001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

3 lời khuyên quý hơn vàng bạc của cổ nhân giúp bạn thực sự cải biến vận mệnh


Rất nhiều người cứ một đời mong muốn cải biến vận mệnh của mình để sống sao được tốt, được thoải mái, đủ đầy. Tuy nhiên bạn có biết rằng, cẩm nang thông thái nhất để thay đổi số phận thực ra vẫn đang nằm chính trong tay mình mà không hề hay biết.
Dưới đây là 3 lời khuyên quý hơn vàng bạc của cổ nhân giúp bạn thực sự cải biến vận mệnh của chính mình:
1. Bảo trì suy nghĩ tích cực
Hãy luôn bảo trì những ý nghĩ tích cực, chính diện. Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được rằng ý niệm, suy nghĩ của não bộ con người có thể phát xuất ra năng lượng vật chất, có thể là dưới dạng các sóng điện từ. 
Do vậy, bạn nghĩ điều gì, tin tưởng điều gì thì đều phát ra một loại từ trường như thế ra xung quanh mình. Mắt thường có thể không nhìn thấy nhưng ảnh hưởng của loại từ trường đó lên thân người là rất rõ ràng. 
Tư tưởng của con người có thể thực sự tác động đến các loại vật chất. Nếu bạn suy nghĩ tích cực, vui vẻ, hoà ái, từ trường xung quanh bạn cũng hoà ái, bình hoà như thế. Nếu nghĩ tưởng về những điều tiêu cực, xấu xa, trường sinh học xung quanh bạn cũng u ám, mỏi mệt như vậy. 
Thông qua tư tưởng, lời nói và hành vi của mình, chúng ta ngày ngày tác động tới con người và môi trường xung quanh. Người xưa nói: “Tướng tuỳ tâm sinh, cảnh tuỳ tâm tưởng“, nghĩa là tướng mạo người ta từ tâm mà sinh ra, cảnh vật bên ngoài cũng vì tâm của người ta mà thay đổi. 
Lý luận ấy hết sức đúng đắn, khoa học. Trong tâm bạn suy nghĩ gì, phát xuất ra ý niệm nào thì cơ thể vật chất và môi trường xung quanh bạn cũng sẽ chiểu theo đó mà biến đổi theo.
Mỗi ngày, hãy bảo trì cho mình những suy nghĩ tích cực. (Ảnh theo pinterest.com)
Để dễ hình dung, hãy nhìn nét mặt của một người khi nổi giận, rõ ràng là chau mày, nhăn trán, vô cùng khó coi. Còn một người đang vui phơi phới trong lòng thì hành động, dáng đi đến nét mặt cũng đều sảng khoái, thư thái.
Số phận của bạn cũng sẽ được quyết định từ chính suy nghĩ, thái độ của mình. Bạn sợ hãi điều gì thì nó sẽ càng đến với bạn, dằn vặt bạn. Chẳng hạn bạn sợ thất bại, vậy thì bạn sẽ luôn là người thất bại. Bạn sợ khó khăn, gian khổ thì nghịch cảnh cũng sẽ luôn hướng về phía bạn.
Đứng từ góc độ nhân – quả mà xét, thì tư tưởng chính là “nhân”, còn đời người và cảnh ngộ thuận theo cái tư tưởng ấy chính là “quả”. Đây chính là bạn gieo xuống “nhân” gì thì sẽ gặt lấy “quả” nấy. 
Biết được nguyên lý của quy luật này, bạn sẽ biết vận dụng năng lượng to lớn của tư tưởng để thay đổi số phận của mình. Bạn sẽ trở nên tự tin hơn, sống với thái độ tích cực hơn, chính diện hơn. 
Hẳn bạn đã nghe qua nhiều lần về câu chuyện “Tái ông thất mã”. Ông lão mất con ngựa tưởng là hoạ ai ngờ là phúc. Một hôm nó trở về, lại dẫn theo một con ngựa khác, tưởng là phúc hoá đâu là hoạ. Con trai ông cưỡi con ngựa mới mà ngã gãy chân. Hàng xóm đến chia buồn, ông lão lại tỉnh bơ nói rằng biết đâu hoạ lại là phúc, rủi lại hoá may. Đến kỳ chiến tranh, con trai ông vì gãy chân mà được tha không phải đi lính. Năm ấy trai làng đi lính chết rất nhiều.
Hoạ phúc đến liên miên, đan xen nhau phức tạp. Là phúc hay là hoạ, chính là quyết định ở thái độ của bạn mà thôi.
2. “Từ bi” là loại năng lượng mạnh nhất 
Hãy để trong tâm bạn luôn tràn đầy tình yêu thương bởi đây là thứ năng lượng lớn mạnh nhất. Sở dĩ như vậy bởi từ bi, yêu thương chính là nguồn năng lượng thể hiện bản chất của vũ trụ này. Vũ trụ này chính là thiện lương.
Người xưa nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện“, người ta mới ra đời đã vốn mang sẵn thiện lương. Cả vũ trụ này cũng thế, khi bắt đầu hình thành là hoàn toàn mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần thiện.
Phật gia luôn cho rằng vũ trụ là do các “Đại Giác Giả” (tức những vị thần tối cao, đấng giác ngộ tối cao, toàn năng) sáng tạo nên. Chính vũ trụ đó lại mang đầy đủ tính cách của người làm ra nó, tràn đầy hoà ái, từ bi, tràn đầy thiện lương, tốt đẹp.
Là một con người, chỉ có lan tỏa tình yêu thương, bạn mới nhận lại tình yêu thương. Đừng chỉ yêu thương, ôm ấp cái tôi nhỏ bé của mình, hãy yêu thương hết thảy mọi người chung quanh, bạn bè, cha mẹ, vợ chồng, đồng nghiệp, thậm chí là kẻ thù, cho đến vạn sự vạn vật, dù chỉ là một bông hoa, ngọn cỏ. 
Người Bungary có một câu ngạn ngữ rất hay: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm“. Chỉ cần bạn trao gửi thiện lành, thiện lành ắt sẽ tìm đến bạn.
Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm. (Ảnh minh họa)
3. Làm nhiều việc tốt
Cách tích luỹ năng lượng chính diện tốt nhất chính là hành thiện, tích đức. “Tích đức” chính là bảo tồn, thu giữ những thứ năng lượng tốt ấy. Phật gia cũng giảng có đức thì kiếp sau có thể phát đại tài, làm quan lớn.
Làm việc tốt cũng sẽ bồi bổ đức cho người ta. Người xưa giảng rằng đức hạnh ấy sẽ theo người ta đến nhiều kiếp sinh mệnh trong vòng luân hồi chuyển thế. Người càng tích được nhiều đức thì càng dễ nhận được phúc báo, ví như lại có thể đầu thai làm thân người, không phải chịu đoạ trong địa ngục, có thể lên thiên đàng…
Trên thực tế, làm nhiều việc tốt sẽ khiến môi trường xung quanh bạn cải biến theo. Lấy một ví dụ, khi bạn có thể giữ quan hệ hoà hảo, tốt đẹp với hàng xóm, có thể nghĩ đến họ trước khi nghĩ cho mình thì lập tức môi trường xung quanh căn nhà bạn cũng tốt đẹp hơn lên.
Bạn khó chịu với hàng xóm, thì hàng xóm cũng sẽ luôn căng thẳng với bạn. Không khí thật ngột ngạt, bạn thật sự muốn sống như vậy sao?
Một người tích được nhiều thiện lương thì cũng chính là đã bổ sung thiện lành cho trường năng lượng của mình. Khi đối diện với nguy hiểm, anh ta cũng sẽ nhờ vậy mà có được may mắn, chở che. Nói cách khác, anh ta sẽ được hồi đáp, vì đã gieo một nhân lành, anh ta sẽ hái quả ngọt.
Người bạn thân mến, khi đã đọc xong những dòng này, có lẽ bạn đã hiểu được mình cần phải làm gì để tìm kiếm sự bình an trong kiếp nhân sinh nhỏ nhoi này. Đừng ngại trao gửi yêu thương, thiện lành bạn nhé, bởi nó chính là tài sản lớn nhất đời người!
Sưu tầm

Đừng than thân trách phận, giàu sang hay khốn khó chỉ khác nhau 1 điều duy nhất này


Những lo toan, phiền muộn của cuộc sống một lúc nào đó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực. Bạn nhận thấy dù nỗ lực, cố gắng tới mức nào vẫn không đạt được những điều bản thân mong đợi. Kỳ thực, trong đời này, việc chúng ta trở nên giàu sang, hạnh phúc hay không chỉ khác nhau ở một điều duy nhất. 
Có một chàng trai thường xuyên than phiền về số phận của mình. Anh cảm thấy cuộc đời đối với anh cái gì cũng không tốt. Bạn bè đối xử với anh không như anh mong đợi, công việc của anh không hấp dẫn, không mang lại thu nhập cao, mọi tài sản anh đang sở hữu từ trang phục cho tới điện thoại, xe hơi đều không phải đồ cao cấp.
Một hôm, chàng trai ngồi trong công viên nhìn ngắm trung tâm thương mại sang trọng bên kia đường với dòng người mua sắm tấp nập và cảm thấy vô cùng buồn rầu, ủ rũ. Vừa lúc đó, một ông lão đi ngang qua và dừng lại hỏi han, trò chuyện với chàng trai.
“Chàng trai trẻ, việc gì khiến cháu buồn rầu đến vậy?”. 
“Ông ơi, cháu không hiểu sao mỗi ngày cháu đều làm việc chăm chỉ, vất vả nhưng vẫn rất nghèo”. 
“Nghèo ư? Cháu là một người rất giàu có đấy chứ”.
“Chưa có ai nói với cháu như vậy, cháu thực sự rất nghèo ông ạ”.
“Nếu bây giờ ta muốn một ngón tay của cháu và ta sẽ trả cháu 30 đồng tiền vàng, cháu có đồng ý không?”.
“Không đâu ông ạ!”. 
“Nếu bây giờ ta muốn một bàn tay của cháu và ta sẽ trả cháu 300 đồng tiền vàng, cháu có đồng ý không?”. 
“Không bao giờ ông ạ, cháu không thể lấy bàn tay của cháu đổi lấy số tiền ấy được”. 
“Nếu bây giờ ta muốn đôi mắt của cháu và ta sẽ trả cháu 3000 đồng tiền vàng, cháu thấy thế nào?”. 
Chàng trai thường xuyên than phiền về số phận của mình: Ảnh minh họa
Chàng trai mỉm cười nhìn ông lão. Anh đưa tay lên lần theo từng đường nét trên đôi mắt của mình, kể cả những nếp nhăn hằn lên theo những năm tháng cuộc đời đầy vất vả, suy tư. Bất chợt, anh thấy hạnh phúc khi nhận ra đôi mắt luôn mang đến cho anh cơ hội được nhìn ngắm và chiêm ngưỡng tất cả mọi điều trên thế gian.
Có đôi khi là những hình ảnh xúc động về một tấm lòng tốt, có lúc là nụ cười rạng rỡ và thân thiện của những người xung quanh anh, cũng có lúc lại là những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi. Sau giây phút, anh quay sang nói với ông lão: “Không ông ạ”. 
Ông lão lại tiếp tục thuyết phục: “Cháu muốn trở nên giàu có, vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để đổi lấy sinh mệnh của cháu. Cháu có đồng ý không?”. 
Đặt tay lên ngực, chàng trai cảm nhận từng nhịp đập của trái tim mình. Anh nhớ lại tất cả những ngày tháng đã qua, từ khi còn là một cậu bé được mẹ bế bồng nâng niu cho tới những năm tháng sinh viên luôn ấp ủ khát khao và mơ mộng. Cuộc sống của anh vẫn luôn đầy đủ những sắc màu rạng rỡ, tươi đẹp khi anh thực sự là chủ nhân của cuộc đời mình.
Đến lúc này anh cũng nhận ra sinh mệnh quý giá đến nhường nào, bởi nó là thứ duy nhất trên đời có thể mang đến cho anh tất cả, cũng là thứ không tiền bạc hay vật chất nào sánh được. Chàng trai nhìn ông lão, những giọt nước mắt xúc động của sự thức tỉnh vẫn còn đọng lại trên khóe mắt của anh. Anh nói: “Cháu sẽ không đánh đổi sinh mệnh của mình lấy bất kỳ điều gì”. 
Câu chuyện của chàng trai đã đánh thức chúng ta khỏi giấc mộng lâu dài không lối thoát. Chúng ta trong một xã hội bộn bề, trong một môi trường nơi đồng tiền được xem là vạn năng thường lãng quên sự biết ơn và cảm giác hài lòng của mình. Bởi ta nhận ra ngay cả khi mình thất bại, cuộc sống vẫn tấp nập, vẫn muôn màu muôn vẻ.
Kỳ thực, cuộc sống của chúng ta được hình thành bởi suy nghĩ, niềm tin và mong muốn. Khi con người lớn dần lên theo năm tháng, mong muốn trở nên rõ nét thành những thói quen và nếp sống hàng ngày.
Thói quen được hình thành vô thức, là một trong những công cụ mang lại sức mạnh khiến con người thay đổi khi đó là những thói quen tích cực. Ngược lại, thói quen tiêu cực sẽ nhanh chóng rút kiệt sức mạnh của tự thân chúng ta, khiến ta liên tục rơi vào tình trạng bị “đánh bại”.
Than phiền chính là thói quen như vậy. Nó đánh cắp năng lượng và thời gian của chúng ta, là kẻ thù của thành công và hạnh phúc.
Than phiền là kẻ thù của thành công và hạnh phúc: Ảnh dẫn theo w-dog.net
Phần lớn chúng ta đều xuất phát từ sự không hài lòng trên bề mặt dẫn đến tâm thái không an hòa, từ đó mà than phiền, chán nản và ngày càng lún sâu vào tuyệt vọng.
Tuy nhiên, người xưa đã từng giáo huấn rằng: coi trọng tiền bạc, con người sẽ sống rất khổ, lấy con cái làm trung tâm, con người sẽ sống rất mệt, lấy tình yêu làm gốc, con người sẽ dễ bị tổn thương.
Nếu trong dòng chảy bất tận của xã hội, ta không thể tìm cho mình mục tiêu và giá trị sống, không thể tìm ra điều gì là thực sự quan trọng và có ý nghĩa với sinh mệnh bản thân mình, ta sẽ mãi mãi lang thang trên con đường tìm kiếm sự hài lòng và hạnh phúc, ta sẽ đi mãi mà chẳng thể tới bến tới bờ.
Quả thực, được và mất trong cuộc sống của chúng ta chỉ là sự tương đối. Là được hay là mất, tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và cách đối đãi của chính chúng ta. Nếu không hiểu giá trị của sự trân quý thì cho dù bạn có nắm giữ bao của cải vật chất cũng không thể có được niềm vui.
Nếu không hiểu được sự khoan dung độ lượng thì cho dù có nhiều bạn bè đến đâu thì cuối cùng họ cũng sẽ rời xa bạn. Nếu không hiểu được sự biết ơn thì dù bạn có ưu tú xuất sắc đến mấy cũng khó thành công.
Rốt cuộc, hạnh phúc đích thực với con người trên thế gian này là gì? Chính là luôn hài lòng với những gì mình có và không ngừng nuôi dưỡng một tâm hồn thuần khiết, thuần thiện. Đó là điều duy nhất có thể nói lên rằng cuộc đời bạn là giàu sang hay khốn khó mà thôi.
Một người chỉ có bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn, người ấy mới tràn đầy dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập dòng năng lượng thuần chính thì sẽ tự hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính trong đất trời.
Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân đều nói rằng “Đức” kết nối và tương hợp với trời và đất. Người nào có nhiều Đức tất sẽ được trời xanh bảo hộ, phù trợ. Đức chính là tài sản lớn nhất của đời người.
Sưu tầm

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Đời người như bóng câu qua cửa

Câu thành ngữ phương Đông đó dạy ta điều gì. Đó là trách nhiệm sống ở đời.

Đời người không dài lắm; kể cả trong thời đại ngày nay tuổi thọ của con người có tăng lên đáng kể. Ví đời người như bóng câu qua cửa sổ là cũng để diễn tả rằng: Anh ta mới ngày nào đó mà đã ra đi rồi, nhanh như đàn chim câu trắng thoắt hiện trong cửa bỗng thoắt biến ra ngoài cửa hoặc như đàn ngựa ngoài đường vụt nhanh qua cửa nhà mình.

Do vậy mà con người khi đang sống phải sống như thế nào cho ra sống, cho xứng đáng với non sông, đất nước, đất nước; sống phải có ích, phải để lại cho đời những điều có lợi cho sự phát triển.

Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích. Thời gian là một dòng chảy thẳng, đều đặn liên tục; không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ nhỡ tay, sẩy chân sửa sai. Chớ để cho thời gian trôi qua vô vị để rồi đến khi hối tiếc thì đã muộn.

Trên đời này không thiếu người cứ sống theo thói quen, để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc. Đến khi về già nhìn lại thật buồn cho một đời người lãng phí. Khi đó có muốn dạy lại điều gì cho con cháu thì cũng không đủ can đảm để thực hiện.

Không có mùa xuân quanh năm nhưng có tâm hồn trẻ mãi

Mùa xuân là thời gian đầu năm có thời tiết và quang cảnh thiên nhiên đẹp nhất, phù hợp với tình cảm nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó nằm trong những tháng ngày nhất định rồi cũng phải nhường chỗ cho những mùa khác (hạ, thu, đông).

Trên đời này ở hành tinh này không có mùa xuân quanh năm, cũng không có mùa xuân vĩnh cửu.

Song tâm hồn con người thì vẫn có thể trẻ mãi dù cho năm tháng lần lượt trôi đi, tuổi tác chồng chất, da dẻ nhăn nheo, chân tay mềm yếu. Để cho tâm hồn cằn cỗi (tri thức hao mòn, tình cảm khô khan, ý thức thấp kém…) nhất là trong khi tuổi chưa cao là tự xóa bỏ mình, tự xóa bỏ mùa xuân trong lòng mình, tự cắt ngắn đời mình.

Trên thực tế, không ít người có tâm hồn trẻ mãi. Bác Hồ khi đã về già vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào nhân dân, và tương lai đất nước, vẫn ham đọc sách, làm thơ và vui chơi với các cháu trong lúc vẫn lo toan bộn bề công việc hệ trọng. Nhà văn Nguyễn Tuân khi đã bước vào tuổi cao ông vẫn rất nhiều bạn bè, vẫn hàn huyên mọi chuyện trên đời kể cả chuyện tình yêu trai gái.

Tâm hồn cằn cỗi - mất trẻ, trí óc mẫn tuệ - chẳng già

Sự già trẻ của con người không hoàn toàn phụ thuộc vào thể xác và tuổi tác, nhất là tính tình và phong cách sống.

Có những người còn trẻ, chỉ mới khoảng ba, bốn mươi tuổi mà tính tình và phong cách sống cứ như ông cụ non. Nhưng lại có không ít người già, tuổi đã sáu, bảy mươi tuổi song tính tình và phong cách sống lại trẻ trung hoạt bát chẳng kém mấy thanh niên.

Những điều nghịch lý đó thường phụ thuộc vào tâm hồn trí tuệ con người. Khi mà tâm hồn nghèo nàn cằn cỗi, trí óc rỗng tuếch thì con người dù còn ít tuổi cũng đã mất hết sức sống trẻ trung. Nhưng khi tâm hồn còn phong phú, trình độ hiểu biết dồi dào luôn cập nhật với các vấn đề thời cuộc thì dẫu đã nhiều tuổi vẫn không già.

Thành ngữ phương Đông có câu: “Đừng sợ sự già nua của tuổi tác, chỉ sợ sự cằn cỗi của tâm hồn”. Tục ngữ của vùng Đông Âu có câu: “Tâm hồn cằn cỗi, mất trẻ; Trí óc mẫn tuệ, chẳng già”.

Rõ ràng những tư tưởng lớn đã gặp nhau. Trong thời đại ngày nay càng phải hết sức coi trọng việc trau dồi cho mình một tâm hồn tươi tắn, một tiềm năng hiểu biết cần thiết và phong cách sống văn minh, hòa nhập.

Không sợ già, chỉ sợ tâm hồn cằn cỗi

Già, trẻ là những kết quả tự nhiên của sự biến động thời gian. Người nhiều tuổi bước vào tuổi hưu người ta thường coi là tuổi già. Đó là lẽ tự nhiên, là điều thường tình không có gì phải sợ. Vả lại có sợ, nó cũng đến; quy luật muôn đời mà. Ta cố gắng ăn uống, ngủ, chơi bời, làm việc điều độ thì sức khỏe giữ được lâu, tốc độ lão hóa của cơ thể cũng chậm lại.

Điều quan trọng thực sự đáng sợ là sự cằn cỗi của tâm hồn. Có không ít người, tuổi chưa nhiều nhưng đã lo sống gấp, tự xóa bỏ hết mọi nhu cầu văn hóa trí tuệ. Tâm hồn của con người có bị sự chi phối bởi tuổi tác nhưng nó còn bị sự chi phối của nhiều yếu tố khác như sự tích lũy tiềm năng trí thức, sự tu dưỡng tính tình, tư cách, tư tưởng, quan hệ bạn bè, môi trường sống… Sinh hoạt tâm hồn là một dạng hoạt động vật chất khác. Nó rất cần cho cuộc sống của con người, nó duy trì và phát huy hiệu quả làm việc, nó làm tăng khả năng cảm nhận, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp trên đời.

Bước vào tuổi già mà tâm hồn còn phong phú, trẻ trung thì cũng hạn chế được rất nhiều mặt khó tính do tuổi tác mang lại. Sự phong phú, trẻ trung của con người dễ làm cho ta quên sự già nua của tuổi tác, luôn luôn cảm thấy yêu đời và lạc quan và do đó tuổi thọ cũng dễ được kéo dài. Đó là hạnh phúc lớn lao của con người và cũng là may mắn lớn cho con cháu. 
Sưu tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Nghiệp tái sanh

Khi một người còn sống hằng ngày thân, miệng, ý thường hay hoạt động tạo ra nghiệp lực, nghiệp lực có thiện và có ác. Hành động ác thì làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp khổ chẳng lợi mình lợi người mang đến sự khổ đau cho nhau, tạo cuộc sống chung như Địa Ngục, còn hành động thiện thì không làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp thiện lợi mình lợi người mang đến hạnh phúc cho mọi người tạo cuộc sống chung an vui, thanh thản như cảnh giới Thiên Đàng.

Khi con người chết rồi tất cả toàn thân ngũ uẩn đều trả về môi trường sống của nó chẳng còn một vật gì là của ta dù chỉ còn lại một chút xíu nhỏ như đầu mũi kim cũng không còn, nhà cao cửa rộng con bầy cháu đàn cũng chẳng còn gì, vàng bạc châu báu ngọc ngà cũng vô nghĩa, chỉ còn lại nghiệp ác, thiện mà thôi.

Nghiệp ác, thiện là gì? Nghiệp ác, thiện nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ứng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý ác hay thiện mà thôi.

Từ trường toàn thiện thì không có duyên để hợp nên không tái sanh chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Còn từ trường thiện nhiều ác ít thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ*. chứ không có linh hồn đi tái sanh. Từ trường ác cũng vậy sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ v.v... sống nơi ẩm ướt dơ bẩn, thời gian sống quá ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.

* Từ trường thiện không còn có duyên để hợp nên không tạo ra thế giới, còn từ trường ác thì có các duyên để hợp mới tạo ra thành thế giới gồm có: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, do dục giới, sắc giới và vô sắc giới nên mới tạo ra thế giới khổ đau.
Sưu tầm
Người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát.

Tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác, cũng như tội làm khổ mình còn nặng tội hơn tội làm khổ người. Vì chính mình, mình còn làm khổ cho mình thì có ai mà mình từ bỏ. Tội tự giết mình còn mang thêm một cái tội nữa là tội trốn tù. Người giúp cho người tự tử là người có tội tòng phạm giết người.

Người già ốm bệnh hoạn sống dở chết dở, nên tự mình hoặc nhờ người khác để chấm dứt cuộc đời. Đối với luật nhân quả thì người đó tránh né trốn tội và như vậy tội còn nặng hơn.

Luật nhân quả rất công bằng khi một người làm ác thì phải trả quả khổ. Già, ốm, bệnh hoạn sống dở chết dở là đang trả những quả mà trước kia mình đã gieo nhân ác. Sao bây giờ vội tự sát để tránh quả khổ này ư? Nếu tránh được quả khổ thì làm sao còn có luật công lý và công bằng được? Đừng nghĩ rằng chết là hết khổ, chết là một sự tiếp nối trong đau khổ hơn. Nếu tự sát chết cho hết khổ, điều này không bao giờ có được. Luật nhân quả không phải lấy cái chết là hết tội được, đối với luật pháp thế gian chết là hết tội, nhưng với luật pháp của nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ kế tiếp và tội còn nặng hơn. Tại sao vậy?

Tại vì khi tự sát, mình mắc tội giết người và còn thêm một cái tội nữa là tội trốn tù. Cho nên kẻ tự sát là kẻ trốn nghiệp, những người tự sát như vậy là những người hèn nhát trước cái khổ mà trốn tránh, không dám nhìn thẳng cái khổ, không dám lấy cái khổ làm niềm vui cho mình, không dám lấy cái khổ để trả nghiệp, không biết chuyển khổ làm vui, chuyển họa làm phước, xưa đức Phật dạy:

“Đứng lại thì chìm xuống
Tiến tới thì trôi dạt
Chỉ có vượt qua”.

Kẻ gặp khổ mà đứng lại là kẻ hèn nhát chỉ biết kêu khóc, rên la, than thân, trách phận, oán trời trách người, làm như vậy có lợi ích gì? Hoặc vào chùa cúng bái, tế lễ, cầu xin thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được gì? Hoặc trốn bỏ đi tu vào chùa thì những người này có tìm sự giải thoát chỗ nào được, đó là hạng người tránh né.

Kẻ gặp khổ cầm dao tự sát, hay uống thuốc độc hoặc thắt cổ, nhảy sông trầm mình tự tử, đó là những người trôi dạt, những người hèn nhát, những người này bị nhân quả xỏ mũi, những người này nô lệ cho nhân quả, những người này vô đạo đức thiếu ý chí làm người.

Người ta cứ nghĩ rằng khi chết là hết khổ, sự thật không phải thế, khổ là do nhân quả, ăn ở chẳng lành khiến cho bao nhiêu người khác khổ, vì thế mà phải thọ quả khổ để đền trả những điều mình đã làm ác và như vậy không phải là đạo lý. Tại sao làm cho kẻ khác khổ bây giờ lại trốn tránh? Một đời dám ăn thịt chúng sanh, biết bao nhiêu xương máu và sự đau khổ của loài vật khác đã đem vào cuộc sống của mình mà bây giờ không dám nhìn thẳng sự khổ ấy? Không dám vui nhận sự khổ ấy? Cớ sao lại phải tự tử. Tự tử đâu có nghĩa là thoát khổ mà còn phải thọ khổ gấp trăm ngàn lần. Tại sao vậy ?

Vì tự tử tội ác chồng lên tội ác, các phật tử đừng nghĩ rằng mình tự giết mình là vô tội. Đối với luật nhân quả không có thời gian và không gian, nó chỉ biết có thiện và ác mà thôi, vì không có không gian nên nó trừng phạt quý vị chịu khổ đau trong nhiều thân và nhiều kiếp; vì không có thời gian nên sự thưởng phạt của nó liên tục không gián đoạn, nên quý vị bỏ thân này thì lại tiếp tục thân kia để chịu khổ đau và cái khổ đau này lại chồng lên cái khổ đau khác nữa.

Người tự tử đối với luật nhân quả được xem là tội giết người, phải xử phạt tội như xử phạt kẻ cố sát, còn thêm một tội nữa là tội trốn pháp luật (luật định của nhân quả).

Người giúp đỡ cho người tự tử cũng là có tội tòng phạm giết người. Một lời nói khiến cho người ta chết là tội giết người. Rầy mắng con cái khiến con cái tự tử là tội giết người. Vợ chồng rầy rà cãi vã khiến chồng hoặc vợ tự tử đều là tội giết người.

Tóm lại, người tử tự là người trốn luật nhân quả, là con người không thể nào trốn luật nhân quả được, dù trốn bất cứ nơi đâu cũng không thể thoát khỏi, trốn luật nhân quả càng trốn luật nhân quả là bị luật nhân quả chi phối nặng thêm tức là thọ khổ nhiều hơn nữa, chỉ có điều duy nhất là tâm bất động trước luật nhân quả là đã chuyển được nhân quả.

Hỡi các phật tử! Tất cả những sự đau khổ tận cùng của sinh mạng con người, nếu ai không dao động tâm, thì thân tâm người ấy sẽ mát lạnh, chính người ấy đã chuyển được nhân quả của người ấy, người ấy thoát khổ.

Bởi vậy người tự tử là người ngu si tự mình làm khổ thêm cho mình, tạo thêm tội ác cho mình, Đức Phật dạy: “thọ là vô thường” có gì mà chúng ta phải sợ, vì thọ có khi có, có khi không, có gì mà chúng ta lo sợ.
Sưu tầm


Vòng kim cô và góc khuất cuộc đời!

Đời người như một thoáng mây bay. Tưởng lâu nhưng mà nó trôi qua rất nhanh. Quanh đi quẩn lại đã về già rồi!

Sinh ra ta được bố mẹ mình chăm sóc, nuôi dạy trưởng thành rồi được bố mẹ dựng vợ gả chồng. Sau đấy đến lượt chúng ta lại phải làm các công việc đó với con cái mình. Lại phải lo cho con cháu. Cái vòng tròn nghĩa vụ và trách nhiệm đó cứ luẩn quẩn như vậy từ đời này đến đời khác. Thực ra trong cuộc đời của một con người đâu chỉ có vòng kim cô đó mà còn có một vòng kim cô nữa là: Sinh-Lão-Bệnh-Tử

Đố ai mà không qua hai vòng kim cô của cuộc đời này!

Ở Phương Tây vòng kim cô nuôi dạy con cái đã dược đơn giản bớt. Con cái họ cứ qua tuổi trưởng thành (18 trở lên) là họ hầu như để cho con tự lập. Trách nhiệm của họ lúc con cái đã trưởng thành hầu như chấm dứt. Còn ở các nước Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam thì vòng kim cô thứ nhất này vẫn siết chặt lấy chúng ta cho đến lúc ta trở về cát bụi!

Vòng kim cô Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật tự nhiên nên con người ở nơi đâu trên trái đất này đều không thể cải tiến được nhiều. Nếu có cải tiến được chăng thì chỉ có ít nhiều (sống điều độ. vô tư, điều kiện sống tốt...thì có thể kéo dài cuộc sống được ít nhiều còn chủ yếu thuộc về số phận và di truyền mà thôi!).

Trong cuộc đời của một con người cụ thể bao giờ cũng có một góc khuất nhất định mà chỉ có người đó mới biết thôi. Góc khuất để giấu những riêng tư. Góc khuất để che giấu bộ mặt thật của mình. Người tốt không muốn phô trương mặt tốt của mình ra họ thường dấu nó vào đây, ngược lại những người giả dối thì dấu bộ mặt đểu cảng của mình vào đây còn người ngoài chỉ nhìn thấy ở họ mặt tốt mà thôi! Nhìn qua cái gì cũng thấy họ hoàn hảo cả.

Theo tôi thì trời sinh ra mình như thế nào thì mình cứ sống như thế. Không cần phải cố gắng để có được cái tốt giả dối cho mình. Cứ phải che dấu và mang cái mặt nạ TỐT suốt cuộc đời thì còn gì là thoải mái nữa. Cuộc đời ngắn ngủi mà không được sống là chính mình theo tôi là một nổi bất hạnh lớn đó!

Cuộc sống trần gian là có thật. Cuộc sống cõi âm có tồn tại hay không thì ta sẽ khám phá sau vì nó là cuộc sống (nếu có) thì dài vô hạn. Người nào cũng sẽ có nó mà. Các vị không gì phải vội! Vấn đề là ở cuộc sống trần thế này ta hãy nên sống là CHÍNH MÌNH!
Sưu tầm

Nhịp điệu cuộc sống

Trong cuộc sống mọi thứ đều là nhịp điệu. Bạn hạnh phúc và thế rồi tiếp đó là bất hạnh. Đêm và ngày, mùa hè và mùa đông; cuộc sống là nhịp điệu giữa hai cực đối lập. Khi bạn cố gắng trở nên nhận biết, cùng nhịp điệu sẽ có đó: lúc thì bạn nhận biết và lúc thì không.

Cho nên đừng tạo ra vấn đề, bởi vì bạn là chuyên gia thế trong việc tạo ra vấn đề từ trời xanh, bạn có thể tạo ra vấn đề, và một khi bạn đã tạo ra vấn đề thế thì bạn muốn giải quyết nó. Thế thì có những người sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời. Vấn đề sai bao giờ cũng được trả lời bằng câu trả lời sai. Thế thì nó có thể tiếp diễn tới vô hạn; thế thì câu trả lời sai lại tạo ra câu hỏi sai. Cho nên từ chính lúc ban đầu, người ta phải nhận biết không tạo ra vấn đề sai. Bằng không, toàn thể cuộc sống cứ diễn ra và theo hướng sai. Bao giờ cũng cố hiểu đừng tạo ra vấn đề. Mọi thứ đều dao động theo nhịp, và khi tôi nói mọi thứ, tôi ngụ ý mọi thứ. Yêu, và có ghét; nhận biết, và có vô nhận biết. Đừng tạo ra vấn đề nào: tận hưởng cả hai.

Trong khi nhận biết, tận hưởng việc nhận biết, và trong khi vô nhận biết, tận hưởng việc vô nhận biết - không cái gì là sai, bởi vì vô nhận biết giống như nghỉ ngơi. Bằng không, nhận biết sẽ trở thành căng thẳng. Nếu bạn thức hai mươi bốn giờ, bạn nghĩ bạn có thể sống được bao nhiêu ngày? Không có thức ăn người ta có thể sống được ba tháng; không ngủ, trong vòng ba tuần người đó sẽ phát điên và người đó sẽ cố tự tử. Ban ngày bạn tỉnh táo; ban đêm bạn thảnh thơi, và thảnh thơi đó giúp bạn ban ngày lại được tỉnh táo hơn, tươi tắn. Các năng lượng đã được trải qua một thời kì nghỉ ngơi; chúng lại sống động hơn vào buổi sáng.

Cùng điều này sẽ xảy ra trong thiền: vài khoảnh khắc bạn hoàn toàn nhận biết, tại đỉnh núi; vài khoảnh khắc bạn ở trong thung lũng, nghỉ ngơi - nhận biết đã biến mất, bạn đã quên. Nhưng cái gì sai trong nó? Điều đó là đơn giản. Qua vô nhận biết, nhận biết sẽ nảy sinh trở lại, tươi tắn, trẻ trung; và điều này sẽ tiếp diễn. Nếu bạn có thể tận hưởng cả hai bạn trở thành cái thứ ba, và đó là điểm cần được hiểu. Nếu bạn có thể tận hưởng cả hai điều đó nghĩa là bạn không là cả hai - không là nhận biết, không là không nhận biết - bạn là người tận hưởng cả hai. Cái gì đó của cõi bên kia đi vào. Thực ra, đây là nhân chứng thực. Hạnh phúc bạn tận hưởng - cái gì sai khi hạnh phúc đã qua và bạn đã trở nên buồn? Cái gì sai trong nỗi buồn? Tận hưởng nó đi. Một khi bạn trở nên có khả năng tận hưởng nỗi buồn, thế thì bạn không là cả hai.

Và điều này tôi bảo bạn: rằng nếu bạn tận hưởng, nỗi buồn có cái đẹp riêng của nó. Hạnh phúc có chút ít nông cạn; nỗi buồn là rất sâu, nó có chiều sâu trong nó. Người chưa bao giờ buồn sẽ nông cạn, chỉ ngay trên bề mặt. Buồn giống như đêm tối - rất sâu. Bóng tối có im lặng trong nó, buồn cũng có. Hạnh phúc lục bục, có âm thanh trong nó. Nó giống như dòng sông trong vùng núi non; âm thanh được tạo ra. Nhưng trong vùng núi sông không bao giờ có thể rất sâu; nó bao giờ cũng nông. Khi sông tới đồng bằng nó trở nên sâu, nhưng âm thanh dừng lại. Nó di chuyển dường như không di chuyển. Nỗi buồn có chiều sâu.

Tại sao tạo ra rắc rối? Trong khi hạnh phúc, cứ hạnh phúc đi, tận hưởng nó. Đừng bị đồng nhất với nó. Khi tôi nói hạnh phúc, tôi ngụ ý tận hưởng nó. Để cho nó là bầu khí hậu mà sẽ di chuyển và thay đổi. Sáng đổi thành trưa, trưa đổi thành chiều tối, và thế rồi đêm tới. Để hạnh phúc là bầu khí hậu quanh bạn. Tận hưởng nó, và thế rồi buồn tới... tận hưởng điều đó nữa. Tôi dạy bạn tận hưởng, bất kì cái gì là hoàn cảnh. Ngồi im lặng và tận hưởng nỗi buồn, và đột nhiên nỗi buồn không còn là buồn nữa, nó đã trở thành khoảnh khắc an bình im lặng, đẹp trong bản thân nó, không gì sai trong nó.

Và thế rồi giả kim thuật tối thượng tới, điểm mà đột nhiên bạn nhận ra bạn không là cả hai - không hạnh phúc không buồn rầu. Bạn là người quan sát - bạn quan sát đỉnh núi, bạn quan sát thung lũng; bạn không là cả hai.

Một khi điểm này được đạt tới bạn có thể cứ mở hội mọi thứ. Bạn mở hội sống và bạn mở hội chết. Bạn mở hội hạnh phúc, bạn mở hội bất hạnh. Bạn mở hội mọi thứ. Thế thì bạn không bị đồng nhất với bất kì cực nào. Cả hai cực đã trở thành sẵn có cho bạn cùng nhau, và bạn có thể di chuyển từ cực nọ sang cực kia một cách dễ dàng. Bạn đã trở thành tựa chất lỏng, bạn tuôn chảy. Thế thì bạn có thể dùng cả hai, và cả hai có thể trở thành sự giúp đỡ trong trưởng thành của bạn.

Nhớ điều này: đừng tạo ra vấn đề. Cố hiểu tình huống này, cố hiểu tính cực của cuộc sống. Mùa hè trời nóng, mùa đông trời lạnh - vậy vấn đề là ở đâu? Mùa đông tận hưởng lạnh đi, mùa hè tận hưởng nóng đi. Mùa hè tận hưởng mặt trời. Ban đêm tận hưởng sao và bóng tối, ban ngày tận hưởng mặt trời và ánh sáng. Bạn làm việc tận hưởng thành sự liên tục của bạn, bất kì cái gì xảy ra. Mặc cho nó thế nào bạn cứ tận hưởng. Bạn thử nó, và đột nhiên mọi thứ được tôn lên và được biến đổi.                             (Sưu tầm)

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Trên đời này, có một loại người còn nguy hiểm hơn tiểu nhân và ác nhân, đừng bao giờ mắc vào

Trên đời này, có một kiểu người còn nguy hiểm hơn tiểu nhân và ác nhân, đừng để mắc vào. Đó chính là “vô minh”.
Trong Phật giáo, vô minh mang ý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt, tức là không nhìn thấy bản chất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọi hiện tượng.
Kết quả hình ảnh cho đức phật“Vô minh” chính là điều rất khủng khiếp hơn cả ác nhân và tiểu nhân. Nó khiến người ta không nhận ra được sai lầm, thậm chí tin rằng mình là đúng, không nghe khuyên nhủ của người khác, mà làm theo vọng tưởng của mình. 

Hãy đọc qua câu chuyện này:
"Có một anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợ lại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồn tất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồn vui vàhạnh phúcduy nhất của anh. Một hôm, vì việc buôn bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về, trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổ vô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen. Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khóc thật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anh đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa. Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thương con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu. 

Một thời gian sau, một hôm đứa bé trốn thoát được bọn cướp, tìm đường lần mò về làng. Đứa bé tìm được căn nhà mới của cha mình thì lúc ấy đã nữa đêm, nó đập cửa liên hồi. Trong nhà, người cha đang nằm khóc trên giường, gói tro đặt bên cạnh, liền cất tiếng hỏi :
Ai đấy ?
Đứa bé đáp lại : Con đây, cha ơi, con của cha đây, mở cửa cho con với !
Trong lúc đang lo buồn và hoang mang, người cha lại ngỡ rằng có kẻ nào muốn trêu chọc, chế nhạo cảnh khổ đau của mình, liền giận dữ và hét to lên :
Hãy cút đi, cứ để yên cho ta !
Và rồi anh ta lại tiếp tục khóc, đứa con vẫn tiếp tục đập cửa. Nhưng người cha nhất định cho rằng đấy không phải là con mình, vì bên cạnh con mình đang nằm yên trong cái bọc lụa quý. Đứa bé thất vọng, đau khổ và bỏ đi. Từ đó hai cha con không còn gặp lại nhau nữa".
Như vậy, vô minh không phải là mộtsự kiện thiếu hiểu biết, mà là một sự hiểu biết sai lạc và lầm lẫn, như trường hợp người cha đoan chắc tro của con mình đang được gói trong cái bọc lụa quý. Sự hiểu biết sai lạc hay vô minh chính là nguồn gốc của khổ đau. Ta hãy lấy một thí dụ trongcuộc sống thường nhật, chẳng hạn một số người có trí thông minh khác thường, chẳng những trí thông minh ấy không giúp gì được cho họ, lại còn làm cho họ điêu đứng hơn. Không hẳn sự thiếu hiểu biết gây ra khổ đau, nhưng chính trí thông minh sai lạc đã giữ vai trò trực tiếp. Kinh sách gọi trí thông minh sai lạc là tà kiến.
Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter