001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Câu hỏi của Đức Phật: “Một hòn đá ném xuống sông thì nổi hay chìm?
đá nổi hay chìm, thiện duyên, hòn đá sang sông, câu hỏi của đức phật,

“Một hòn đá ném xuống sông thì nổi hay chìm?”. Từ một câu hỏi đơn giản, Đức Phật đã giảng cho chúng đệ tử những lời dạy vô cùng ý nghĩa về mối thiện duyên.

Thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế. Một hôm Ngài cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Đức Phật cúi xuống nhặt một hòn đá khá to lên rồi quay lại hỏi các đệ tử:
“Các con hãy trả lời ta, hòn đá này ném xuống sông thì nổi hay chìm?”.
Vừa nói dứt lời thì Đưc Phật ném hòn đá xuống sông. Đương nhiên hòn đá đã bị chìm mất. Chúng đệ tử không hiểu ý thầy hỏi là thế nào, thầm nghĩ: “Đá ném xuống nước tất nhiên phải chìm rồi”.
Họ đồng thanh thưa: “Thưa Thế Tôn, đá chìm ạ”.
Đức Phật thở dài nói: “Ài! Hòn đá này thật là vô duyên”.
Nghe thầy than thở, đệ tử càng ngơ ngác suy nghĩ: “Đá ném xuống nước phải chìm, đấy là lẽ tự nhiên. Sao lại có hòn đá vô duyên hay hòn đá có duyên chứ?”.
Đức Phật chậm rãi nói: “Có hòn đá vuông mỗi chiều 3 thước, đặt xuống nước không những không chìm mà nó còn qua được bên kia khô ráo. Các ngươi có thể nói cho ta biết vì sao không?”.
Các đệ tử suy nghĩ một hồi lâu vẫn không tìm ra lời giải đáp, xin thầy giảng giải.
Đức Phật trả lời:
“Đơn giản quá, chẳng qua hòn đá ấy có thiện duyên. Đó là nhờ cái thuyền, đá đặt trong thuyền chở qua sông, rõ ràng không chìm mà cũng không ướt.
Con người ta cũng như vậy thôi, nếu ai gặp thiện duyên thì mọi việc tốt đẹp, sẽ trở thành người tốt. Nếu không sẽ chẳng làm nên trò trống gì, trở thành kẻ ác. Vậy nên con người ta sinh ra trên đời phải chọn thầy tốt mà học, chọn bạn tốt mà chơi, chọn điều tốt mà theo. Đấy chính là thiện duyên của con người vậy”.
Chúng đệ tử nghe Đức Phật giảng nói mới hiểu rõ đạo lý làm người nên ai nấy vui mừng khôn tả.
đá nổi hay chìm, thiện duyên, hòn đá sang sông, câu hỏi của đức phật,
Hãy trân quý những mối thiện duyên trong cuộc sống này.
Khi rơi xuống dòng sông, hòn đá chỉ có thể chìm, cho dù nó chỉ nhỏ bằng một hạt sỏi. Tuy nhiên, dẫu là một tảng đá to lớn, thì nó vẫn có thể sang sông khô ráo nếu được ai đó đặt lên một chiếc thuyền.
Và điều đó là nhờ mối thiện duyên giữa hòn đá và chiếc thuyền cũng như với con người đặt nó lên chiếc thuyền kia. Có thể thấy, mối thiện duyên ấy đã làm nên những điều tưởng chừng không thể.
Trong lịch sử nhân loại, không thiếu các bậc vĩ nhân anh hùng khi chưa gặp thời, họ chỉ biết lui về ở ẩn, ngao du sơn thủy… cho đến ngày gặp được minh chủ, chính là gặp được thiện duyên của mình. Lúc đó họ như rồng gặp mây, thỏa chí mang tài mang đức ra giúp ích cho muôn dân muôn họ. Bởi vậy, có thể nói sự tỏa sáng tài năng của một người chính là kết quả của những mối lương duyên đã được an bài.
Vì thế nếu chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp, đạt một sự thành công nào đó, hãy hiểu rằng đó là nhờ những “thiện duyên” mà Thượng Đế đã ban tặng. Tư duy này không hề làm giảm bớt giá trị tự thân hay không thừa nhận những nỗ lực, cố gắng của con người, nó chỉ giúp chúng ta càng nhận thức đúng đắn, viên mãn hơn về nhân sinh.
Những “thiện duyên”, đó chính là chân lý, công bằng, là đạo đức nhân văn… của con người. Vậy nên, nếu có thể tìm gặp được những điều đó trong bạn bè tốt, trong những người hướng dẫn nhiệt tâm, hay trong một cuốn sách quý… thì cũng chính là chúng ta đã gặp được “thiện duyên” của mình vậy!
Và hơn hết, trong cuộc sống này, mỗi chúng ta hãy kết càng nhiều thiện duyên, và thực sự trân quý những mối thiện duyên này.
(Sưu tầm)

Cuộc sống vốn dĩ đã khó, hiểu được cuộc sống lại càng khó hơn

tình cảm, duyên phận, cuoc song,

Cuộc sống có một số sự việc, đã biết là không có kết quả, nhưng lại vẫn không thể dứt khoát; có một vài tình cảm, đã biết là không có duyên phận, nhưng lại vẫn cứ dính mắc không thể buông bỏ được. Hiểu được cuộc sống này thật chẳng hề dễ dàng!

Trong sinh mệnh, có lẽ có một loại tình cảm mà điều được quan tâm vốn không phải là kết quả; có lẽ, trong tâm hồn có một loại ủi an mà điều khao khát chính là quá trình.
Chúng ta thường xem nặng vào kết quả, mà không để mắt đến quá trình, mỗi lần hân hoan với kết quả, lại lãng quên thực tiễn đã trải nghiệm qua.
Cuộc sống chính là một quá trình, đau khổ qua đi, ngọt ngào qua đi, tình yêu qua đi, oán hận qua đi, thật ra, cũng là kết quả.
Có những niềm vui, người khác chưa hẳn đã có thể lý giải; có một số nỗi buồn, người khác chưa hẳn đã có thể cảm nhận.
Vui mừng cũng vậy, đau khổ cũng vậy, đều là một loại cảm nhận của riêng ta, vui mừng là chuyện của bản thân, đau buồn cũng là chuyện của bản thân, người ngoài không thể nào hiểu rõ được, rất khó cảm nhận được.
Đau khổ rồi, bản thân hãy tự mình trị liệu, tổn thương rồi, bản thân hãy tự mình phục hồi, đừng trông chờ người khác dành sự quan tâm lớn nhất cho bạn, ai cũng có chuyện của riêng mình. Vậy nên khi vui, hãy lặng lẽ mỉm cười, đau khổ rồi, hãy âm thầm cố gắng, cuộc sống chính là như vậy.
Cuộc đời là một quá trình đan xen giữa hân hoan và đau khổ
tình cảm, duyên phận, cuoc song,
Đời người, không thể tránh khỏi gặp phải thương tâm, khuấy động tâm can, khiến chúng ta nhiều lúc đau khổ không thiết sống, cảm thán cuộc đời sao lại tuyệt tình như vậy, tàn nhẫn như vậy. Thật ra, cấu thành của sinh mệnh, ngoài nỗi đau khổ còn có những niềm hân hoan.
Hân hoan vẫn luôn ở trong tâm chúng ta, chỉ là chúng ta không thường sử dụng, vậy nên chỉ cảm thấy cuộc đời đau thương gấp bội. Nhưng nếu ta nhìn thử về đoạn đường đã đi qua, nếu không có chút niềm vui thì chúng ta làm sao có thể đi được đến hôm nay?
Cuộc sống chính là một loại cảm thông, một loại thấu hiểu
Biết cảm thông, biết lý giải, biết khoan dung, ngày tháng sẽ ấm áp bình yên. Trên con đường nhân sinh, nếu như thiếu cảm thông, không thể lý giải, không có khiêm nhường, ngày tháng của ta sẽ rất khó có được tâm trạng bình an.
Rất nhiều phiền não trong cuộc sống đều là bắt nguồn bởi chúng ta không thể cảm thông, quá lưu tâm đến ý kiến của bản thân mình, không chịu hiểu nhau, không  nhường nhịn nhau, tổn thương tâm hồn của nhau.
Đời người, cảm thông cho nhau là điều rất khó, suy nghĩ cho nhau cũng là chuyện không dễ dàng, cuộc sống, tốt nhất là biết cảm thông cho nhau.
Thời gian dần dần trôi đi, chúng ta cũng đã không còn trẻ nữa; năm tháng nhẹ nhàng qua đi, chúng ta cũng đã không còn cứng đầu được nữa.
Trong cuộc sống, đã từng có những điều tiếc nuối, đã từng có chuyện sai lầm; trong chốn thị phi, ta đã từng tổn thương, đã từng đau lòng; trong trắc trở gian nan, ta đã từng vui cười, đã từng hạnh phúc.
Hết thảy của cuộc đời, đối với chúng ta đều là chân thật, đừng vì sự đời mà đánh mất lương tri, đừng bởi cảnh túng quẫn nghèo hèn mà mất đi thiện niệm.
Sinh mệnh, không vì già yếu mà vô tình
Trong cuộc sống, những người hiểu bạn, đều có thể ủng hộ bạn; còn những kẻ hiểu lầm bạn, vẫn sẽ hoài nghi bạn.
Sống trong xã hội phức tạp này, đối diện với các loại quan hệ muôn hình muôn vẻ, có những lúc, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, cũng rất bất lực.
tình cảm, duyên phận, cuoc song,
Nghĩ lại, cuộc sống chính là như vậy, hiểu lầm vẫn luôn là điều không thể tránh khỏi, ai cũng đều có thể sẽ bị hiểu lầm. Những lúc tủi thân, hãy nói với bản thân mình, người ta hiểu mình là điều tốt, còn nếu không hiểu cũng không cần phải đau buồn, tận tâm tận tình, làm tốt những việc của bản thân, vậy là tốt rồi.
Không kể đắc ý, hay là thất ý, chúng ta đều nên cảm ơn cuộc sống, là cuộc sống đã để cho chúng ta biết được rất nhiều điều, hiểu được rất nhiều điều. Rất nhiều tiến lùi lên xuống trong đời người, cuộc sống đều sẽ cho bạn một số gợi ý.
Chỉ là những lúc đắc ý, bạn không để ý tới mà thôi, khi mất đi, không lòng dạ nào để suy xét cân nhắc, trong năm tháng cứ luôn bị dòng đời xổ đẩy, đã đánh mất biết bao cơ hội, đến lúc ta ngoảnh đầu nhìn lại, năm tháng đã qua, tuổi trẻ cũng đã không còn, điều còn đọng lại, chỉ là một số cảm xúc.
Cuộc sống đã khó, hiểu được cuộc sống lại càng khó hơn
Trong dòng sông dài của sinh mệnh, luôn có một số sự tình khiến ta động tâm, cũng luôn có một số sự tình khiến lòng ta chua xót.
Chỉ là, năm tháng qua đi, những điều này đều đã là quá khứ, không ảnh hưởng được chúng ta bao nhiêu.
Nhưng đôi khi nghĩ lại, nhớ lại những chuyện chua xót hoặc động tâm kia, lặng lẽ cảm thấy rất nhiều thứ lại tràn về hiện thực.
Có lẽ, chúng ta sẽ từ xa nhìn về nơi đã từng dừng chân.
Có lẽ, chúng ta sẽ nghĩ đến một số cảnh vật lúc đó, nhưng chỉ là nghĩ thôi, sẽ không động tâm nữa.
Có một số người, dù bạn có nhớ nghĩ nhiều hơn, cuối cùng cũng sẽ rời đi. Có một số tình cảm, dẫu bạn có hoài niệm mãi, cuối cùng cũng sẽ mất.
Gặp nhau là một loại duyên phận, bên nhau là một dạng tình cảm
Không kể là duyên sâu hay duyên cạn, gặp nhau đã là điều may mắn. Không kể tình cảm mờ nhạt hay sâu đậm, bên nhau chính là một loại phúc phận.
Dù cho không có duyên, cũng sẽ chúc phúc, dù rằng không có kết quả, cũng sẽ hoài niệm, điều quan trọng không phải là kết quả, mà là quá trình bên nhau, có cảm tình ở trong tâm.
Trong cuộc sống, thường có những tình huống như vậy, có một số sự việc muốn giữ lại, nhưng giữ không được, có một số chuyện, ta muốn tránh đi, nhưng lại tránh không được. Đời người chính là như vậy.
Những thứ ta hy vọng, thường không có được; những điều ta thất vọng, thường vẫn luôn gặp phải. Thế là, chúng ta thất vọng, buồn rầu, đau khổ, cảm thán cuộc sống sao lại nhiều trắc trở như vậy, số phận sao lại bất công như vậy.
Nếu như nghĩ kỹ thì đừng thất vọng, những gì không ở lại, vốn không phải là về sau cũng không gặp được.
Có những lúc, mất đi hay gặp gỡ đều là một loại cơ duyên, cuộc sống chính là cần phải buông bỏ và nghĩ thoáng.
(Sưu tầm)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Người hay nóng giận chẳng khác nào con tằm nhả tơ tự trói buộc mình

Văn báng nhi nộ, tuy xảo tâm lực biện, như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ, nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã.
(Nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích.)
Kết quả hình ảnh cho nóng giậnSự việc này, chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay gặp phải, bản thân chúng ta phải đề cao cảnh giác, ngàn vạn lần không được để hoàn cảnh xoay chuyển, như vậy thì tổn thất của chúng ta quá lớn rồi. Một lần nổi sân hận, bất luận thời gian dài hay ngắn, tức là nói chỉ một giây đồng hồ ngắn ngủi như thế, đã làm tổn hại trên sinh lí, trên tâm lí của chúng ta, cần phải mất thời gian ba ngày mới có thể phục hồi lại tâm thanh tịnh. Chư vị nghĩ thử xem, nếu như mỗi ngày đều phát nộ khí, đối với sức khỏe của bạn có tổn hại quá lớn rồi, điều này thật không đáng chút nào.
“Văn báng” người khác hủy báng chúng ta, đây là điều không thể tránh miễn được, chúng ta cùng mọi người qua lại với nhau, thực tại không cách gì khiến cho tất cả đại chúng đối với ngôn ngữ, hành vi của chúng ta cảm thấy mãn ý. Không chỉ có phàm phu chúng ta làm không được, mà ngay cả Thích Ca Mâu Ni Phật cũng làm không được. Phật lúc còn tại thế, thường hay có người tìm đến Ngài gây sự, hủy báng, vũ nhục, thậm chí là hãm hại Ngài; như có Đề Bà Đạt Đa, trong nội bộ tăng đoàn có 6 chúng tỳ kheo đến gây phiền não, bên ngoài có lục sư ngoại đạo; đều là Thế Tôn tại thế gian này làm một tấm gương tốt cho chúng ta. Phật đối với những hủy báng, hãm hại này xử lí như thế nào? Phật dùng tâm bất động, tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi mà xử lí, đây là điều mà chúng ta phải học tập. Cho nên, nếu như chúng ta nghe thấy người khác hủy báng mình, mà vẫn nổi tâm sân hận, thậm chí là bản thân còn cực lực phản biện lại, đây là bạn tự tìm phiền não. Cho nên, Liễu Phàm tiên sinh tại đây có cử ra một ví dụ: “như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ” (giống như con tằm về mùa xuân kéo kén tự ràng buộc mình), thực tại bất tất phải như thế.
Kết quả hình ảnh cho nóng giận
“Nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã”, hai câu nói này là danh ngôn rất chí lí, chúng ta hi vọng bản thân trong một đời sống được hạnh phúc mỹ mãn, bạn phải ghi nhớ “làm sao để trong một đời luôn không nổi giận”, đây là công phu tu dưỡng đã đạt đến cảnh giới. Nổi giận, vừa mới nói là đối với thân tâm của chúng ta đều có tổn hại; cũng có hại cho đối phương, cả hai bên đều có hại, cả hai đều không có lợi ích gì cả. Nếu như chúng ta có thể nhẫn chịu, có thể dùng tâm bất động mà xử sự, bản thân chúng ta có được lợi ích. Có được lợi ích gì? Định huệ tăng trưởng. Phước đức của một người là do định huệ mà có, định huệ tăng trưởng thì phước đức tăng trưởng; định huệ là nhân, phước đức là qủa. Đối với đối phương cũng có lợi ích, chúng ta không có tâm oán hận, không có tâm báo thù, không cùng với anh ta kết oán cừu, cho nên tự tha lưỡng lợi, đây là Bồ Tát đạo, là Bồ Tát học, chúng ta cần phải nỗ lực học tập. Đương nhiên, lúc sơ học nhất định sẽ có khó khăn, nhưng bản thân chúng ta nhất định phải hiểu được đạo lí này, cần phải khắc phục những khó khăn của bản thân, dần dần có thể làm được một cách tự nhiên. Lúc ban đầu phải hết sức nhẫn nại, về sau làm được tự nhiên hơn. Ở đây cử ra hai ví dụ để nói: “Kỳ dư chủng chủng quá ác, giai đương cứ lí tư chi” (Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó).

Chúng ta trong đời sống hằng ngày đối người, đối sự, đối vật, sai lầm vô số, ác hạnh quá nhiều, đều phải thường nghĩ đến đạo lí này, phải thông tỏ nghĩa lí của nó. “Thử lí ký minh, quá tương tự chỉ” (khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt).
(Sưu tầm)

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter