậc của tâm hồn quyết định nhân cách, phẩm cách, và vận mệnh cả đời người.

Sưu tầm


Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter