001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Không có người hoàn thiện, không có việc hoàn mỹ, chỉ cần làm được điều này thì phúc đức sẽ đong đầy

Sinh mệnh có dài, ngắn khác nhau nhưng mỗi người chỉ có một. Không có người hoàn thiện, cũng chẳng có việc hoàn mỹ, tâm tốt thì mệnh ắt sẽ tốt.


Khi ấm ức hãy lặng im không nói, lúc hiểu lầm cứ mỉm cười cho qua
Đây chính là cạm bẫy đáng sợ nhất của đời ngườiCó một vài kẻ tiểu nhân, bạn chẳng cần so đo, so đo sẽ phiền lòng. Có một vài việc phức tạp, bạn chẳng cần để tâm, để tâm sẽ nhọc lòng.
Thế giới rất rộng lớn, tâm người quá phức tạp, đâu thể không gặp phải kẻ tiểu nhân?
Cõi hồng trần sâu hun hút, chốn nhân thế như phù hoa, đâu thể chẳng có chuyện phiền phức?
Nghĩ nông một chút, coi nhẹ một chút, khi ấm ức hãy lặng im không nói, lúc hiểu lầm cứ mỉm cười cho qua.
Không có ánh mặt trời rạng rỡ, thì cứ nghe gió thổi vi vu, ngắm mưa rơi tí tách.
Không có đoá hoa thơm nồng nàn, hãy cứ ngửi mùi hương thoang thoảng của cỏ cây, mùi đượm nồng của đất.
Chẳng có tiếng vỗ tay vang rền, hãy cứ hưởng thụ sự tĩnh tại khi ở một mình. Giữ lấy hảo tâm, sống cho thật tốt.
ai-cung-ca-doi-huong-ve-duc-phat-the-nhung-lai-khong-biet-dieu-nay-de-nhan-duoc-phuc-bao-2018-02-20-21-08_0_0
Trân quý tình cảm gần gũi nhất, cảm nhận hạnh phúc kề bên
Cứ tận hưởng cảm xúc tốt nhất, mặc thời gian xoay vần, năm tháng biến thiên.
Dẫu thất bại, hãy dũng cảm đối mặt với bản thân mình. Đừng oán trách, đừng thở than, đừng thương tâm, cũng đừng chấp nhận thua cuộc, cứ giữ vững niềm tin mà bước tới.
Nếu cảm thấy áp lực, thử thay đổi bầu không khí và hít thở thật sâu. Nếu vẫn còn mơ hồ, hãy thay đổi góc nhìn mà tĩnh tâm suy nghĩ.
Tu tâm tính, tâm tốt ắt mệnh tốt
Con người sinh ra, ai cũng sẽ đối mặt với những điều phiền muộn, bất an.
Vậy làm thế nào để thanh thản, phúc báo trong cả cuộc đời?
Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác.
Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành.
Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì. Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có Tội hoặc Phúc.
Những người theo Phật tin rằng, phúc báo là điểm mấu chốt để vượt qua tất cả những khó khăn và bất an trong cuộc đời.
Người ít phúc khí thì gặp chuyện nhỏ cũng bi thương, sầu não, tuyệt vọng, oán hận mà sinh ra bất an.
Người nhiều phúc khí thì mạnh mẽ, tự tin, vững vàng trước sóng gió.
Phúc báo giống như biển rộng, bất an giống như sông nhỏ, có biển rộng thì sông nhỏ phải lui, sông ra biển thì lại thành biển.
Nhân sinh khoáng đạt, tấm lòng rộng rãi. Lượng thứ cho những lầm lỗi, thản nhiên mà sống, tu dưỡng cho cái tâm thêm độ lượng để chứa trọn hạnh phúc cả một đời.
Sưu tầm

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

30 câu nói có thể giúp bạn vượt lên được chính mình trong những lúc khó khăn

Cuộc đời sống càng đơn giản càng tốt, bởi sống đơn giản là một cách sống bình thường nhưng lại không tầm thường. Làm người chịu chút thiệt, nhẫn chút khổ, khờ chút dại đó cũng chính là phúc vậy.
Dưới đây là 30 câu nói có thể giúp bạn vượt lên được chính mình trong những lúc khó khăn, cũng như có thể giúp bạn thay đổi cách sống trong kiếp nhân sinh.
1. Trân quý sinh mệnh, sống cho thật tốt.
2. Đừng để vật chất bên ngoài khống chế tâm hồn chúng ta.
3. Đừng để kim tiền thay thế tình cảm thân thuộc.
4. Vạn hạnh hiếu vi tiên, cha mẹ già chính là Phật tại gia. Một người chưa thể hiếu kính cha mẹ mình thì không thể được coi là người tốt.
5. Hãy sống tốt với mọi người, bởi đối tốt với người chính là đối tốt với mình.
6. Sống với hiện tại mới là thực tại, cuộc sống có khổ, có mệt đến đâu cũng nên cười mỗi ngày mà sống, bởi có khóc cũng chẳng thể tốt hơn.
7. Đời người 10 phần thì 7, 8 phần không như ý, vậy nên bình thường hãy nghĩ 1, 2 mới là tốt.
8. Thường xuyên tắm rửa cho tâm hồn, bụi nào rồi cũng sạch hết.
9. Đừng vì việc nhỏ mà tính toán, đừng vì tiền tài mà phiền não.
10. Đừng vì tham dục mà si mê, đừng vì tình mà sầu khổ.
11. Đừng vì người khác mà so bì, đừng vì tức giận mà mang hận.
12. Tự tin với chính mình, dùng thái độ lạc quan đối đãi với mọi khảo nghiệm trong cuộc sống cũng như công việc.
13. Khích lệ chính mình, dùng hành động và nỗ lực bản thân để chứng minh bản thân mình không thua kém với người khác.
14. Động viên chính mình để bản thân luôn bảo trì tâm thái tích cực tiến về phía trước.
15. Rèn luyện chính mình để tâm tính bản thân bảo trì được hòa ái bình hòa.
16. Hoàn thiện chính mình để bản thân ngày một hoàn mỹ.
17. Quên đi chính mình để bản thân trở thành vô tư vô ngã, biết vì người mà sống.
18. Không phàn nàn, không so bì, không tự trách bản thân.
19. Sống thì làm nhiều, nói ít, trong lòng mỗi người đều tự có cán cân.
20. Ít ăn mặn, ăn cay, không chơi bài bạc, đi dạo nhiều.
21. Ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc, thể dục buổi sáng sức khỏe bền lâu.
22. Vợ chồng thương yêu, con cái hiếu kính, gia đình hòa thuận là thứ quý giá mà không gì có thể sánh nổi.
23. Hành chút thiện, tích chút đức, tâm hồn thanh thản.
24. Chịu chút thiệt, nhẫn chút khổ, khờ chút dại, ngốc lại thành khôn.
25. Không xen vào cuộc sống gia đình người khác, cho dù bạn có thích cỡ nào đi chăng nữa.
26. Người khác có thể lừa dối bạn, nhưng hãy luôn chân thành đối đãi người khác.
27. Nếu như người khác không coi bạn ra gì, chính bạn trân quý bản thân mình là được rồi.
28. Đôi khi bạn cần giả ngốc, dù rằng bạn không thực sự ngốc.
29. Nếu có thể thì hãy dung nhẫn, tranh đấu và trả thù chỉ khoét sâu thêm nỗi đau.
30. Bất kể lời chân thật nào bạn cũng có thể chấp nhận, chỉ sợ rằng không có lời chân thật.
Sưu tầm

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Đời người ngắn ngủi, thử hỏi có gì đáng để ta tranh giành?




















Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.

Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.

Không thể không nói rằng, con người ta sau khi đến một độ tuổi nhất định, tâm thái cũng sẽ thuận theo sự tăng trưởng của tuổi tác mà có những đổi thay.

Từ cái tuổi ấu niên trẻ người non dạ, thiếu niên cuồng vọng không chịu bị trói buộc, thanh niên theo đuổi ước mơ, đến tuổi trung niên bước vào ngưỡng cửa không bị mê hoặc. Cả một đời người đều không ngừng đổi thay, thân bất do kỷ.

Có lẽ, là môi trường sống đã ảnh hưởng đến tâm thái, dần dần không còn nóng nảy như trước nữa, con người ta dường như thuận theo năm tháng trôi đi mà dần dần điềm tĩnh lại. Dường như rất nhiều sự vật đang phát sinh ngay bên cạnh, vốn không liên quan với bản thân, nhịp điệu cuộc sống cũng bắt đầu chậm lại.

Trước đây, một lời khen của người khác có thể khiến ta vui sướng rất lâu. Trong những bó hoa tươi và những tràng pháo tay mà quên mất bản thân mình, cứ mãi sống trong giấc mộng hư vô, không chịu tỉnh lại.

Trước đây, một khi có những lời không hợp ý, bản thân ngay lập tức sẽ tức giận vô cùng, tranh luận đến đỏ mặt tía tai, không phân cao thấp thì không chịu thôi.

Dần dà, thuận theo sự chuyển dịch của thời gian, đến một lúc, bản thân bất chợt nhận thấy mình thích cất những bước chân chậm rãi, thân tâm cũng đã điềm tĩnh hơn trước rất nhiều.

Dần dần cái tâm theo đuổi danh lợi cũng đã không còn mạnh mẽ như trước nữa. Bản thân cũng không còn quá hứng thú với những tràng pháo tay, những lời khen tặng, chỉ muốn được ở một mình, tận hưởng không gian yên tĩnh.

Những chuyện vặt vãnh ngày thường kia, nếu là trước đây, hễ nói chuyện không hợp nhau, liền tức giận đứng dậy bỏ đi. Còn giờ đây, những cuộc cãi vã vô nghĩa, cũng ngày càng ít đi.

Có nữ nhà văn từng cảm thán rằng: “Tôi không tranh cãi, và cũng không cần phải tranh giành với ai”.

Đúng vậy, con người ta khi đã đến một độ tuổi nhất định rồi, thì không còn cái tâm phân biệt, tâm đố kỵ, ngày tháng cũng ung dung lướt qua đầu ngón tay, không kinh không sợ, buông xuống hết thảy mọi trói buộc về tình cảm, bình tĩnh chậm rãi, điềm tĩnh như nước.

Tĩnh mà không loạn, tĩnh mà không tranh giành, bởi không tranh giành nên ít đi phiền não, có nhiều thêm ôn hòa nhã nhặn.

Đời người ngắn ngủi, thử hỏi có gì đáng để ta tranh giành?

Vì danh lợi mà tranh giành, dục vọng sẽ càng bành trướng.

Tranh giành với số mệnh, bằng như tăng thêm gánh nặng.

Tranh giành với người thân, ắt sẽ xa lánh, cái được chẳng bù cho cái mất.

Tranh giành với vợ hoặc chồng, chỉ có thể khiến cho cuộc sống tăng thêm mâu thuẫn, thiếu mất sự yên bình.

Ganh đua với bạn bè, chỉ có thể khiến cho tình cảm ngày càng thêm nhạt, dần dần trở nên xa lạ.

Khi mà cái tâm lắng dịu xuống, không muốn dày vò nữa. Khi đó hãy an tĩnh xuống, hãy là chính bản thân mình!

Trầm tĩnh ngồi lại, đọc một cuốn sách hay, nhâm nhi một tách trà, dành lại thời gian cho bản thân, quãng đời còn lại vốn chẳng dài lâu.

Thiện đãi bản thân mới là điều quan trọng nhất. Muốn làm cây cổ thụ, thì chớ so đo với bụi cỏ, đó là sự tu hành của bậc đại trí.

Cây cổ thụ cao ngất trời, không phải một sớm một chiều lớn thành như vậy được.

Cỏ xanh mơn mởn, cũng không hẳn là kẻ yếu.

Bốn mùa luân chuyển, đời đời không ngừng, tồn tại của mỗi một sinh mệnh cũng không phải là tuần tự tiến dần, vậy nên hãy làm bản thân như lúc mới đầu.

Trở về với bản thân, tìm kiếm trạng thái nguyên thủy nhất, đó chính là “tĩnh”.

Nếu muốn nhìn lên trời xanh, trước tiên hãy thanh tịnh nội tâm mình; thăng hoa tâm hồn, chớ để lạc mất bản thân.

Ngày tháng còn lại trong đời còn được bao lâu, ai cũng đều không đoán trước được.

Sống ở hiện tại, xem nhẹ những được mất của đời người, không phải là quá tốt hay sao!

Trong đường hầm thời gian vội vàng này, một bên là kẻ lữ hành nơi đất khách, một bên là khách qua đường, vậy nên gặp được nhau, thì phải biết trân quý.

Quãng đời còn lại, còn có thể sánh vai nhau đi được bao lâu, ai có thể biết được?

Bài thơ “Lạc tịnh thi” của Chu Chiêm Cơ, càng tô vẽ thêm một phần ung dung này:

Mộ sắc động tiền hiên, trọng thành dục bế môn
Tàn hà thu xích khí, tân nguyệt phá hoàng hôn
Dĩ giác càn khôn tịnh, đô vô thị tỉnh huyên
Âm dương hữu hằng lý, tư dữ đạt nhân luận

Tạm dịch nghĩa là:

Phía trước cửa sổ trông thấy cảnh hoàng hôn lặn dần đi, cảnh cổng thành nặng nề muốn đóng lại.
Ráng mây thu lại khí sắc màu đỏ cuối cùng, mặt trăng phá tan cảnh hoàng hôn.
Giờ đây cảm thấy trời đất tĩnh lặng, không còn không khí ồn ào náo nhiệt của phố chợ.
Âm dương (ngày đêm) vốn là đạo lý xưa nay, những người phóng khoáng lạc quan biết rõ điều này.

Bốn câu thơ cuối cùng này, trời đất bình yên tĩnh lặng, không có cảnh ồn ào nơi phố chợ, âm dương tự nhiên là cái lý vĩnh hằng bất biến từ xưa đến nay, vốn không cần phải tranh luận không thôi.

Thiết nghĩ, con người đến tuổi trung niên rồi, năm tháng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Vậy nên, hãy thiện đãi cuộc sống, thiện đãi người khác, thiện đãi bản thân, thiện đãi hết thảy mọi thứ xung quanh. Tẩy tịnh hết những tạp niệm, gột rửa bụi bẩn của tâm hồn.

Sau tuổi trung niên, quãng đời còn lại bình thản mà không tranh giành, thiết nghĩ cũng là một loại cảnh giới của bậc đại trí vậy.
Sưu tầm

Có bảy pháp hằng ngày cần tu tập

















LỜI PHẬT DẠY

1- Quán thân bất tịnh.

2- Quán thức ăn bất tịnh.

3- Không say đắm thế gian.

4- Thường nghĩ đến sự chết.

5- Luôn nghĩ đến vô thường.

6- Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường.

7- Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã.

CHÚ GIẢI:

Câu thứ nhất Phật dạy: “Quán thân bất tịnh”.

Quán thân bất tịnh là một pháp môn triển khai tri kiến như thật về cơ thể con người. Cơ thể con người uế trược, bất tịnh, hôi thối mà con người thường lầm tưởng cơ thể con người là thanh tịnh, là trong sạch. Vì thế, mọi người đều lao vào tâm sắc dục, tưởng nơi đó trong sạch lắm, nhưng không ngờ nơi đó là nơi bất tịnh và khổ đau nhất, là con đường tái sanh luân hồi cũng tại nơi đó. Cho nên, đức Phật muốn vạch trần một sự thật để mọi người đừng lầm lạc, đừng say mê sắc dục. Vì thế, mục đích quán thân bất tịnh là đối trị tâm sắc dục của con người. Bệnh tâm sắc dục thì trên đời này không ai tránh khỏi. Muốn thoát khỏi bệnh này thì đức Phật dạy chúng ta phương thuốc đối trị, đó là quán thân người nam cũng như người nữ đều bất tịnh, hôi thối, bẩn thỉu, uế trược, gờm nhớp v.v.. Nhờ quán như vậy tâm mới không đắm nhiễm; mới nhàm chán; mới ghê tởm sắc dục; mới xa lìa từ bỏ; mới không còn ham thích giữa nam nữ gần nhau; mới thấu rõ tâm sắc dục mang đến mọi sự khổ đau bất tận. Vì có hiểu như vậy mới đoạn tận tâm sắc dục.

Nếu người nào siêng năng chuyên cần quán tưởng thân bất tịnh đến thấu suốt sự bất tịnh như thật thì chắc chắn tâm sắc dục sẽ bị đoạn tuyệt. Tâm sắc dục đoạn tuyệt thì con đường sanh tử luân hồi mới chấm dứt và không còn tái sinh nữa. Tâm sắc dục đoạn diệt thì người tu mới có đủ đạo lực làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Nếu tâm sắc dục còn dù như đất trong tay ta thì không bao giờ có Tứ Thần Túc và Tam Minh.

Con đường tu theo Phật giáo để đạt được bốn thần lực giải thoát; để chứng đạt chân lí thì tâm sắc dục phải được đoạn trừ tận gốc. Nếu tâm sắc dục chỉ còn một chút như trên đã nói thì con đường giải thoát ấy không bao giờ dẫn đến mục đích tối hậu, cứu kính hoàn toàn.

Cho nên, sự tu tập để diệt trừ tâm sắc dục là một điều cần thiết cho con đường tu hành giải thoát của Phật giáo.

Câu thứ hai Phật dạy: “Quán thức ăn bất tịnh”.

Quán thức ăn bất tịnh là một phương pháp triển khai tri kiến hiểu biết về thực phẩm bất tịnh như thật. Đúng vậy thực phẩm bất tịnh là một sự thật, không ai còn chối cãi được. Nếu quán thực phẩm bất tịnh biết rõ như thật thì sẽ đối trị được tâm ưa thích ăn uống, ưa thích chạy theo dục lạc về ăn uống. Thường người ở đời không nhận rõ thực phẩm bất tịnh, thiếu sự sáng suốt nhận định thực phẩm bất tịnh, vì thế họ còn cho thực phẩm là những chất ngon béo, bổ dưỡng cơ thể nên luôn luôn ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể cho mập. Họ đâu biết rằng cơ thể này không là họ, là của họ nên họ sai lầm kiến chấp thân này là của họ, là họ, vì thế nên đem hết sức lực của mình ra làm việc để phục vụ cho ăn, ngủ, v.v.. phục vụ như vậy chẳng có ý nghĩa gì cao đẹp cho cuộc sống của mình cả.

Muốn đối trị tâm tham ăn thì phải quán thực phẩm bất tịnh như trên đã nói. Quán thực phẩm bất tịnh như thế nào để nhàm chán, nếu quán thực phẩm bất tịnh sơ sơ không thấu triệt, không thấy thực phẩm bất tịnh như thật thì làm sao tâm chúng ta sanh ra nhàm chán thực phẩm cho được mà không nhàm chán thực phẩm thì làm sao ly tham dục về ăn uống được. Phải không quý vị?

Nhờ quán thực phẩm bất tịnh thâm sâu và thấu triệt sự bất tịnh của thực phẩm như thật thì tâm chúng ta sinh ra nhàm chán thực phẩm. Nhờ đó chúng ta ăn ngày một bữa rất là tự tại an nhiên, không thấy đói khát, không còn thèm ăn uống gì nữa.

Người không quán thực phẩm bất tịnh, khi gặp thực phẩm thì cũng giống như con mèo gặp chuột, tâm sinh ra ham thích ăn thịt, muốn chộp bắt ngay liền, còn người quán thực phẩm bất tịnh sanh ra tâm nhàm chán thực phẩm, khi thấy thực phẩm giống như thấy chất bẩn của người bài tiết, nhờ đó tâm tham ăn bị diệt. Cho nên đức Phật dạy: “người mới tu thì phải quán thực phẩm bất tịnh”, để giữ gìn giới đức ly tham về ăn uống, không bị phạm giới ăn uống phi thời. Quán thực phẩm bất tịnh là một phương pháp tuyệt vời trong Phật giáo. Nhờ đó chúng ta sẽ xa lìa tâm tham đắm ăn uống của mình. Vì thế, người tu sĩ Phật giáo hằng ngày chỉ nên ăn một bữa mà thôi. Sáng chiều thảnh thơi không còn bận tâm lo ăn uống gì cả. Thật là một đời sống nhàn nhã, an vui, thanh thản, yên ổn mà người thế tục không bao giờ có được. Có đúng như vậy không quý vị?

Câu thứ ba Phật dạy: “Không say đắm thế gian”.

Thế gian là một trường danh lợi, tiền tài, vật chất và sắc đẹp cám dỗ mọi người. Vì thế đức Phật khuyên dạy: “Không say đắm thế gian”. Bởi vì trong thế gian có nhiều sự cám dỗ như trên đã nói, sự cám dỗ này dẫn chúng ta vào chỗ khổ đau và khổ đau mãi mãi không biết đường nào ra, nhất là tiếp tục tái sanh luân hồi không bao giờ dứt. Người mới tu tập phải cảnh giác tâm mình, tránh xa những pháp cám dỗ của thế gian, đừng say mê nó, hãy lìa xa nó, hãy từ bỏ nó, hãy đoạn trừ nó v.v.. Nó là ác pháp thường dẫn mọi người đi vào chỗ tối tăm, tội lỗi.

Thế gian là một trường tranh đấu vì danh lợi, vì tiền của tài sản vật chất, vì sắc đẹp phụ nữ cho nên cuộc tranh đấu ấy triền miên bất tận. Mục đích tranh đấu của người thế gian là tranh đấu để sống vì ích kỷ cá nhân, để bảo vệ sự sống của riêng mình, vì thế họ chà đạp lên sự sống của người khác, loài vật khác; tranh đấu để đạt danh lợi hơn mọi người, tức là đạt được quyền uy thế lực; đạt được giàu sang tột cùng, nhà cao cửa rộng, của cải, tiền bạc, châu báu, vàng vòng nhiều; đạt được sắc đẹp; đạt được ăn ngon mặc đẹp, cao lương mỹ vị, hàng lụa đắt tiền, ngủ nghỉ giường cao rộng lớn niệm êm. Đó là sự cám dỗ ngũ dục lạc thế gian mà người đời thường hay dính mắc, vì thế đức Phật dạy: “Không say đắm thế gian”. Người tu sĩ Phật giáo nên lưu ý lời dạy này và thường nhắc tâm: “Không nên say đắm các pháp thế gian”. Nhờ có tác ý như vậy tâm mới luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên tâm còn say đắm thì không bao giờ có sự giải thoát chân thật.

Câu thứ tư Phật dạy: “Thường nghĩ đến sự chết”.

Muốn cho sự tinh tấn siêng năng không biếng trễ trên đường tu tập thì thường quán niệm chết. Thường quán niệm chết cho chúng ta biết rằng: “Ngày nay chúng ta còn sống nhưng ngày mai sẽ chết”. Điều đó chắc chắn trong tất cả chúng ta ai cũng biết, nhưng trong chúng ta nào ai biết được ngày mai phải rời bỏ thế gian này vào lúc nào? Chắc không ai biết. Phải không quý vị?

Vì các pháp vô thường, thân chúng ta cũng vậy, sự vô thường không chờ đợi một ai, một khi nó đã đến thì không từ bỏ một người nào cả. Cho nên, thường quán niệm chết khiến cho chúng ta tinh cần siêng năng tu tập lại càng tinh tấn siêng năng tu tập hơn. Nếu chúng ta không chịu tu tập quán tưởng niệm chết thì sự siêng năng tinh cần mất đi, chỉ để lại cho chúng ta một sự lười biếng, một sự dễ dãi biếng nhác, tu tập cầm chừng lấy có thì sự tu tập chẳng tới đâu cả.

Vả lại, nếu chúng ta không tu tập khi chết rồi còn biết có được thân người nữa hay không? Bởi vậy quán niệm chết rất cần thiết cho người tu theo Phật giáo. Nếu không quán niệm chết thì chúng ta dễ sanh ra tâm dễ dãi, lười biếng thì con đường tu sẽ không bao giờ đạt tới đích giải thoát của Phật giáo.

Cuộc đời tu hành của chúng ta theo Phật giáo nếu không quán niệm chết là chúng ta sẽ sinh tâm lười biếng như trên đã nói, tu cầm chừng, tu lấy có thì một đời tu hành chỉ có hình tướng mà thôi, còn sự giải thoát thì không bao giờ có, đó là một sự thiệt thòi rất lớn.

Câu thứ năm Phật dạy: “Luôn nghĩ đến vô thường”.

Trong thế gian này không có một vật gì là thường hằng bất biến, luôn luôn biến đổi từng phút từng giây, vì vậy sinh, già, bệnh, chết là lẽ đương nhiên của một con người sinh ra trong thế gian này. Nếu chúng ta không thấy các pháp vô thường thì tâm chúng ta dễ sanh ra dính mắc và chấp đắm các pháp, do dính mắc và chấp đắm các pháp nên làm sao tâm chúng ta ly dục ly ác pháp được, không ly dục ly ác pháp được thì làm sao có được sự giải thoát. Không có được sự giải thoát thì chúng ta sống sẽ làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Phải không quý vị?

Vì thế, đức Phật dạy: “Luôn nghĩ đến vô thường”. Luôn nghĩ đến các pháp vô thường thì tâm chúng ta buông xả sạch. Tâm buông xả sạch thì ngay đó là chân lí của đạo Phật; thì ngay đó là một thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự; thì ngay đó là cực lạc, thiên đàng tại thế gian này.

Trong cuộc đời tu hành của chúng ta theo Phật giáo, chỉ cần quán xét hiểu biết và thấu rõ các pháp thật sự là vô thường, là khổ đau. Do các pháp vô thường nên không có pháp nào là ta, không có pháp nào là của ta, không có pháp nào là bản ngã của ta. Nhờ hiểu thấu như vậy chúng ta mới hoàn toàn giải thoát, tuy còn sống trong thế gian, còn sống trong qui luật nhân quả, nhưng đã ra ngoài qui luật nhân qua, tức là ra ngoài vũ trụ, đứng ở một góc trời thênh thang, chẳng còn bị bất cứ một qui luật nào chi phối thân tâm được.

Bởi vậy, “Luôn nghĩ đến vô thường” là lợi ích rất lớn cho kiếp làm người, vì nghĩ đến các pháp vô thường nên tâm chẳng còn dính mắc, chẳng còn sợ hãi buồn rầu thương nhớ v.v.. Đạo Phật chỉ tu tập có bấy nhiêu pháp quán như vậy mà cứu kính giải thoát rõ ràng và cụ thể.

Câu thứ sáu Phật dạy: “Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường”.    

Đời người là vô thường, là khổ đau. Đó là một sự thật mà không thể có ai phủ nhận được. Vì thế chúng ta thường quán xét thì tâm chúng ta sẽ sanh ra nhàm chán. Và khi nhàm chán thế gian thì chúng ta mới có tinh tấn tu hành. Nếu không thấy đời là vô thường là khổ đau thì chúng ta khó mà lìa nó được, mà không lìa các pháp thế gian thì tu hành chẳng đến nơi đến chốn.

Đời sống con người là khổ, là vô thường, đó là một sự thật, nhưng trên đời này có mấy ai hiểu được như vậy. Vì không hiểu được như vậy nên mọi người đều cho đời sống là hằng còn, là hạnh phúc. Cho nên, mọi người lầm tưởng các pháp là thật rồi đua nhau chạy theo ngũ dục lạc: lợi, danh, sắc, thực, thùy, mong đạt cho được nó, nhưng nào ngờ các pháp vô thường, vì các pháp vô thường nên càng chạy theo chúng thì càng gặp nhiều khổ đau. Sống trong đau khổ mà không biết, do đó sống trong tâm điên đảo, tưởng điên đảo, tình điên đảo mà không hay, cứ loanh quanh bám mãi trong tham vọng, chạy theo ngũ dục lạc mà muốn tìm chân hạnh phúc thì làm sao có được. Phải không quý vị? Ngũ dục lạc là ảo ảnh hạnh phúc, là bóng dáng của tâm tham, sân, si. Cho nên, chỉ có những người không thấu rõ đời sống con người là khổ đau, các pháp là vô thường nên mới còn say mê và đắm đuối ham thích chạy theo nó.

Đức Phật xác định: “Con người vì vô minh không thấy các pháp vô thường như thật nên sinh tâm chấp đắm, dính mắc, do chấp đắm, dính mắc nên tâm tham, sân, si lẫy lừng khó ngăn và khó diệt”. Từ tâm tham, sân, si đó mà con người sống trong ác pháp luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Chính vì người ta không thấu rõ như thật đời sống con người là khổ đau và thường thay đổi như mây giữa trời, như sương buổi sáng vì thế mà khổ đau lại chồng chất lên khổ đau của kiếp làm người.

Chỉ có những người nào luôn quán chiếu “Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường” và thấy biết rõ như thật thì người ấy thoát mọi khổ đau. Vậy chúng ta luôn luôn ghi khắc lời dạy này của Phật thì cuộc đời này mới tìm ra chân hạnh phúc.

Câu thứ bảy đức Phật dạy: “Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã”.

Hằng ngày chúng ta luôn nghĩ đến sự khổ đau của kiếp làm người và sự vô ngã của thân tâm và các pháp. Vì thân tâm con người và các pháp không có vật gì tồn tại mãi, tất cả có sinh thì phải có diệt, do đó chúng ta đừng để tâm dính mắc chấp đắm thân tâm và các pháp thì mới có sự giải thoát, mới có sự ra khỏi biển đời đầy khổ đau, chừng đó chúng ta mới hiểu ra đời người chẳng có gì cả, chỉ là một trò ảo ảnh của nhân quả dựng lên, hết tuồng này đến tuồng nọ.

Lời đức Phật dạy: “Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã”. Chúng ta nên ghi nhớ mãi đừng quên lời dạy này. Phải không quý vị? Vì có ghi nhớ lời dạy này chúng ta mới cố gắng buông xả sạch thế gian chỉ còn lại một tâm thanh thản, an lạc và vô sự mà không có một ác pháp nào động được tâm ta. Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã thì chúng ta buông xuống và sạch tất cả lòng dục và các ác pháp.

“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn pháp vô thường buông xuống đi!”

1- Trong mọi thời gian đều nhắc tâm: Tâm phải ly dục ly ác pháp, tâm như cục đất không giận hờn thương ghét ai hết phải thanh thản, phải bất động và phải vô sự.

2- Một ngày đêm phải tập ngồi kiết già, lưng thẳng bốn thời, người mới tu mỗi thời năm phút dần dần tăng lên 30'.

3- Mỗi ngày tập bốn lần, mỗi lần mười hơi thở, hai mắt tập nhìn chóp mũi, chú ý nơi nhân trung cạnh chân mũi, chỗ hơi thở đi ngang ra vào.

4- Tập thở hơi thở bình thường, mười hơi thở rồi nhắc tâm:"tôi thở tôi biết tôi đang thở", tiếp tục tu năm phút xả nghỉ, lần lượt tăng dần lên ba mươi phút.

5- Tập đi kinh hành mười bước đếm đúng mười bước thì lại hướng tâm: "Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành". Chỗ này phải lưu ý: đừng chú tâm vào hai chỗ hơi thở và bước đi, mà hãy chú tâm vào bước đi thì mới đúng nghĩa là đi kinh hành.

Trên Tứ Niệm Xứ Phật dạy: Đi kinh hành là thân hành niệm ngoại còn gọi là chánh niệm tỉnh giác định. Hơi thở là thân hành niệm nội còn gọi là định niệm hơi thở mà các Tổ gọi là quán niệm hơi thở.

Khi đã tập được mười hơi thở không có một tạp niệm xen vào thì lại tiếp tục đếm bước đi kế tiếp, mười một cho đến hai mươi bước, rồi lại hướng tâm một lần nữa, "tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành", khi đếm hai mươi bước và hướng tâm xong, thì lại tiếp đếm bước hai mươi mốt cho đến ba mươi, cứ đếm như vậy cho đến 100 . Nếu đếm như vậy thấy không tiện thì nên đếm từ một đến mười rồi đếm trở lại một đến mười. Nếu có tạp niệm xen vào thì nên lui lại 50 bước , 50 bước còn có tạp niệm xen vào thì lui lại 10 bước xả nghỉ . Xả nghỉ năm phút rồi đi kinh hành lại.

6- Quán xét thực phẩm bất tịnh để tâm không còn ưa thích ăn uống ngon béo ngọt bùi.

7- Quán xét đời sống con người khổ để xa lìa tâm tham đắm vật chất thế gian.

8- Quán xét thân vô thường sự sống chết như chỉ mành treo chuông.

9- Quán xét bịnh là khổ để siêng năng tinh tấn tu hành.

10- Quán xét tâm tham, sân, si, mạn, nghi là ác pháp, là nguy hiểm, là đau khổ.

11- Quán xét thân bất tịnh để phá ngã chấp và để tránh khỏi chấp thân là quan trọng.

12- Quán xét tâm vô thường để không bị lầm chấp tâm là linh hồn, là Phật Tánh, là Bản thể vạn hữu.

13- Quán xét thọ vô thường để tâm bất động khi gặp thọ khổ chẳng hề sợ hãi.

14- Quán xét các pháp vô thường để tâm không tham đắm và dính mắc.

15- Quán tâm từ để không làm đau khổ chúng sanh, để tâm không sân hận.

16- Quán tâm bi để không làm thương tổn chúng sanh.

17- Quán tâm hỷ để tha thứ lỗi lầm của kẻ khác và không thù oán ai hết.

18- Quán tâm xả để tâm thanh thản an lạc vô sự.

19- Khi mọi hoàn cảnh bất an hoặc tai nạn, bịnh tật thì quán xét nhân quả.

20- Mỗi ngày ít nhất phải nhắc tâm một lần, tức là như lý tác ý: "chỉ trong đời này ta phải làm chủ sanh già bịnh chết".
Sưu tầm

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Sống ở đời. ..

Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

Đôi khi buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!

Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Khi Ta bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải bớt hồ đồ một chút.

Khi Ta cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không, ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi. Khi Ta muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi !

Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để chơi Facebook, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là … tuyệt vời !

Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa. Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ đều chỉ là một đống rác mà thôi.

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Hãy luôn nhớ rằng : chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lí cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá $1000, tờ chi phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một chiếc xe giá $100 000 hóa đơn có thể chứng minh. Một căn nhà giá $1 000 000 hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh. Hãy nhớ, sức khỏe chính là “giá trị” nhất !

Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng Ta đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này Ta nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của Ta. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh. Trên thế giới này có thể có người lái xe thay Ta, kiếm tiền thay Ta… nhưng không có ai mắc bệnh thay Ta được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh.
Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter