001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Con người gặp nhau bởi chữ duyên, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời


Nếu một ngày nào đó phải xa cách, cũng đừng than thân, trách phận. Hãy an nhiên với lòng rằng, vạn sự tùy duyên.
Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta sẽ gặp gỡ nhiều người khác nhau, có những cuộc gặp gỡ lưu luyến, suốt đời không thể quên được, đó chính là duyên phận. Chẳng có một ai có thể hiểu rõ được điều đó. Bởi, trong cuộc sống này, có những người hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại có thể đồng cảm với nhau. Nhiều người cứ tưởng sẽ hòa hợp gắn bó với mình suốt đời, thì lại không thể bên nhau. Người cứ cố gắng theo đuổi đến mấy cũng không thành. Giống như câu người ta vẫn thường nói: “Theo tình, tình chạy, chạy tình, tình theo”.

Phật nói rằng, cuộc sống con người luôn nối tiếp, luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, thừa hưởng và mang nợ lẫn nhau. Duyên đến duyên đi, khó có thể cưỡng cầu.


Ở giữa cuộc sống này, “biển người mênh mông” người với người gặp nhau là duyên tiền định, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời. Cũng vì thế, mà có nhiều cặp vợ chồng chỉ một lần gặp gỡ cũng thành phận trăm năm. Nhiều cặp vợ chồng yêu nhau rất sâu đậm, cứ tưởng một đời gắn bó, nhưng cuối cùng mỗi người một ngã.

Trước sự đổ vỡ của hôn nhân, người ta trách nhau vì lòng dạ thay đổi, sẵn sàng xúc phạm tổn thương nhau vì sự phản bội. Nhưng họ không biết rằng, cả hai đã trả hết nợ từ kiếp trước.

Phật bàn về nhân duyên rằng, cái gì cũng có thời điểm và giai đoạn của nó. Hôm nay có duyên phận không có nghĩa là ngày sau nó vẫn còn vĩnh viễn. Bởi thế, khi đã gặp được nhau thì hãy nắm tay thật chặt, hết lòng quý trọng, thương yêu. Nếu một ngày nào đó phải xa cách, cũng đừng than thân, trách phận. Hãy an nhiên với lòng rằng, vạn sự tùy duyên. Với người không có duyên nữa thì dù có vun đắp đến bao nhiêu cũng là dư thừa.


Nhân duyên con người ngắn ngủi, lại đáng quý, chúng ta nên biết trận trọng và giữ gìn, đừng để mất đi rồi mới hối hận. Nếu đã cố gắng hết sức nhưng không thể níu kéo được nữa thì hãy buông tay. Bởi nó đã đi tới tận cùng của con đường, hãy nhẹ lòng, thanh thản mà dứt đi. Vạn sự trên đời này, gặp gỡ hay chia ly đều đã được an bài.

Phật nói rằng, muốn gặp được người để cùng nhau trả nợ đời đời, sống yên ấm, thì bản thân phải tự cầu phúc, tạo ra. Để có được mối duyên thực sự dành cho mình, họ phải tu trăm năm mới cùng chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối. Mối duyên vợ chồng phải biết vun đắp, cố gắng thật nhiều mới có được.

Nhiều người thầm trách đời, vì chờ đợi mãi cũng không tìm được người ưng ý. Nếu chưa gặp đúng người cũng là do bản thân ta chưa tu đủ phúc, duyên chưa đủ sâu. Nhân duyên chưa tới, thì cứ bình tĩnh sống tốt, hướng Phật, tích phúc. Cuộc sống này có nhiều thứ đáng để chúng ta trân trọng, có nhiều tình cảm đẹp khác cần nâng niu. Cứ sống lạc quan, mở lòng với mọi người, ắt duyên sẽ đến. Nếu nghĩ được vậy, con người sẽ không phải chìm trong khổ đau và sự oán hận. Họ luôn có một niềm tin mãnh liệt trong cuộc sống nhờ sự chân thành, hướng thiện.
Sưu tầm

Tham tiền bạc và vật chất

Tiền bạc và vật chất là cuộc sống của con người. Có người bảo rằng: “Tiền bạc là huyết mạch của con người”. Lời nói này không sai, nhưng tiền bạc phải làm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình, bằng trí óc, bằng sức lao động, thì tiền bạc ấy mới xứng đáng là huyết quản trong cơ thể chúng ta.

Còn tiền bạc làm bằng những thủ đoạn gian xảo, lừa đảo, ăn đút lót, bắt chẹt sức lao động của người khác, cân non, đo thiếu, lường lận, v.v... để có nhiều tiền bạc, để cho cuộc sống của mình trở thành đế vương trên mồ hôi nước mắt và sức lao động của mọi người, thì tiền bạc và vật chất đó sẽ làm hại mình và không biết bao nhiêu tai hoạ sẽ đến với mình mà không ngờ và không đề phòng được.

Dù tham tiền bạc bằng sức lao động của mình, nhưng cũng vẫn phải làm khổ mình rất nhiều, cần nên phải lưu ý: Vốn lòng tham không đáy, do đó tiền bạc có biết bao nhiêu cho vừa, cho đủ. Vì chưa biết đủ, nên phải cố gắng đem hết sức lao động bằng trí óc hoặc bằng chân tay ra làm. Do tham tiền bạc nên đã tự làm khổ mình mà không biết. Tham tiền bạc này không xấu, nhưng phải biết dừng, không biết dừng thì chúng ta trở thành tên nô lệ cho tiền bạc.

Còn tham tiền bạc do mánh khoé thủ đoạn gian xảo, lừa đảo, trôm cắp, cướp giật, ăn đút lót, bóc lột sức lao động, v.v... là đáng lên án. Tham tiền bạc theo kiểu này là làm hại mình rất lớn.

Ví dụ: Minh Phụng, Trần Đàm, Năm Cam... đều do tham tiền bạc, dùng đủ loại mánh khóe thủ đoạn để cướp của nhà nước, của nhân dân và giết người bịt đầu mối, nên bị tù tội chung thân, án tử hình. Tham tiền bạc như vậy đưa đến những tai hại rất lớn cho đời sống của mình, của gia đình và cả xã hội đất nước.

Một người lính cảnh sát kinh tế bị móc ngoặc hoặc ăn đút lót hối lộ, cho hàng lậu thuế vào trong nước, gây nên kinh tế đất nước bị xáo trộn. Nếu ăn đút lót hối lộ cho thuốc phiện, xì ke ma túy vào trong nước thì gây tác hại cho thanh niên, thiếu niên. Đó là một tai hại rất lớn cho đất nước. Một đất nước mà thanh niên và thiếu niên nghiện ngập thì tương lai đất nước ấy không còn sáng tỏ. Đó là do tham tiền mà tạo ra sự khổ cho nhiều người, nhiều gia đình. Nếu sau này bị phát giác ra được thì phải tù tội chung thân, mang án tử hình không thể tránh khỏi.

Một cảnh sát giao thông ăn đút lót hối lộ để người lái xe phạm luật đi đường, gây tai nạn giao thông, có khi mình chết người khác chết; có khi bị thương trở thành người tàn tật và tài sản bị hư hao nặng, khiến cho nhiều người khổ đau.

Người cảnh sát hải quan ăn đút lót hối lộ cho nhập vào những văn hóa phẩm đồi trụy, sách vở phim ảnh khiêu dâm đã gây ảnh hưởng không tốt cho tuổi trẻ, làm thanh thiếu niên hư hỏng, trụy lạc, khiến cho nền đạo đức quê hương lần lần thoái hóa. Đó là một tai hại rất lớn cho đất nước, mà người cảnh sát tham tiền bạc đã gây tạo nên những sự xấu xa cho quê hương, Tổ quốc.

Những người cảnh sát này sau khi bị cấp trên phát hiện sự ăn hối lộ như vậy, thì họ đồng rủ nhau đi ở tù. Những hành động làm sai này khiến tâm hồn của những người cảnh sát luôn luôn sống trong lo sợ phập phồng.

Chính tâm hồn lo lắng, sợ sệt là nỗi khổ đau.

Cho nên, tham tiền bạc là một hành động làm hại mình.

Tham tiền bằng cách lừa đảo người, cân non đo thiếu, đồ tốt tráo đồ xấu. Đó là những hành động làm hại mình mà không biết.

Việc làm non thiếu, tráo trở như vậy làm sao tránh khỏi tai họa cụt tay, cụt chân. Chỉ một tai nạn giao thông xảy ra là có thể thiếu hụt tay chân một cách dễ dàng.

Có khi bệnh tật xảy ra khiến đui mù, hoặc tai điếc làm cho sáu căn không đầy đủ. Người không tật nguyền trở thành người tật nguyền. Đôi khi người tham không xảy những tai họa trên, nhưng lại chính người thân trong gia đình họ như con cái sanh ra tật nguyền, chân dài, chân ngắn, chột mắt, gù lưng... Đó là hành động gian tham tiền bạc mà sảy ra tai họa như vậy.

Từ hành động làm tiền không chân chánh, tưởng có nhiều tiền là hạnh phúc, là trên hết. Nhưng nào ngờ luật nhân quả không tha thứ cho một ai. Làm những điều không phải thì phải gánh lấy sự không hay. Đừng tưởng có tiền là mua Tiên cũng được. Không đâu, có tiền nhiều là có tai họa nhiều. Người xưa có lời khuyên bảo chúng ta: “Tiền bạc là con rắn độc, cần nên tránh xa nó”. Nhưng người đời có mấy ai tránh xa nó đâu. Thấy tiền bạc là lao đầu tới.

Cho nên, tham tiền bạc nhiều là làm hại mình nhiều, làm hại mình nhiều thì cũng làm khổ mình nhiều.

Lòng tham tiền bạc nhiều thúc đẩy chúng ta làm những điều gian xảo bất chánh, khiến tai họa đến làm cho đời sống chúng ta càng khổ nhiều hơn. Tâm hồn lúc nào cũng bất an, vì sợ mọi người biết việc làm bất chánh.

Dù chúng ta tham tiền bạc chân chánh, thì cũng còn phải ra công sức làm việc ngày đêm mới có tiền bạc. Đổi lấy tiền bạc bằng sức lao động cực nhọc như trên chúng tôi đã nói.
Cho nên, càng tham tiền bạc nhiều thì càng phải cực nhọc và lo lắng nhiều.

Vì tham tiền bạc nên tâm trí đâu được nghỉ ngơi, đâu được có những phút giây an lạc thanh thản, vô sự của tâm hồn.

Vì thế, tham tiền bạc là làm hại mình.

Làm hại mình như vậy thì không bao giờ có đức bi tâm.

Tham tiền bằng cách cướp giật của người bằng cờ bạc gian lận. Hàng ngày chúng ta đọc báo chí trong nước, có nhiều băng nhóm cướp giật của người khác, hoặc tổ chức cờ gian, bạc lận hàng tỷ bạc. Nhưng những băng nhóm này có tồn tại mãi đâu. Cuối cùng thì rủ nhau đi ở tù và lãnh án tử hình. Của cải tài sản bị nhà nước tịch thu.

Như vậy tham tiền là làm hại mình. Các bạn có thấy đúng không? Có tiền bạc nhiều ăn ngủ không yên giấc vì lo sợ trộm cướp; có tiền bạc nhiều ăn ngủ không yên giấc vì con cái phá hoại của cải, tài sản; có nhiều tiền bạc thì tâm dục sinh nên ăn chơi, cờ bạc, rượu chè be bét, v.v...

Các bạn suy nghĩ những điều này có đúng không? Có của cải tài sản nhiều cũng là một nỗi khổ, nhưng không có của cải tài sản cũng là một nỗi khổ. Cho nên giàu sang cũng khổ, mà nghèo đói cũng khổ. Đó là một quy luật của cuộc đời, làm người không ai tránh khỏi.

Chỉ có những người biết sống đạo đức nhân bản - nhân quả thì mới thoát ra khỏi quy luật này.

Ở đây chúng tôi nói về lòng tham tiền bạc là làm hại mình, làm khổ mình. Thế mà trong đời có mấy ai hiểu điều này để mà tự ngăn chặn lòng tham tiền bạc, để không làm hại mình. Người hiểu được điều này rất ít, nhưng người làm được điều này lại càng không có.

Bởi khi chúng ta muốn làm một điều gì thì phải cân nhắc kỹ lưỡng, để tránh hậu quả làm khổ mình, làm hại mình. Nhất là về tiền bạc, vì nó là nguyên nhân mang đến cho ta nhiều sự khổ đau.

“Ngày xưa, có một nhà tu hành, khi nhìn thấy vàng bạc châu báu ở dưới một góc ruộng lúa, thì họ vội vàng tránh xa nơi đó. Có người hỏi nhà tu hành:

Sao ông thấy vàng bạc châu báu mà vội vàng rời bỏ nơi đó. Vậy có ý nghĩa gì? Nhà tu hành đáp:

- Đó là loại rắn độc nhất ông ạ!”

Chúng ta hãy suy nghĩ lời nói này, tiền bạc càng gần chúng ta thì tai họa và sự khổ đau càng nhiều.

Vì cuộc sống, chúng ta phải cần lao để sống, không nên ăn bám vào người khác, chứ đừng nên tham muốn tiền bạc nhiều, nó sẽ đưa chúng ta vào chỗ làm hại chúng ta, nó sẽ đưa chúng ta vào con đường tội lỗi.

Đạo đức không làm khổ mình không chấp nhận lòng tham muốn tiền bạc. Vì thế, người có đạo đức nhân bản - nhân quả thì phải sống trong đức bi tâm, có sống trong đức bi tâm thì mới không làm hại mình, không tham muốn tiền bạc.

Trong xã hội loài người, lòng ham muốn tiền bạc chắc ai cũng không tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta để lòng ham muốn tiền bạc sai bảo chúng ta, thì sẽ có những điều tội lỗi mà chúng ta không thể từ chối được.

Một bác sĩ móc ngoặc với bệnh nhân về phòng mạch của mình. Đó cũng là lòng tham tiền.

Một thầy giáo móc ngoặc với học sinh về mở lớp dạy thêm cũng là cách thức tham tiền.

Tham tiền bạc như ông bác sĩ và ông thầy giáo đã đánh mất lương tâm nghề nghiệp cao quý của mình.

Thật ra trên đời này, lòng tham tiền bạc đã đánh mất giá trị đạo đức làm người.

Một người phụ nữ vì tham tiền bạc, phải lấy ông già tuổi hơn cha mẹ, như vậy là đạo đức gì? Một cô gái vì ham tiền bạc phải bán thân làm nghề mãi dâm, thì giá trị đạo đức làm người đã bị đánh mất. Những cô gái Việt Nam vì tham tiền bạc nên lấy chồng ngoại quốc, nhưng không ngờ cuối cùng lại làm nô lệ, tôi tớ lau chùi, quét dọn nhà cửa và chăm sóc cho một ông già bệnh bán thân. Tham tiền bạc đã đưa con người đi đến những nơi cơ cực, phũ phàng của kiếp làm người, mất hết cả quyền sống tự do.

Một dấu ấn tham tiền bạc trong đầu mọi người, nhất là người phụ nữ này, họ đáng “thương hại” hay đáng “khinh bỉ”. Thưa các bạn? Một nhà làm tôn giáo vì tham tiền bạc, đã biến tôn giáo ấy thành một nghề nghiệp làm ra tiền như bao nghề nghiệp khác trong xã hội. Nghề làm tôn giáo trông có vẻ tôn kính, oai nghiêm, trịnh trọng hơn tất cả các nghề khác, nhưng lại tệ hại hơn các nghề nghiệp khác. Là vì làm nghề tôn giáo là nghề nghiệp phi đạo đức, vì gieo rắc trong đầu óc mọi người một thế giới siêu hình ảo tưởng, một sự mê tín ngàn đời đã trở thành một nếp nhăn khó bỏ trong đầu của mọi người, khiến cho con người chết cứng trong thế giới ấy. Còn một tai họa ghê gớm hơn nữa, đó là gieo vào lòng mọi người một đam mê huyền lực siêu việt (thần thông). Đến giờ này, hễ ai nói đến tôn giáo là người ta liên tưởng đến thần thông.

Thực tế, thần thông chẳng đem lại lợi ích gì cho con người cả, chỉ là một trò ảo thuật giải trí, chứ không áp dụng làm lợi ích cho sự sống của loài người.

Vậy mà các nhà làm tôn giáo thường biểu diễn thần thông, để thu hút tín đồ. Đó là một thủ thuật lừa đảo con người.

Thật sự, thần thông chỉ là một năng lực của tưởng uẩn trong ngũ uẩn của một con người, khi một nhà làm tôn giáo thường tập luyện làm cho năng lực tưởng phát triển, để dùng nó tạo ra thế giới siêu hình và những trạng thái lạ lùng. Nhờ đó lừa đảo, dụ dỗ người khác tin tưởng, gia nhập theo tôn giáo của mình. Lấy số tín đồ đông đảo tạo cho mình một thế lực để đương đầu với mọi thế lực khác. Thế lực chỉ phục vụ danh và lợi cho cá nhân của giáo chủ. Chẳng bao giờ chúng ta thấy sự bình an chân thật trong các tôn giáo, mà chỉ là một sự bình an ảo tưởng trong tinh thần của chúng ta mà thôi.

Ví dụ: có bao giờ một tôn giáo đem thần quyền ra dẹp giặc ngoại xâm bao giờ chưa? Hay phải biết bao máu xương của người dân nước ấy đổ xuống kiên cường chông ngoại xâm. Lịch sử của mỗi dân tộc đã chứng minh điều này.

Đất nước Tây Tạng huyền bí tập trung về những thần thông kỳ lạ ở xứ này. Nhưng khi giặc đến xâm chiếm đất nước này, thì chính Phật Sống Lạt Ma đã chạy bỏ nước đi lưu vong xứ người.

Phật giáo Tây Tạng là thần thông đệ nhất. Sao các nhà sư không đem ra giải cứu quê hương của mình. Vậy những người tu tập theo Phật giáo Tây Tạng có thần thông để làm gì? Xem thế chúng ta biết, rằng thần thông chỉ là một trò ảo thuật biểu diễn giải trí, chứ chẳng có lợi ích gì cho dân, cho nước. Phải không hỡi các bạn? Đạo đức nhân bản - nhân quả không chấp nhận những trò lừa đảo, bất cứ những sự lừa đảo nào, dưới những danh hiệu nào? Một khi ngầm chứa bên trong một điều phi đạo đức thì lần lượt nhân quả sẽ làm tan vỡ những tấm bình phong, để mọi người thấy rõ bản chất gian xảo, lừa đảo của tôn giáo.

Tóm lại, tham tiền bạc, vật chất sẽ thúc đẩy chúng ta làm những điều gian xảo và tội lỗi, gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho chính bản thân mình. Nhất là điều quan trọng, chúng ta đã đánh mất lương tri, lương tâm đạo đức làm người. Khiến chúng ta giống như một loài ác thú, chỉ còn biết làm ra tiền bạc để phục vụ ăn uống là trên hết.

Rốt cuộc thì người có tiền thực sự muốn một cuộc sống ra sao?


Hồi còn nhỏ ngồi chiếc xe đạp cà tàng, ăn dưa cải muối, nhìn thấy người ta ngồi xe gắn máy tiêu diêu tự tại, lòng không khỏi ao ước. Đợi đến sau này sắm được chiếc xe gắn máy rồi lại nhìn thấy người ta có tiền lái xe hơi, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, sống ở thành phố lớn, lòng thật thèm muốn biết bao! 
Kết quả hình ảnh cho người giàu
Sau này lớn lên dốc sức kiếm tiền, cuối cùng cũng đã lái được xe hơi, ăn thịt, uống rượu. Lúc này ngoái đầu nhìn thì lại thấy người có tiền đang đạp xe đạp, ăn mấy món rau dại mà lúc trẻ ta dùng để nuôi heo trong nhà, không còn hút thuốc, cũng không uống rượu nữa, hơn nữa còn chuyển về sống ở vùng thôn quê.

Trời đất ơi, rốt cuộc là họ đang nghĩ gì? Có thể nói cho tôi biết trước một tiếng hay không? Nếu biết trước là thế, tôi đã đợi các ông ở chỗ ban đầu. Mấy chục năm nay vì để được như họ, tôi đã khổ sở mệt mỏi biết bao, giờ đây lại phải chạy trở về.


Tối qua cùng ăn cơm với mấy ông chủ lớn, tôi hỏi họ: “Các ông có tiền nhiều như vậy, lý tưởng và mục tiêu sống của các ông rốt cuộc là gì vậy?”. Họ nói: “Đợi phấn đấu thêm mấy năm nữa sẽ về làng quê, mua một miếng đất, nuôi một bầy gà, vịt, ngỗng, heo, chó, trồng một chút hoa cỏ. Mùa xuân hái rau dại, mùa hè thì câu cá, mùa thu thì bẻ bắp ngô, mùa đông thì quét dọn tuyết. Còn những lúc nhàn rỗi không có chuyện gì thì hẹn mấy người bạn đánh mấy ván cờ, uống chút rượu, trò chuyện tán gẫu, cuộc sống làng quê thật là thanh bình dễ chịu!”.

Ăn cơm xong tôi về nhà ngẫm nghĩ cả một hồi lâu. “Trời ơi, ước vọng của những người có tiền lại chính là cuộc sống hiện giờ của mình! Thế thì tôi còn phấn đấu làm gì nữa. Lên giường đánh một giấc thôi!”. 

Kết quả hình ảnh cho đồng quê
Lời bàn:

Chuyện cười này chia làm hai đoạn, vậy nên tâm đắc cũng chia thành hai đoạn. 

Đoạn thứ nhất:

Người ta sở dĩ sống được ung dung tự tại là bởi biết sống vì bản thân. Còn những người sở dĩ sống thật mỏi mệt là bởi họ sống là vì người khác. Con người ta thường luôn ngưỡng mộ người khác, vậy nên hay lấy đối phương là mục tiêu để mình theo đuổi cả đời. Nhưng sau khi bản thân mình đuổi kịp rồi, lại ngưỡng mộ người khác lần nữa, bởi vậy lại gắng sức theo kịp người ta.
Cuộc sống này vốn là của mình, ta cũng nên lý trí cân nhắc xem cuộc sống thật sự mà mình mong muốn là gì. Nếu như cứ nhất mực thèm muốn khuôn mẫu cuộc sống của người khác, thế thì lại dốc cả một đời để theo đuổi. Dù cho một ngày kia có đuổi kịp rồi, lúc đó lại phát hiện cuộc sống của đối phương chưa hẳn đã thích hợp với mình. Rốt cuộc, điều mà chúng ta nhìn thấy được chỉ là cái vỏ bề ngoài của cuộc sống người khác. Ai cũng không biết rõ được rằng lối sống đó có thật sự thích hợp với mình, có thật là điều mình mong muốn hay không?
Đoạn thứ hai:

Trong câu chuyện trên nhìn thì thấy cuộc sống của mấy người bạn kia như nhau, nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn giống nhau. Người trước là vì cuộc sống, người sau là vì niềm vui. Dẫu rằng hai bên đều là cuộc sống như nhau, nhưng tâm trạng và bản chất lại có chỗ khác biệt rất lớn.

Rốt cuộc người trước là vì cuộc sống nên phải làm việc cật lực, vậy nên cần phải làm tốt công việc, không cho phép có bất cứ sai sót nào. Còn người sau thì cuộc sống đã không cần phải lo toan, làm việc chỉ là vì hứng thú, làm tốt làm dở đều không có quan hệ gì, điều quan trọng trong quá trình làm việc cảm nhận được niềm vui là được rồi.

Nhưng câu chuyện này cũng đã nói ra một loại mâu thuẫn của con người. Người ta lúc trẻ đã hy sinh sức khỏe để theo đuổi tiền bạc, đến khi về già, thân thể bệnh tật lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khỏe. Con người ta cả đời đều là trải qua trong quá trình theo đuổi. Thiết nghĩ nếu như có thể giảm thiểu dục vọng, ham muốn, vậy thì cuộc sống hẳn sẽ bình thản và hạnh phúc hơn biết bao rồi! 
Sưu tầm

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Khi phiền lòng hãy đọc bài này, những câu nói cảm động lòng người!

Kết quả hình ảnh cho phiền lòng

Đời người ngắn ngủi, bạn có biết như thế nào là hạnh phúc? Người không cần thật đẹp, chỉ cần có tình yêu thương; người không cần phải thật giàu, chỉ cần cảm thấy ấm áp. Biết thỏa mãn, biết đạm bạc, đó chính là hạnh phúc!

Có một số việc, không phải không để ý, mà là có để ý thì sẽ như thế nào đây!
Đời người không có chữ nếu, chỉ có hậu quả và kết quả.
Trưởng thành chính là dùng nụ cười để đối diện với mọi việc.
Đường, có lúc không thông thì ta sẽ chọn đi đường vòng.
Tâm, lúc không thoải mái, thì ta xem nhẹ nó đi.
Tình cảm, đến lúc rời bỏ, nên để tùy ý.
Có một số việc, cố gắng chút sẽ trôi qua.
Có một số người, rất hung ác, thì nên quên đi.
Có chút khổ sở, chỉ cần cười lên, sẽ tiêu tan hết thảy.
Có tổn thương, đau đớn qua đi, còn lại chính là sự kiên cường.
Rượu, không uống thì sẽ không say; người, không mệt mỏi sẽ không gục ngã; tâm, không bị thương sẽ không tan nát; việc, không học sẽ không biết.
Vạn người theo không bằng một người thương; vạn người yêu không bằng một người hiểu. Chuyện tình cảm không ai có lỗi với ai, chỉ có ai không hiểu ai; người cùng với người không có ai rời bỏ ai, chỉ có thể là ai không biết quý trọng ai.
Người không cần thật đẹp, chỉ cần có tình yêu thương; người không cần phải thật giàu, chỉ cần cảm thấy ấm áp. Biết thỏa mãn, biết đạm bạc, đó chính là hạnh phúc! Trong cuộc đời có một người yêu ta, hiểu ta, bao dung ta, lo lắng cho ta, thì ta chính là người hạnh phúc nhất.
Nếu có một ngày, có một người sẽ đi vào cuộc sống của ta, làm cho ta hiểu được vì sao ta cùng với những người khác đều không có kết quả. Kỳ thật, không có cái gì là không thể buông tay.

Kết quả hình ảnh cho phiền lòng
Thời gian trôi qua, khi ta nhìn lại, ta sẽ phát hiện, những thứ mà ta tưởng sẽ không thể buông tay, chỉ như là một lực đẩy, giúp ta trưởng thành.
Khi biết rằng mình có thể phấn đấu, thì đừng bỏ cuộc. Chờ đợi thật khổ sở, nhưng hối hận sẽ càng khổ sở hơn. Lúc tâm tình không tốt, nhắm mắt lại, tự nói với chính mình, đây chỉ là ảo giác. Khóc cho mình nghe, cười cho người khác nhìn, đây được gọi là nhân sinh. Cho dù chính mình không vui vẻ, cũng tuyệt đối không đi quấy nhiễu hạnh phúc của người khác, đây là nguyên tắc.
Những chuyện đã qua thì hãy để cho nó qua đi, nhất định phải bỏ qua.
Cho dù đánh mất tất cả, cũng không được đánh mất nụ cười.
Cuộc đời không có điểm dừng, hiện tại luôn là điểm xuất phát.
Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào, không thể bỏ cuộc, chỉ có thể giữ vững ý chí phấn đấu, mới có thể chứng tỏ được sự tồn tại của sinh mệnh.
Cuộc sống mặc dù có khó khăn, nhưng nhất định phải tự mình đứng vững, không được dễ dàng dựa vào người khác. Học cách nhẫn nại, đừng phạm sai lầm của người khác, cũng đừng lấy sai lầm của người khác mà trừng phạt chính mình.  
Hôm nay có thể là đại sự, nhưng tới ngày mai sẽ trở thành việc nhỏ; Năm nay sẽ là đại sự nhưng tới sang năm sẽ trở thành chuyện đã qua; kiếp này là đai sự, nhưng đến kiếp sau sẽ thành truyền thuyết. Chúng ta cùng lắm cũng chỉ là người có chuyện xưa mà thôi, cho nên, trong cuộc sống, trong công việc gặp việc không như ý, thì hãy nói với chính bản thân mình rằng: Hôm nay sẽ là quá khứ, ngày mai sẽ là tương lai, một ngày mới lại bắt đầu, cần buông bỏ hết thảy mọi thứ.
Đời người tựa như cây Bồ công anh, nhìn thì như tự do, nhưng thân bất do kỷ. Nhân sinh không có nếu, chỉ có hậu quả cùng kết quả.
Vận mệnh chỉ do mình nắm giữ, người khác không thể nắm được.
Trưởng thành, chính là dùng nụ cười để đối diện với mọi việc.

Cái gì là của mình, thì sẽ là của mình. Càng muốn chiếm lấy thì càng dễ dàng mất đi.
Sưu tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Không cần quý nhân phù trợ, bạn vẫn sẽ hạnh phúc cả đời nếu làm theo 3 điều này

Kết quả hình ảnh cho quý nhân phù trợCuộc đời là tổng hợp của tất cả những điều ngẫu nhiên và tất yếu. Chính vì vậy, may mắn và bất hạnh, vui vẻ và buồn đau luôn song hành tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, dù trong những lúc không thuận lợi nhất, chúng ta vẫn có thể sống một cách bình an và hạnh phúc nếu biết chọn cho mình thái độ sống, lối sống mẫu mực và đúng đắn.
Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 3 điều để cuộc sống của bạn thêm hạnh phúc và vui vẻ.

Điều thứ nhất: Sống ở đời, không nên tính toán quá nhiều, hãy thuận theo lẽ tự nhiên

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, có rất nhiều điều chúng ta mong muốn đạt được. Chúng ta muốn có đời sống vật chất đầy đủ và sung túc, đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh. Chính vì vậy, ta thường không ngừng suy nghĩ và tính toán để thỏa mãn được tất cả những nhu cầu của bản thân.
Tuy nhiên, dù tính toán chi ly, kĩ lưỡng thế nào, sẽ vẫn có những lúc ta rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng, bởi mọi việc không thể lúc nào cũng diễn ra theo cách ta mong đợi, kết quả đạt được cũng không phải là điều chúng ta mong cầu. Tâm của chúng ta cũng vì thế mà mất sự hồn nhiên, thanh thản do áp lực, lo toan, suy nghĩ.
Thế nhưng, nắm giữ hạnh phúc cũng giống như nắm giữ một nắm cát trong tay. Nếu ta siết tay càng chặt thì cát sẽ chảy ra càng nhanh. Nhưng nếu ta mở lòng bàn tay, nắm cát sẽ ở đó mãi mãi. Có rất nhiều việc trong cuộc sống, ta chỉ cần nỗ lực làm hết khả năng của mình, không mong cầu quá nhiều, bớt một chút tính toán, trong mọi hoàn cảnh luôn giữ được một tâm hồn tự do, lương thiện, ta nhất định sẽ có được hạnh phúc đích thực.
Chúng ta đang sống trong đất trời, vậy hãy thuận theo lý của đất trời, mọi sự nên tùy duyên, giống như dòng nước hiền hòa khi gặp vật cản tự nhiên sẽ uốn mình lượn qua. Rất nhiều sự việc trên đời, chỉ cần ta đối đãi bằng tâm thái thuần tịnh, điềm đạm, khi làm mọi việc đều suy nghĩ cho người khác, ta sẽ không bao giờ phải lo lắng, bất an vì bất kì điều gì.
Kết quả hình ảnh cho quý nhân phù trợ

Điều thứ hai: Đừng đánh giá thấp người khác, cũng đừng tâng bốc chính mình

Mỗi chúng ta khi sinh ra đã có số phận và cuộc đời độc lập, riêng biệt, dẫn đến hoàn cảnh sống và tính cách của mỗi người cũng khác nhau. Chính bởi vậy, ta không thể đứng ở vị trí, cảm xúc và quan niệm sống của bản thân mình để phán xét người khác, để phân định rạch ròi đúng sai.
Mọi sự đánh giá trong cuộc sống đều xuất phát từ tâm ý muốn so sánh bản thân mình với những người khác, hay so sánh những người khác với nhau hoặc xuất phát từ việc ta thích điều gì và không thích điều gì. Đa phần chúng ta mỗi khi phán xét, đánh giá đều không làm chủ được bản thân, đều không dùng lý trí để nhận thức mà để mọi việc diễn ra xuôi theo dòng cảm xúc.
Tuy nhiên, mỗi chúng ta là một loài hoa riêng biệt trong vườn hoa cuộc đời. Mỗi chúng ta có chân giá trị riêng của mình và là duy nhất. Vì thế, đừng bao giờ đánh giá hay hạ thấp người khác bằng lăng kính chủ quan của bản thân mình. Bởi vì nếu ta có thể đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, suy nghĩ theo những tâm tình và dụng ý của họ, ta sẽ thấy mọi việc đều có nguyên tắc, chỉ có điều nó được xem xét từ các góc độ khác nhau.
Người xưa cũng vẫn dạy rằng “Hữu xạ tự nhiên hương”. Bản thân chúng ta là gì đều được phản ánh chân thực qua từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Một bông hoa có hương thơm ngát sẽ tự biết dẫn dụ các loài bướm ong. Con người cũng vậy, chúng ta không cần đưa ra định nghĩa về chính mình, không cần miêu tả bản thân mình với người khác. Khiêm tốn chính là đức tính hàng đầu của người tốt, người vĩ đại. Nhân cách, phẩm hạnh chính là mùi hương của con người. Nói ít làm nhiều, không mong được kể công, được khen thưởng, đó là khi chúng ta đang thực sự tỏa sáng bằng những phẩm chất cao đẹp của mình.

Điều thứ ba: Trong mọi hoàn cảnh, hãy Nhẫn với chính mình

Kết quả hình ảnh cho quý nhân phù trợ
Chúng ta vẫn thường nghĩ Nhẫn là cách ta dùng để đối xử với người khác, nhưng thực ra nó là để đối xử với chính mình. Trong cuộc sống phức tạp và hỗn loạn ngày nay, có rất những sự việc khiến ta bực mình, có những người làm ta khó chịu và khi không làm chủ được bản thân, chúng ta sẽ nổi giận và phản ứng một cách tiêu cực.
Nhưng cuộc sống đang diễn ra theo quy luật tự nhiên của nó, và chúng ta không có năng lực xoay chuyển hay thay đổi những điều quanh ta. Bởi vậy, với bất kì một sự việc nào xảy đến, nếu ta không thể nhẫn được tâm tính nóng giận của mình, không thể dùng những tiêu chuẩn đạo đức đúng đắn để kiềm chế bản thân, ta sẽ dễ dàng cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm. Không chỉ vậy, cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn ta đến hành động tiêu cực, luôn sống trong trầm uất, trách móc, than phiền.
Ngược lại, nếu trong những hoàn cảnh ấy, ta nhẫn được khẩu khí của mình, đón nhận mọi việc với tâm bình hòa, thì mâu thuẫn ta đang gặp cũng tự nhiên trở nên nhỏ bé. Không ai phủ nhận rằng khó khăn, mâu thuẫn là những điều tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn, mâu thuẫn đó, ta giữ vững được bản tính cao thượng, bao dung, vị tha của mình.
Trên con đường học vấn hay sự nghiệp cũng vậy, dù kết quả sau bao ngày ta miệt mài phấn đấu không được như ta mong đợi, thì hãy cố gắng nhẫn nại với chính mình và những gì mình đang có. Đừng oán trách bản thân, cũng không nên trách móc người khác. Nhẫn trong mọi hoàn cảnh chính là nguồn năng lượng để bản thân trở lại mạnh mẽ sau mỗi lần thất bại.
Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter