Người sống luôn vì lợi ích người khác, chắc chắn sẽ nhận được phước báu
Nhiều người thường dùng câu “thiên cơ bất khả lộ” để nói về thiên lý. Nhưng thiên cơ và thiên lý lại không phải là một. “Thiên cơ” là điều người thường không thể biết tới, còn “thiên lý” là đạo trời đã được truyền lại từ ngàn xa xưa.
Nước Sở thời Xuân Thu có một vị tể tướng lừng danh tên là Tôn Thúc Ngạo. Dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về Tôn tể tướng khi ngài còn là một đứa trẻ. Một ngày, cậu bé Thúc Ngạo buồn bã trở về nhà, cơm cũng không buồn ăn, đôi mắt buồn rười rượi.
Mẹ của Thúc Ngạo thấy vậy liền hỏi nguyên do, cậu bé bỗng bật khóc và nói: “Mẹ ơi, con nhìn thấy con rắn có hai cái đầu, con hoảng sợ lắm.” Người mẹ lại hỏi: “Vậy con rắn đó đâu rồi?” “Con nghe nói người nào nhìn thấy rắn hai đầu thì sẽ chẳng sống được bao lâu, do sợ sau này sẽ có người khác nhìn thấy nó nên con đã đập chết nó rồi”. Mẹ Thúc Ngạo an ủi: “Con đừng lo sợ, có tấm lòng lương thiện như vậy thì nhất định ông Trời sẽ ban phúc lành cho.” Về sau, quả nhiên Tôn Thúc Ngạo đã làm nên nghiệp lớn, trở thành vị tể tướng lừng danh thiên hạ, vẫn còn được hậu thế lưu truyền đến ngày nay.
Người xưa vẫn nói “thiện hữu thiện báo”. Không chỉ mẹ của Tôn Thúc Ngạo mới biết đạo lý này, mà thực tế tất cả chúng ta đều biết rằng ở hiền thì sẽ gặp lành. Vậy Thiên lý là gì? Thiên lý nhấn mạnh vào đạo đức, vào bản tính thiện lương của con người. Chỉ những ai có tâm hồn trong sạch, lòng dạ thản đãng, sống vô tư vô ngã, không màng tư lợi, làm việc gì đều luôn nghĩ cho người khác thì mới là thuận theo Thiên lý.
Thiên lý là điều mà ai ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được. Vì sao lại như vậy? Chính là bởi vị tư quá lớn, đạo đức ngày càng bại hoại, khiến người ta không còn tin vào Thiên lý, không tin vào Thần Phật, trong vô minh mà làm điều bất chính.
Lão Tử từng giảng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, nhưng ngày nay người ta ngang nhiên hành sự, đấu với trời, đấu với đất, đấu với tự nhiên để cuối cùng nhận kết cục bi thương.“Khổ ải đời người nay sao quá triền miên, mình sống tốt chẳng được trời thương?”, ai ai cũng chỉ than thân trách đời mà chẳng tự vấn xem mình còn điều chưa tốt, hành xử trái với thiên lý mà vẫn ngẩng đầu oán hận trời xanh. Mọi sự ở đời đều chẳng phải ngẫu nhiên, tất cả xoay vần theo luật nhân quả.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét