001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017


Cổ nhân dùng người: Thà giao trọng trách cho người ngốc còn hơn kẻ tiểu nhân

Cổ nhân có câu: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, không biết lòng”. Trong lịch sử, những ví dụ về người bởi vì có thể nhìn thấu được người khác mà làm thành được việc lớn là nhiều không kể xiết. Nhưng cũng có không ít trường hợp vì không nhận biết được lòng người mà phải chịu tai ương, họa nạn.

Image result for Qua gushixuexi.com
(Hình minh họa: Qua gushixuexi.com)

Xưa kia, Tôn Tẫn bởi vì không nhìn ra được lòng dạ con người Bàng Quyên mà bị chặt chân, chịu đựng khổ nạn vì bị người bạn học cũ này hãm hại. Hàn Phi bởi vì không nhìn rõ được con người của Lý Tư mà cuối cùng phải chết thảm trong ngục giam.
Sau khi đã trải qua rất nhiều những sự tình thực tế, cổ nhân đã tổng kết ra những lời giáo huấn dạy bảo về cách nhìn người và dùng người. Những lời giáo huấn này vẫn một mực có ích với không chỉ người xưa mà cả con người thời nay. Dưới đây xin trích dẫn một số cách “nhìn người” và dùng người của một số vị tướng lĩnh, quan lại nổi tiếng trong lịch sử.

1. Tăng Quốc Phiên

Tăng Quốc Phiên nói “Một người làm tướng, làm quản lý mà không thể nhìn ra một người là tốt hay xấu thì nói gì đến cách dùng người được?”
Ông cũng dạy về cách nhìn người rằng: “Tà chính khán nhãn tị; nhược yếu khán điều lí, toàn tại ngữ ngôn trung”. Ý tứ là, một người là tà hay chính, có thể nhìn vào mũi và ánh mắt là có thể biết. Nếu một người mà có mũi và mắt bất chính, tức là giống như trong tục ngữ nói “mắt nhìn xiên, mũi lệch vẹo”thì theo cách nhìn người của Tăng Quốc Phiên, người này khẳng định là không chính, có rắp tâm, mưu tính xấu. Người như thế thì khó dùng.

2. Tư Mã Quang




Tư Mã Quang nói:“Phàm thủ nhân chi thuật, cẩu bất đắc thánh nhân, quân tử nhi dữ chi, dữ kì đắc tiểu nhân, bất nhược đắc ngu nhân.” Phương pháp lựa chọn nhân tài và sử dụng nhân tài chính là nếu tìm không được thánh nhân thì hãy giao trọng trách cho người quân tử. Bởi vì người quân tử có tài cán sẽ dùng tài cán của mình vào việc thiện. Kẻ tiểu nhân sẽ luôn nghĩ cách dùng tài cán của mình vào việc ác.
Người quân tử tự có tiêu chuẩn cao về đạo đức nên luôn hành thiện ở khắp mọi nơi. Kẻ tiểu nhân có chút tài cán, lại được giao trọng trách thì sẽ lợi dụng tài cán mà không việc ác nào không làm nhằm đoạt được lợi ích bản thân.
Nếu không tìm được ai thì thà rằng giao cho kẻ ngốc còn hơn giao trọng trách cho kẻ tiểu nhân. Bởi vì kẻ ngốc cho dù có muốn làm việc ác thì cũng bởi vì trí tuệ không đủ, khí lực cũng không có nên vẫn sẽ có người khác chế ngự được họ. Trái lại, kẻ tiểu nhân âm mưu quỷ kế có đủ cả, lại táo bạo nên khi được giao trọng trách thì sẽ giống như “ác hổ sinh cánh”, dẫn đến nguy hại khó lường.

3. Gia Cát Lượng


Image result for gia cát lượng
Gia Cát Lượng (Ảnh qua hujiang.com)

“Dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét chí hướng của đối phương”.
Câu này có ý nghĩa là đưa ra vấn đề đúng sai rõ ràng để hỏi đối phương nhằm xem xét chí hướng của đối phương như thế nào. Cũng là để xem thái độ của đối phương có đặc điểm gì, lập trường của người này như thế nào.
Muốn đánh giá một người có đáng trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được cách nhìn nhận của người đó có phải tích cực, chính xác hay không? Bởi vì trung thành là điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố cơ bản nhất.
Người làm tướng nếu như không phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả là vô cùng thảm hại. Theo Gia Cát Lượng, “chí” là yếu tố đứng hàng đầu.
“Giao việc và cho đối phương tự hẹn thời gian hoàn thành để xem chữ tín của họ”
Muốn biết khả năng giữ chữ tín của một người đạt đến mức độ nào, đừng ngại dùng cách này. Hãy giao cho họ một công việc và để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này, sau cùng xem thời gian hoàn thành có đúng như thời gian đã hứa hay không. Nếu như họ giữ đúng hẹn thì họ là người biết giữ chữ tín, ngược lại nếu như không đúng thời gian đã định thì thành tín của người này có vấn đề.
Đương nhiên, chỉ cần dùng một cuộc hẹn cũng có thể nhìn ra sự thành tín của một người. Có thể một lần khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của đối phương.
Thành tín là cái gốc của làm người, làm việc, nó có sự tương thông và là thể hiện của “chí”.

4. Lã Bất Vi


Image result for Cổ nhân
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

“Dùng vui mừng để xem khả năng tiết chế của đối phương”
Con người khi ở vào trạng thái vui vẻ thì thường thường sẽ khó tiết chế được bản thân. Cho nên, dùng vui mừng để xem năng lực tiết chế của một người, xem phẩm đức của người đó có phải là kiên định ngay chính hay không, xem có phải đó là người “đắc ý mà cao ngạo” hay không?
“Dùng sợ hãi để xem khả năng kiên trì của đối phương”
Ở vào lúc sợ hãi, chúng ta có thể nhìn thấy được một người có phải là có năng lực kiên trì đến cùng hay không, có phải người ấy thực sự là dũng cảm hay chỉ là “hảo hán bề ngoài” mà thôi.
Thời cổ đại, khi kết giao bạn bè, đối nhân xử thế, cần hiểu rõ tính cách, phẩm chất của đối phương được coi là một việc vô cùng quan trọng. Đây cũng được xem là bài học đáng giá mà người xưa để lại cho hậu nhân.
Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

9 mẩu chuyện đáng suy ngẫm: Trên đường đời, mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình


Image result for đường đời Ảnh: shutterstock.comĐường đời, mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình. Có đôi khi, chúng ta không nhìn thấy hạnh phúc của chính bản thân mình, cứ luôn nhìn về phía hạnh phúc của người khác. Quả thật, mọi việc trong cuộc sống luôn không thể như ý được, “có mất thì mới có được”.
Cùng đọc 9 mẩu chuyện ngắn dưới đây và suy ngẫm:

#1

Một người cha nọ không tìm thấy đồng hồ nên rất tức giận, tìm khắp nơi cũng không thấy. Đến khi ông ra ngoài rồi, con trai ông lặng lẽ vào phòng, chỉ một lúc sau đã tìm thấy chiếc đồng hồ.
Người cha hỏi:“Sao con tìm được vậy?”. Cậu bé trả lời:“Con chỉ yên lặng ngồi xuống, một lúc sau con nghe thấy tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ”.
*Chúng ta càng nôn nóng tìm thì sẽ càng không tìm thấy thứ mà mình cần, chỉ khi “bình tâm tĩnh khí” lại thì mới nghe thấy được âm thanh từ những thứ xung quanh và từ trong tim.

#2

Một binh sĩ bị kẻ địch tấn công và bị ngã xuống núi. Kẻ thù đuổi theo phía sau, anh trốn bên trong một hang động nên không bị phát hiện. Đột nhiên cánh tay anh bị cắn rất đau, thì ra chỉ là một con nhện, anh vừa định giết nó thì bỗng mềm lòng, thấy tội nghiệp nên thả nó đi.
Không ngờ con nhện sau đó bò lên cửa động giăng một lớp màng tơ, quân địch đuổi đến động nhìn thấy lớp mạng nhện đó, đoán là trong động không có người nên bỏ đi.
*Nhiều khi, giúp đỡ người khác đồng thời cũng là đang tự giúp chính mình.
Image result for đường đời Ảnh: shutterstock.com

#3

Một ông cụ nói với con trai của ông rằng: “Con hãy nắm chặt tay lại và nói cho cha biết cảm giác của con là gì?”. Người con nắm chặt tay rồi nói:“Con cảm thấy hơi mệt ạ!”.Ông cụ tiếp tục:“Con hãy thử nắm mạnh hơn nữa!”.Người con trả lời:“Con thấy mệt hơn ạ! Có hơi tức thở ạ!”
Ông cụ lại nói:“Vậy con hãy buông ra đi!”.Người con thở dài một hơi:“Con thấy thoải mái hơn nhiều rồi ạ!”.Ông cụ:“Khi con cảm thấy mệt mỏi, con càng nắm chặt thì sẽ càng mệt, thả lỏng nó ra thì sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều!”
*Đây quả là một lý lẽ rất đơn giản, buông tay thì mới nhẹ nhõm được!



#4

Hai con hổ, một con ở trong lồng, một con sống trong thế giới hoang dã. Hai con hổ này đều cho rằng nơi ở của chúng không tốt, cứ luôn ngưỡng mộ đối phương.
Chúng lựa chọn đổi thân phận, ban đầu thì vô cùng vui vẻ. Nhưng lâu dần, hai con hổ đều chết: một con đói mà chết, một con chết vì buồn bã.
*Có đôi khi, chúng ta không nhìn thấy hạnh phúc của chính bản thân mình, cứ luôn nhìn về phía hạnh phúc của người khác. Thật ra, những gì mà bạn đang có chính là những gì mà người khác đố kỵ.



#5

Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
*Đại Đạo là chí giản chí dị!

triết lý, đường đời
(Ảnh: Internet)

#6

Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.
*Đôi khi, chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường thì khó khăn đối với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với bản thân mình.



#7

Một người đàn ông đi mua xe mất đến 100.000 USD, nhưng người này chỉ mang theo có 99.998 USD tiền mặt, còn thiếu 2 USD. Đột nhiên anh ta phát hiện ở cửa có một người ăn xin, anh ta bèn ra nói với người kia:“Xin anh hãy cho tôi 2 USD, tôi phải mua xe!”. Người ăn xin nghe xong thì rất phóng khoáng đưa cho anh ta 4 USD và nói:“Mua cho tôi một chiếc với”.
*Người phóng khoáng, trong tâm cũng suy nghĩ đơn giản!

triết lý, đường đời
(Ảnh: Internet)

#8

Quạ đen bay đến một cái cây thì gặp được bồ câu. Cả hai đều đậu trên cành cây nghỉ ngơi, bồ câu thấy quạ đen bay rất vất vả bèn quan tâm hỏi han: “Anh muốn đi đâu vậy?”.
Quạ đen căm giận đáp: “Kỳ thực ta không muốn rời đi, nhưng người dân nơi này đều ghét bỏ tiếng kêu không hay của ta”.
Bồ câu mới tốt bụng nói: “Đừng phí sức, nếu như anh không thay đổi được tiếng kêu của mình, thì dù bay đến đâu, anh cũng đều sẽ không được hoan nghênh đâu“.
đường đời

*Có những lúc, thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính mình.

#9

Một vị sư phụ hỏi đệ tử:“Nếu các con phải nấu một ấm nước, lửa cháy được một nửa thì nhận ra không đủ củi để làm sôi ấm nước, vậy các con sẽ làm thế nào?”.Có đệ tử nói rằng sẽ nhanh chóng đi tìm củi, có người lại nói đi mượn củi, có người nói là đi mua củi. Vị sư phụ này nói:“Vì sao không đổ bớt nước trong ấm đi?”.
*Mọi việc trong cuộc sống luôn không thể như ý được, có mất thì mới có được.
Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Thắng hòa thượng một gánh củi, cậu bé không ngờ đã mất đi thứ đáng giá hơn nhiều

Cậu bé bày trò cá cược với vị hòa thượng và đã thắng được một gánh củi. Cậu cho rằng mình thật thông minh, nhưng nào ngờ đã vô tình đánh mất đi thứ còn đáng giá hơn nhiều…

Image result for Thường thì vào những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hay. (Ảnh: Pinterest)
Thường thì vào những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hay. (Ảnh: Pinterest)

Thua và thắng
Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.
Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?”
“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu”, cậu thiếu niên trả lời.
Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi”.
Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi”. Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.
Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu”. Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.
Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy, nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh củi về nhà.
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.
Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông giơ tay tát con một cái, giọng giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy!”
Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền bắt cậu gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.
Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ”.
Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.
Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.
Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao?
Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết”.
Cảm ngộ: Thắng, thua, thành, bại là những chuyện thường xuyên giày vò cuộc sống của con người. Thường thì vào những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hay.
Image result for Thường thì vào những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hay. (Ảnh: Pinterest)
                              Lương thiện là thứ quý giá nhất trên đời mà chúng ta cần nắm giữ. (Ảnh: Pinterest)

Công Tôn Nghi từ chối nhận ba ba
Công Tôn Nghi là Tể tướng của Lỗ Mục Công – vua nước Lỗ dưới thời Chiến Quốc. Ông có một sở thích đặc biệt với các món chế biến từ ba ba. Biết điều này, người người mang ba ba đến nhà tặng cho ông, tuy nhiên Công Tôn Nghi đều nhất loạt từ chối.
Em trai ông lấy làm lạ, liền hỏi: “Huynh vốn thích ăn ba ba, tại sao người ta có lòng tốt mang đến tặng, huynh lại không nhận?”
“Chính vì huynh thích ba ba nên mới không thể nhận. Ăn vài con thì không sao nhưng nếu thường xuyên nhận quà của người khác, chẳng phải huynh tự bôi nhọ thanh danh của mình, mang tiếng nhận hối lộ sao. Đến lúc đó, chức tể tướng sẽ không thể giữ được.
Khi đó, có thèm ăn ba ba đến cỡ nào cũng khó mà được ăn. Bây giờ, không nhận của người khác, huynh có thể yên ổn làm tể tướng, tận hưởng các món ăn yêu thích thêm vài năm nữa là điều có thể”.
Cảm ngộ: Trong 6 điều hối hận lớn trong đời mà Tể tướng thời Bắc Tống – Khấu Chuẩn lưu lại cho hậu thế, có câu đúc kết từ trí tuệ và trải nghiệm của người xưa:
“Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc”, ý rằng phàm là những người gánh vác trên vai quyền và trách nhiệm với dân, hãy bỏ qua tư lợi để làm tốt vai trò nhiệm vụ của mình, kẻo có ngày hối hận cũng đã muộn.
                                                                                                                         Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter