001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Một người càng dễ nóng giận, nội tâm của họ càng tự tư

Kết quả hình ảnh cho phật dạyLàm người ai cũng có những lúc phiền muộn, cũng có những thời điểm tâm trạng đặc biệt tồi tệ. Những lúc như vậy, bạn có thể kiềm chế được bao nhiêu, thì chứng tỏ năng lực của bạn càng lớn bấy nhiêu.

Đôi khi, chúng ta trong áp lực cuộc sống mà mang đầy những năng lượng tiêu cực, tâm trạng không tốt, bởi sự bất mãn của mình mà trở nên bực bội.
Lúc này, có người có thể thông qua các biện pháp riêng của mình để giải tỏa áp lực và những cảm xúc bất mãn, cách này sẽ không ảnh hưởng tới người khác. Nhưng có người không như vậy, họ trở nên phát tiết bực bội, thậm chí hét to, mắng nhiếc để tâm của mình được thoải mái, loại hành vi này sẽ ảnh hưởng tới người khác.
Con người trở thành tốt hay xấu đều do hoàn cảnh quyết định. Có câu rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, không ai sinh ra đã là người xấu, cái gọi là tính xấu, đa số đều là những quan niệm sau khi sinh ra mà dưỡng thành. Mà những người phát tiết bực bội kia, thực ra chưa bao giờ cân nhắc đến cảm thụ của người khác, nói cho cùng chính là tâm ích kỷ.
Trong cuộc sống, chúng ta thường có xu hướng dễ dàng nổi cáu, tức giận với những người thân, thái độ đôi khi còn không bằng đối đãi với người ngoài.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta thường nghĩ rằng người thân, bạn bè sẽ luôn yêu thương, cưng chiều chúng ta, nên ta hình thành một thói quen không tốt, động một chút là nổi giận, chưa bao giờ cân nhắc rằng nổi giận sẽ mang đến cho họ biết bao nhiêu tổn thương.
Một bên, chúng ta thụ nhận tình yêu thương của họ, một bên ta lại không ngừng phát tiết bức bội, đây chẳng phải ích kỷ là gì?
Từ quan điểm này, chúng ta mỗi người đều nên nghĩ lại, nếu như đối với thân nhân mà chúng ta không thể buông tâm nóng giận xuống, thì làm sao có thể loại bỏ đi tâm tự ngã, ích kỷ của mình đây?
Kết quả hình ảnh cho phật dạy
Trên thực tế, người càng có năng lực, thì tâm tính càng tốt, họ hiểu rõ rằng nóng giận thì không cách nào giải quyết được vấn đề. Cách giải quyết vấn đề duy nhất chính là đối mặt với nó, rồi sau đó bình tĩnh mà giải quyết.
Hãy thử nghĩ, trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tức giận mà đã mất đi bao nhiêu người yêu thương mình, khiến bao nhiêu người thất vọng, làm chậm trễ bao nhiêu công việc. Một khi tức giận, khẳng định là trong một thời gian ngắn không cách nào có thể vui vẻ ở cùng người khác, cũng không có khả năng làm việc một cách bình thường, điều này thực sự không một chút ích lợi.
Vậy nên, trước bất cứ tình huống nào của cuộc sống, đều cần phải giữ vững cái tâm của mình. Không có người nào trời sinh ra đã biết cách kiềm nén tâm trạng. Người giỏi khống chế tâm trạng thật sự, là bởi họ thường xuyên chú ý không muốn để bản thân bị điều khiến bởi những cảm xúc tệ hại này.
Mỗi khi cơn giận kéo đến, phúc khí đều sẽ rời đi, tức giận là bản năng của con người, còn kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh của chính bạn.
Phật dạy: Muốn biết một người có vận mệnh tốt hay không, chỉ cần xem cách họ nói chuyện là biết!

Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.

Hình ảnh có liên quan

Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết. Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo.
Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.
Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu phúc báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu cứ thường xuyên gây khẩu nghiệp. Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó khăn để xây đắp. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…
Cổ nhân nói: ‘Lời nói do tâm sinh’, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.
Theo kinh sách nhà Phật, con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó đã tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ được ai đó. Tuy nhiên, không hề đơn giản khi làm được việc gì đó tốt cho ai đó. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp ai đó, tuy nhiên cũng không hề chắc chắn rằng những nỗ lực mà bạn bỏ ra hoàn toàn đem lại kết quả
tốt đẹp.
Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với những người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiếncuộc sốngcủa họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông gai.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Chuyện tốt làm cho người khác trong đời hóa ra đều là làm cho chính mình

Có một ông lão bị mù đi xe taxi, lúc xuống xe đồng hồ tính tiền hiển thị 11,4 đồng, anh tài xế taxi dìu ông đến một khu an ninh nhỏ. Chỉ nói, cháu không lấy tiền của ông đâu, dù nói thế nào thì cháu cũng kiếm tiền dễ hơn ông mà.
Kết quả hình ảnh cho chuyện tốtTrong tiểu khu đó vừa khéo có một vị tiên sinh văn nhã đi ra, và lên xe của anh, trên đường hai người trò chuyện say sưa, đến khi xuống xe thì đồng hồ tính tiền hiển 14,5 đồng, ông móc ra 30 đồng, nói: “Số tiền này tính gộp cả phần của ông lão khi nãy nữa, thật ra tôi cũng không vĩ đại gì, nhưng dù nói thế nào thì tôi cũng kiếm tiền dễ hơn cậu phần nào, chỉ mong cậu có thể tiếp tục làm nhiều việc tốt hơn nữa.”
Lòng tốt là một cái bumerang, bạn đã bao giờ thử ném nó?
Vào một buổi tối gió tuyết, chàng trai trẻ tên Hách Nhân đang đi ở ngoại ô thì xe bị kẹt trong mưa tuyết. Chính ngay lúc anh vô cùng lo lắng sốt ruột thì có một chàng trai cưỡi ngựa vừa khéo đi ngang qua đây. Nhìn thấy cảnh này, chàng trai này không nói lời nào, liền dùng ngựa giúp Hách Nhân kéo chiếc xe hơi đến thị trấn nhỏ.
Mọi chuyện xong xuôi, Hách Nhân rất lấy làm cảm kích, khi anh lấy từ trong túi ra một tờ chi phiếu với một khoản tiền lớn để tỏ lòng cảm ơn, chàng trai này nói: “Tôi giúp anh không cần hồi đáp, chỉ cần anh hứa với tôi sau này khi thấy người khác gặp khó khăn, anh cũng hãy gắng sức giúp đỡ họ”.
Thế là, từ đó trở đi, Hách Nhân đã chủ động giúp đỡ rất nhiều người, hơn nữa mỗi lần anh cũng đều không quên truyền đạt lại câu nói tương tự như vậy với những người được anh giúp đỡ.
Nhiều năm cứ thế trôi qua, một ngày, nhà Hách Nhân bị một cơn lũ bất ngờ ập đến cuốn trôi, một thiếu niên dũng cảm đã không màng đến nguy hiểm có thể bị nước lũ nuốt chửng mà liều mình đến cứu thoát anh.
Khi anh nói lời cảm ơn cậu thiếu niên này, bất ngờ cậu lại cũng nói ra câu nói mà Hách Nhân đã từng nói không biết bao nhiêu người: “Việc này không cần phải hồi báo, nhưng em muốn anh hãy hứa với em một điều… sau này nếu thấy người khác gặp khó khăn, anh cũng hãy gắng sức giúp đỡ lại họ!”.
Trong lòng Hách Nhân tức thời dâng lên một cảm giác ấm áp. Thì ra, sợi dây gắn kết tình cảm yêu thương mà mình xâu chuỗi đã trao gửi cho vô số người, cuối cùng lại thông qua cậu thiếu niên này mà quay về với chính mình, mọi hết thảy chuyện tốt mà mình đã làm cho người khác trong một đời này hóa ra đều là làm cho mình cả! Thật đúng là giúp đỡ người khác, cũng là giúp đỡ chính bản thân mình vậy.
(Sưu tầm)

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Thiếu nợ một đồng tiền muối kiếp sau đầu thai làm trâu trả nợ

Kết quả hình ảnh cho con trau
Làm người thế gian, nợ tiền thì phải lo trả cho chủ nợ. Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên, kiếp này không trả ắt kiếp sau phải trả.
Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.
Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa”.
Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.
Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc là nói cái gì vậy? Mà khiến cho con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”.
Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ họ tin tưởng, tín nhiệm ta, vì thế ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta không có nói là tặng, sao có thể không trả được?
Trong “tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả.
Người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn, vì việc cho vay này có thể sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn, thậm chí hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời. Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn người cho vay trong lòng.
Thiếu nợ một túi muối mà phải trả một cái giá quá đắt, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả? Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên.
Con người thế gian không biết sự lợi hại của điều này, lại cho rằng thiếu nợ tiền của người ta không trả thì là của mình rồi, là mình phát tài rồi, thật là không biết, trên đầu ba thước có thần linh, nhân quả không sai. Ta không kết thù kết oán, không tranh chấp nợ nần bất kỳ ai, thiếu nợ của ai cái gì phải nhanh chóng hoàn trả, hoàn trả xong rồi sẽ tất thoải mái, vãng sinh sẽ đi được thản nhiên, oán thân chủ nợ sẽ không tới gây khó dễ, được tự tại.
Kết quả hình ảnh cho đại dương


Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông,

Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,

Thị phi thành bại theo dòng nước,

Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.

Núi xanh nguyên vẹn cũ

Bao độ ánh triều hồng,

Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi,

Vốn đã quen gió mát trăng trong,

Một vò rượu nếp vui gặp gỡ,

Chuyện đời tan trong chén rượu nồng… 



Người không thể kiềm chế bản thân sẽ không thể có tự do

Chúng ta thường xem nhẹ những vấn đề nhỏ, cho rằng: “Đây chỉ là chuyện nhỏ, sẽ không có hậu quả gì nghiêm trọng”. Nhưng không ngờ rằng giọt nước này thêm vào giọt nước khác cũng sẽ tích lại thành sông hồ.

Kết quả hình ảnh cho kiềm chế bản thânNếu chuyện nhỏ mà không giữ vững, thì cuối cùng không thể nào giữ nắm giữ được chuyện lớn. Cũng giống như cây đại thụ bị mối thôn tính, cây đổ chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Có cậu học sinh mỗi lần nhìn thấy bạn học hút thuốc thì tránh rất xa, vì cậu ấy biết rằng hút thuốc có hại cho sức khoẻ, hơn nữa nếu bị nhà trường phát hiện còn bị phạt.
Một lần nọ cậu đi du lịch cùng với các bạn học, mấy cậu bạn lại hút thuốc, trong đó có một người bạn mời cậu cùng hút, cậu đã từ chối. Cậu bạn đó liền nói: “Chỉ hít một hơi là được mà! Hít một hơi nào có chết ai đâu.” Cậu học sinh không kìm nén nổi lời động viên liên tiếp của bạn mình, bèn hít một hơi, kết quả là bị sặc nước mắt nước mũi giàn giụa. Sau đó cậu nghĩ: Thuốc khó hút như vậy mà sao vẫn có nhiều người hút thuốc thế nhỉ?

Mấy hôm sau người bạn học đó lại bảo cậu ấy hút thuốc, cậu nói: “Thuốc lá hay bị sặc lắm, tớ không dám hút.” Người bạn bèn nói: “Hút lần thứ hai thì sẽ không bị sặc nữa đâu.” Cậu bán tín bán nghi lại hít một hơi, kết quả là tuy vẫn bị sặc nhưng đã khá hơn nhiều.
Cứ như vậy một thời gian sau cậu đã bắt đầu hút thuốc: Thói quen đã thành tự nhiên.
Tới khi phát giác ra thói quen xấu thì sớm đã bám chặt rễ
Plato đã cảnh báo một thanh niên lang thang rằng: “Sau khi một thói quen hình thành sẽ không cách nào thay đổi được.”
Người thanh niên ấy đáp lại rằng: “Gặp thời cơ thì cứ chớp lấy thôi, có hề gì đâu?”
Kết quả hình ảnh cho kiềm chế bản thân
Plato lập tức nghiêm mặt nói rằng: “Nếu không thì khi đã thử qua một việc gì đó sẽ dần dần trở thành thói quen, như vậy thì không còn là chuyện nhỏ nữa!”
Đúng vậy, cũng giống như nói tục, nổi giận, viện cớ, ăn quà vặt, gù lưng rụt cổ, hút thuốc uống rượu, đánh bạc hút hít ban đầu đều chỉ là không cố ý, nhưng tới khi chúng ta phát giác được mình đã mắc thói quen xấu này thì sớm đã bám rễ chặt rồi. Đây chính là sự đáng sợ của thói quen.
Chúng ta tự cho rằng mình tôn thờ tự do, nhưng khi chúng ta đã hình thành thói quen, sau đó mắc nghiện, tới khi đó ngược lại đã không thể nói tới tự do gì nữa, bởi vì chúng ta đã trở thành nô lệ của thói quen xấu.
Người không thể kiềm chế bản thân sẽ không thể nói gì tới tự do
Tôi đã từng nghe kể về một câu chuyện của vua dầu mỏ  Paul Getty. Vào đại chiến thế giới thứ hai ông sống ở Pháp: Một hôm 2 giờ đêm ông thức giấc, cơn nghiền thuốc hoành hành dữ dội. Sau khi bật đèn lên, rất tự nhiên ông thò tay với bao thuốc ông để trên bàn trước khi đi ngủ, kết quả là chẳng có gì. Ông tìm trong túi áo cũng không thấy.
Kết quả hình ảnh cho kiềm chế bản thânÔng thở dài, xuống giường mặc áo ra ngoài phố Muddy, bên ngoài trời đang mưa to, tại một chợ đêm cách đó hơn một dặm mới bán thuốc. Đi được 20 phút được phân nửa quãng đường, bùn đất đã bắn đầy lên chân ông, ông dừng bước, bỗng rùng mình như có một luồng điện chạy ngang qua người ông. Ông ngẩng đầu nhìn trời mưa như trút nước, hướng về phía sấm sét đùng đùng mà hét lớn lên rằng: “Ta đang làm gì đây?”
Đây là lần đầu tiên Getty ý thức được sức mạnh mãnh liệt của thói quen. Ông hạ quyết tâm từ nay sẽ không bao giờ hút thuốc nữa.
Thói quen tốt không dễ dưỡng thành, nhưng một khi đã hình thành thì cả đời sẽ được thọ ích; Thói quen xấu rất dễ dưỡng thành nhưng một khi hình thành thì cả đời sẽ bị nó khống chế. Đừng trở thành nô lệ của chính mình chỉ vì lỡ sa chân vào thói quen xấu. Hãy tránh nó từ bây giờ.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Vài suy nghĩ nhỏ về địa ngục trong tâm thức mỗi người

Chúng ta thường nghe nói: "khi tham sân và chấp thủ nổi dậy thì trăm ngàn cửa địa ngục mở ra trước mắt" hay "một niệm sân nổi lên, đốt cháy cả rừng công đức". Như vậy câu hỏi: "địa ngục có hay không? Nếu có thì cảnh giới ấy ở đâu?" rõ ràng đã được trả lời rồi, phải không bạn?

Địa ngục là nơi thọ nghiệp của những chúng sanh tạo nhân tham lam, sân hận và si mê. Có người bị ba thứ độc dược này khống chế và sai sử, luôn sống trong những toan tính, những âm mưu thâm độc để hại người rồi để lo sợ bị người hại và từ đó ăn không ngon, ngủ không yên, sống trong ác mộng ; cuộc đời bỗng dưng thành địa ngục, triền miên đau khổ phiền não, đó cũng là nguyên nhân của luân hồi trong 3 đường ác. Nói là ba thứ độc nhưng nguyên nhân cũng là thứ độc tưởng như "thường tình" nhất, đó là THAM - đầu mối của mọi lỗi lầm đáng tiếc. Thật vậy, con người khi tham mà không được toại nguyện thì hay nổi sân và khi tham, sân đã chế ngự tâm ta thì ta không còn kiểm soát được lời nói, ý nghĩ và việc làm nữa, tâm trở nên bất an, náo động và hỗn loạn (biểu hiện của SI), nói những lời không nên nói, làm những việc không đáng làm, tư tưởng xấu xa đen tối, nói cách khác, ta đang ở trong cảnh giới địa ngục vậy.

Tại sao Tham? Làm sao để chế ngự Tham, Sân, Si? - Tham là vì quá ích kỷ, chỉ biết thương mình, chỉ nghĩ tới mình, cái gì cũng ‘Tôi’ và ‘của tôi’. Bao nhiêu công sức, trí óc đều tập trung lo cho ‘cái TÔI’ và cái ‘CỦA TÔI’: tôi phải giàu, tôi phải giỏi, con tôi phải hạnh phúc v.v... Suy cho cùng, ngay cả tình mẫu tử có khi cũng chỉ là một dạng đặc biệt của lòng tham, nói theo danh từ Phật học là do "chấp ngã" (chấp là có một ‘cái TÔI’). Thật vậy, đã có những bà mẹ thương yêu con mình đến nỗi phải giết con của người khác để cướp ngôi vua ; có những bà mẹ hành hạ con người khác không chút thương xót để phục vụ cho con mình tối đa ; có những bà mẹ thương con bằng cách ép buộc nó đi theo con đường mình chọn, bất chấp nguyện vọng, chí hướng, tâm tư, tình cảm của con, v.v...

Sự bành trướng của ‘cái TÔI’ là ‘cái của TÔI’. Nhân danh ‘quê hương tôi’, ‘gia đình tôi’, ‘đất nước tôi’, ‘đảng phái tôi’, v.v... người ta đã gây ra biết bao nhiêu là lỗi lầm, tội ác? Thật vậy, Tham Sân Si quả đã xâm chiếm hành tinh chúng ta: tham tiền, tham địa vị, danh vọng, tham mở rộng thị trường, phát triển quân sự, bành trướng thế lực chính trị, v.v... Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi một ngày nào đó thế giới này bốc lửa, nếu chúng ta cứ để cho Tham, Sân, Si cháy bùng hay cháy ngầm trong lòng mỗi người, mỗi phe nhóm, mỗi đảng phái, mỗi quốc gia, v.v... Quả đất này rồi sẽ nổ tung khi 3 cái rễ lớn của tâm tự ngã Tham Sân Si khoét sâu vào lòng nó.

Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích, xua đuổi cái ghét bỏ, luôn phản ứng với mọi chuyện xảy ra trong chiều hướng ấy, đó là một cái tâm ‘mất quân bình và mỏi mệt’. Muốn đưa tâm về trạng thái quân bình và thảnh thơi ban đầu, ta phải đối diện với những tư tưởng, tình cảm và cảm giác của chính mình, phải quan sát một cách đơn thuần những gì đang xảy ra trong tâm ta khi chúng vừa khởi lên với một thái độ khách quan, không phê phán, đánh giá, tự hào hay xấu hổ v.v... và không can thiệp vào những gì đang xảy ra. Nói cách khác là ta phải thực tập chánh niệm trong mọi lúc và ở mọi nơi vậy.

Khi việc tu tập về sự quan sát đơn thuần này được phát triển và tiến bộ, chúng ta sẽ đối diện với tư tưởng và cảm giác của mình cũng như với hoàn cảnh và với tha nhân một cách khách quan, không còn bị tham ái, chấp thủ và sân hận chi phối. Danh từ nhà Phật hay gọi là "đối cảnh mà không khởi niệm" vậy. Từng bước, chúng ta sẽ loại dần 3 thứ độc Tham, Sân, Si ra khỏi tâm mình để thật sự có an lạc và giải thoát. Một cách tích cực hơn, như trong Duy Thức dạy, ta phải tu tập thường xuyên 3 tâm sở Thiện: Vô Tham, Vô Sân và Vô Si. Vô Tham biểu lộ qua sự ‘Ít muốn và biết đủ’, lòng độ lượng, không dính mắc, và bố thí ; Vô Sân biểu lộ qua tâm từ (đem vui), tâm bi (cứu khổ), nhẫn nhục, tha thứ, hỷ xả ; và Vô Si biểu lộ qua sự Tỉnh thức, Hiểu biết, nhìn mọi sự vật, hiện tượng và cả con người một cách như thật (như - nó - là) không thành kiến, không tham đắm, cũng không xua đuổi.

Ngày nay, con người đua nhau đi tìm các hành tinh mới, tìm hiểu mặt Trăng, Hỏa Tinh v.v..., đua nhau chế tạo vũ khí hạt nhân, hơn thua nhau trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị ... nhưng lại quên một điều vô cùng quan trọng: ấy là sự hiểu biết sâu sắc về nội tâm mình. Chiến tranh thế giới, hiểm họa lớn nhất của hành tinh chúng ta, phải chăng chỉ là sự biểu hiện của Tham Sân Si, của lương tâm con người dưới một hình thức vi tế hơn? Chỉ có cách quay về với nội tâm, tìm hiểu chính mình, tu tập để loại bỏ ác tâm thì nhân loại mới có thể tự cứu mình ra khỏi họa diệt vong do Tham Sân Si gây ra, và mỗi người chúng ta mới không bao giờ phải đọa vào địa ngục của lòng Tham do chính mình dựng lên để nhốt mình mà thôi.

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter