001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Tiêu chuẩn của người quân tử: “Tam lập, tứ bất và tam giới”

Kết quả hình ảnh cho quan tửNgười quân tử, trong lòng thường mang chí lớn, sống giữa thế gian ô trược mà vẫn giữ được phẩm chất thanh cao, đáng để con người muôn đời sau noi bước.

Cổ nhân nói quân tử cần có tam lâp: Lập đức, lập công, lập ngôn. Trong đó nếu đời người là một cái cây, thì lập đức chính là thân cây, lập công là hoa quả, và lập ngôn là hạt.
Lập đức: Chính là có sự tu dưỡng đạo đức tốt, ý thức cao. Đây là những điều cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu ví đời người giống như cái cái cây, vậy thì lập đức chính là thân của cái cây. “Lập đức” xuyên qua toàn bộ quá trình của cuộc đời. Phải kiên định học tập và tu dưỡng, thì mới có thể “lập đức”.
Lập công: Chính là phải dùng từng công việc cụ thể một để làm phong phú cho cuộc đời của mình. Nếu cuộc đời là một cái cây, thì lập công chính là hoa và quả của cây. Cây có hương hoa thơm ngát, trái nặng trĩu cành thì cuộc sống mới sinh động và thú vị.
Lập ngôn: Chính là phải dùng thành quả tư tưởng của chính chúng ta để giao lưu với thế giới này, làm phong phú cho kho tàng văn minh của nhân loại chúng ta. “Văn chương thiên cổ sự”, truyền thừa tư tưởng phải dựa vào văn chương. Nếu cuộc đời là một cái cây, vậy “lập ngôn” giống như là hạt của cái cây.
Quân tử có tứ bất
Thứ nhất: Quân tử động tâm hữu đạo, không mù quáng
Một người quân tử nói chuyện nhất định phải có đạo lý, họ luôn coi trọng lễ nghĩa, cẩn trọng trong mọi lời nói việc làm của mình. Làm việc thì nhất định phải có dụng ý, không hành động một cách tùy tiện, đây chính là động tâm hữu đạo.
Thứ hai: Quân tử không nói lời uổng phí, lời nói nhất định phải có lý
Quần tử không nói lời thị phị, không đồn đại, luôn biết giữ miệng, không nói suông, không nói lời không huyền hoặc, nhưng khi cần phải nói thì họ nhất định sẽ nói. Toàn bộ ngôn từ của quân tử đều có ý nghĩa, có từ bi, có chính nghĩa. Vì thế quân tử không chỉ là sử dụng ngôn ngữ, mà là phải nói lời có lý.
Thứ ba: Quân tử không tùy tiện cầu, cầu nhất định phải có nghĩa
Quân tử coi trọng thanh danh, luôn biết tiết chế dục vọng, sẽ không vì tham lam mà giành giật, đòi hỏi quá đáng, thứ không thuộc về mình thì nhất định sẽ không vọng tưởng truy cầu, lại càng không thể thấy người gặp nguy nan mà thừa cơ hãm hại, mưu cầu lợi ích cá nhân. Quân tử một khi đã cầu, thì nhất định là vì quốc gia, vì xã hội, vì chính nghĩa, cầu lợi cho dân.
Thứ tư: Quân tử không hư hành, đã hành thì phải chính
Nếu là một quân tử, thì nhất ngôn nhất hành, đều không thể tùy tiện, bất kỳ chuyện gì cũng phải cân suy xét kỹ lưỡng: Việc này có gì hại đến người khác không? Việc này có bất lợi cho người khác không? Sau khi suy xét kỹ lưỡng mới hành động. Hành động của quân tử là phải nhất định phù hợp với chính đạo.
Trong Phật giáo có nói, một người tu hành, thì ngôn hành nhất định phải phù hợp với “Bát chính đạo”, Bát chính đạo chính là cần phải nói lời chân thật, khởi niệm chính trực, lời nói chính trực, làm việc chính trực, tu hành chính trực, v.v. Nếu có thể lấy bát chính đạo làm nguyên tắc sống, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử, thì nhất định sẽ không phạm sai lầm.
Kết quả hình ảnh cho quan tử
Quân tử có tam giới
Quân tử có 3 điều giới quy: Thiếu niên giới mỹ sắc; tráng niên giới ẩu đấu; lão niên giới ham muốn. Câu này chỉ ra rõ ràng rằng chúng ta phải dựa vào các thời kỳ đặc điểm thể chất khác nhau để tu dưỡng, ở những độ tuổi khác nhau, thì đặc điểm sinh lý, tâm lý cũng khác nhau, nên phương pháp tu dưỡng cũng khác biệt.
Thời thiếu niên do chưa thực sự trưởng thành, nên không thể kết hôn sớm, thì không được chìm sâu vào ái tình nam nữ. Trung y xưa nay vẫn luôn phản đối ham sắc túng dục, chủ trương tiết dục dưỡng tinh, tàng tinh để được thân thể khỏe mạnh. Vì thế “giới sắc”, đối với “thiếu niên khí vẫn chưa được kiện toàn” là việc làm mang lại lợi ích rất lớn.
Thời trung niên, là tuổi khí sung mãn, hiếu thắng thiện đấu, vì thế nên phải “giới đấu”, bình tâm dưỡng khí, hài hòa khoan dung.
Thời lão niên, thể lực đã suy yếu, không nên lại khổ tâm lao trí theo đuổi tiền tài, công danh, địa vị. Nếu tham lam vô độ, vắt óc tìm mưu nghĩ kế để mưu cầu lợi tích, thì nguyên khí sẽ bị tổn thương nặng nề, chắc chắn sẽ hao thân giảm thọ. Vì thế lão niên nhất định phải “giới ham muốn”.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter