001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

HỌA PHÚC của một người đều là do tự thân chiêu mời mà đến?
Nhân ái với mọi người, duy hộ chính nghĩa và thiện lương là lựa chọn của những người minh trí sáng suốt; nó không chỉ mang lại phước báo cho chính họ, mà cho cả con cháu các thế hệ sau trong dòng tộc. Mặc dù vận mệnh của con người là đã được Thượng Thiên an bài, nhưng kỳ thực vẫn có thể thay đổi được. Mọi người chỉ cần đem bản tính lương thiện của mình tăng lên, mở rộng ra, tận lực làm thêm nhiều việc thiện, thì sẽ tích được nhiều âm đức. Đây chính là cái phúc mà chúng ta tự tạo ra cho mình, nên người khác có muốn chiếm đoạt cũng không chiếm được.
Kết quả hình ảnh cho buồn
Vậy như thế nào là làm việc thiện tích đức? Làm việc thiện, tích đức chính là làm việc tốt, giúp đỡ mọi người làm việc tốt, luôn mang trong mình lòng từ bi, không mưu lợi. Có người cho rằng, làm việc thiện tích đức chỉ là dùng tiền cứu giúp người nghèo hoặc cho người nghèo vật chất của cải. Kỳ thực, đây chỉ là một cách làm việc thiện trong rất nhiều cách mà bên Phật gia dạy bảo.
Dưới đây là câu chuyện về Thương Lộ, một trong những đại trọng thần triều Minh, là nhân vật điển hình minh chứng cho điều này.
Mặc dù xuất thân bình dân, Thương Lộ đã đỗ đầu trong cả ba kỳ thi, sau này ông trở thành Văn uyên các Đại học sĩ (là một trong các Phụ thần trong Nội các Đại học sĩ, tương đương với chức tể tướng). Ông nổi tiếng là một người ngay thẳng, chính trực, luôn bảo vệ công lý và giúp đỡ người nghèo.
Cha của Thương Lộ là một viên quan nhỏ luôn giúp đỡ người nghèo. Dưới sự ảnh hưởng và giáo dục của cha, Thương Lộ đã trở thành người đại diện cho người nghèo và công lý. Ông được dân chúng yêu mến và ca ngợi: “Trong tất cả các đại thần trong triều, Thương Lộ là tốt nhất.” Thương Lộ suốt cuộc đời đã luôn hành thiện tích đức, nên cuối cùng gia tộc họ Thương đã được phúc báo trong nhiều thế hệ.
Bất kể việc gì ông làm, ông đều vì lợi ích của quốc gia và của bách tính. Trong “Minh sử”, ông được ca ngợi là một người “đơn giản và thẳng thắn, rộng lượng và khoan dung trong đối nhân xử thế. Còn trong các việc đại sự, ông lại rất kiên định và lý trí.”
Gia tộc họ Thương được thiện báo bất đoạn. Các thế hệ con cháu của Thương Lộ đều là những người tài năng và đỗ đạt khoa cử, nhiều người trong số họ đã trở thành những đại thần trong triều đình.
Vào cuối đời, một đồng sự đến thăm Thương Lộ, khi chứng kiến con cháu của ông đông đúc và đều là những người hiền tài, người đó đã cảm thán mà thốt lên: “Bao năm qua làm việc cùng ông, tôi chưa từng bao giờ thấy ông hạ bút kết tội ai một cách xằng bậy. Do đó con cháu của ông đều hiền tài vinh hiển – đó chính là phúc báo do ông đã luôn hành thiện tích đức.”
Vì vậy người muốn hành thiện không nhất thiết phải dùng tiền mà phải dùng tâm và cách hành động của mình.
Người không có tiền của, có thể giúp người khác bằng sức lao động, giúp đỡ người già, yêu quý trẻ nhỏ, giúp đỡ người tàn tật, cứu người khi họ gặp nguy hiểm, nhặt những vật nguy hiểm trên đường để người khác không gặp nạn…Những việc làm ấy tuy rằng rất nhỏ bé, nhưng đó đều được coi là làm việc thiện.
Phạm vi của “làm việc thiện” thực ra rất rộng lớn. Có thể dùng tiền và không dùng tiền, đều làm được, điều quan trọng nhất là ở tấm lòng, ở cái tâm con người. Ở vào lúc người khác đang tuyệt vọng thì chỉ cần một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười hay một nét mặt ôn hòa cũng đủ để cứu giúp một đời người.
Kết quả hình ảnh cho buồnCho nên, trong cuộc sống phải luôn luôn có tâm tính tốt, nói những lời tốt đẹp, làm việc tốt, làm người tốt, đó chính là làm việc thiện tích đức. Không phải chỉ có lên chùa quyên góp một số tiền lớn mới là bố thí, công đức mà là xem ở cái tâm của mỗi người.
Công đức lớn hay nhỏ không phải được quyết định ở hình thức làm việc thiện, mà là được quyết định ở ý niệm chân thật và thuần khiết thi hành thiện. Chỉ cần có tâm, thì một việc làm nhỏ cũng có thể tạo ra vô lượng công đức. Bởi vì, chính cái tâm ấy đã là to lớn vô lượng. Thật tâm làm việc, không quản đó là việc lớn hay nhỏ, đều có công đức thực sự.
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều điển tích điển cố, chứng minh rằng sức mạnh của thiện tâm là to lớn vô hạn.
Mỗi một việc tốt, việc xấu mà con người làm ngày hôm nay sẽ quyết định sự nghiệp của người ấy trong tương lai là thành công hay thất bại.
Người xưa có câu: “Trời đất là vô tư, không thiên vị bất kể ai. Duy chỉ có “đức” là thân thiết, gần gũi với Trời và Đất. Cho nên, một chút đức sẽ tự chiêu mời một chú phúc báo.”
“Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức! Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới bình an, phú quý.
Hãy kiên nhẫn làm việc thiện, tận tâm bố thí, thành tâm chờ đợi, chịu nhẫn chịu khổ, kiên trì bền bỉ, tin tưởng rằng ông trời không bao giờ bỏ quên, bạc đãi người tốt!

Một câu nói ngây thơ của đứa trẻ nhà nghèo đã làm thay đổi vận mệnh của cả nhà

Kết quả hình ảnh cho buồnNgười cha làm việc xấu, đứa con trai nói một câu ngây thơ khiến người cha giật mình tỉnh ngộ...

Hãy đọc câu chuyện sau:
Có một câu chuyện được lưu truyền, kể rằng một gia đình nọ, cuộc sống rất nghèo khó, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm ra vườn rau nhà người ta hái trộm. Một đêm nọ, anh ta mang theo cả con trai của ông ta đi trộm đồ ăn, lúc này, đứa trẻ thật thà nói một câu, đã cải biến vận mệnh cả nhà cậu.
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu: “Cha..cha.., có người nhìn thấy kìa”.
Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hói: “Người đó ở chỗ nào?”. Đứa trẻ vừa chỉ tay lên trời, vừa trả lời: “Cha! Cha xem, là mặt trăng đang nhìn cha đó!”.
Người cha này nghe con trai nói vậy, đầu tiên thì cảm thấy sững sờ, tiếp đó lại cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Có chút hụt hẫng nhưng lại có chút vui mừng, vì thế anh lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ là ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.


Ngạn ngữ có câu: “người đang làm trời đang nhìn, thiện ác khác nhau ở một niệm”. Trong câu chuyện, người cha kia đã suy nghĩ lại, vậy đã xảy ra chuyện gì tiếp theo?
Nguyên là, chủ nhân của vườn rau vì thường bị mất trộm, tức giận vô cùng, đêm hôm đó đã sớm núp ở phía sau để rình bắt kẻ trộm. Lão nghĩ thầm tên trộm này thật đáng ghét, nhất định phải tóm gọn. Khi ông ta nhìn thấy có kẻ trộm lẻn vào, đang định hô hoán bắt trộm thì nghe được câu nói của đứa trẻ, nhất thời cũng sững người.
Ở dưới ánh trăng, ông chủ vườn rau nhìn thấy gương mặt của tên trộm, biết gia đình hắn là nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy hai cha con hắn lặng lẽ dắt nhau rời đi, ông ta cũng bất giác ngẩng đầu nhìn ánh trăng mà im lặng không nói gì.
Về nhà ông chủ vườn rau đem chuyện này kể với vợ, vợ ông nói: “Mặt trăng kia chẳng phải cũng đang nhìn ông sao?”.
Cả đêm hôm đó, ông chủ này trằn trọc không sao ngủ được. Đến trưa hôm sau ông ta chạy đi tìm hai cha con ăn trộm kia, nói: “Này anh kia, nhà của ta hiện đang cần tìm thêm người làm, anh có thể làm được không? Ngoài tiền công, còn có thể cho anh một ít đồ ăn mang về nhà”.
Như vậy là một cơ hội việc làm tốt, có thể mang đến no ấm cho cả nhà nay đã được đáp ứng rồi.
Đêm hôm đó, người cha nghèo kia nắm tay con trai, lặng lẽ ngồi ngắm trăng, bỗng đứa trẻ nói: “Ôi.. cha nhìn xem! Là trăng đang cười kìa!”.
Lúc này ở nhà ông chủ vườn rau, ông ta cũng đang cùng vợ ngồi ngắm trăng, ông nói với vợ: “Chưa bao giờ từng cảm giác thấy mặt trăng đang nhìn mình, xem mình đang làm việc gì, hôm nay thử xem sao… Ôi! Bà xem trăng đang cười kìa!”.


Cổ nhân có câu: "Quân tử thận độc", chính là nhắc nhở ta khi đối mặt với chính mình, rất cần chính trực, quang minh, tấm lòng bình thản...
Bản tính trung thực sẽ giúp con người rất nhiều, nói cách khác, trung thực tạo nên nhân cách con người. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.
Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở.
Người trung thực ắt có phúc báo tốt. Dù vận mệnh có khó khăn thì người sống trung thực sẽ được cải biên vận mệnh. Người trung thực trước mắt có vẻ thiệt thòi nhưng cái mà họ nhận được luôn lớn hơn mong đợi, đó là sự tin tưởng của mọi người.

Tâm người động một niệm, Trời đất đều biết rõ

 Kết quả hình ảnh cho ảnh phật giáoMột số người khi làm một việc bí mật nào đó thường nói: “Trời biết đất biết, ngươi biết, ta biết”. Câu nói ấy có ý tứ rằng, chuyện này chỉ có hai người chúng ta biết, chỉ cần ngươi không nói, ta không nói thì sẽ không ai biết.

Kỳ thực, vào lúc ấy, họ đã hoàn toàn xem nhẹ tác dụng của “Trời biết, đất biết” mất rồi! Đồng thời, trong mắt họ lúc này cũng không có sự tồn tại của Thần linh trong Thiên địa.
Xưa kia, có một vị lão gia đi đâu cũng luôn dẫn theo một tiểu đồng (người hầu) nhỏ tuổi bên mình. Một lần, khi làm một việc trái đạo đức, vị lão gia này đã uy hiếp tiểu đồng rằng: “Chuyện này ngươi không được kể với bất kỳ ai, nếu không ta sẽ đánh chết ngươi, nhớ chưa?”
Cậu bé người hầu trong lòng run rẩy, lúc nào cũng lo sợ một lúc nào đó chẳng may lỡ lời nói ra thì sẽ bị ông chủ đánh chết. Vì thế, cậu luôn luôn cố gắng giữ miệng. Nhưng càng để tâm, càng lo sợ thì cậu ta lại càng không thoát ra được, lúc nào cũng nghĩ về chuyện đó.
Vì vậy, vào một đêm, tiểu đồng chạy đến một cánh đồng rộng mênh mông không một bóng người và nói ra bí mật của ông chủ cho mặt đất nghe, xem như một cách giãi bày. Sau đó, cậu rất thản nhiên trở về nhà ngủ.
Kết quả hình ảnh cho ảnh thiên nhiên
Không lâu sau, những người hàng xóm xung quanh đều bàn luận chuyện bí mật của vị lão gia này. Một hôm, ông ta biết được việc mà mình làm đã bại lộ, liền lập tức gọi tiểu đồng lên hỏi: “Là ngươi đã nói ra chuyện của ta đúng không?”
Tiểu đồng trả lời: “Lão gia! Con không dám nói với bất kỳ ai cả, con chỉ kể ra với mặt đất mà thôi!”
Vị lão gia sau khi nghe được câu trả lời của tiểu đồng cảm thấy thực sự giật mình sợ hãi, thầm nghĩ: “Thật đúng là không có việc gì giấu được ông Trời!”
Câu chuyện xưa muốn nói với chúng ta rằng, tuyệt đối đừng xem nhẹ đạo lý: “Tâm người động một niệm, trời đất đều biết rõ”. Cũng chính từ đó, người xưa đã tổng kết ra một câu rất chí lý rằng: “Nếu muốn người khác không biết, trừ phi mình đừng làm”.
Đừng nói là hai người cùng làm một việc xấu, cho dù là chỉ một mình làm, ở nơi không ai biết đi nữa thì sớm hay muộn sự việc ấy cũng sẽ bại lộ. Bởi vì, mắt Thần như điện, con người sao có thể giấu được đây?

Cuộc sống là vô thường

Cuộc sống này là luồng chảy, cuộc sống này không nhiều hơn việc thoảng qua. Cuộc sống này không ổn định, vô thường - chúng ta chỉ ở đây có vài khoảnh khắc thôi. Cái chết đang tới liên tục; chúng ta đang chết đi mọi khoảnh khắc khi chúng ta đang sống.
Nếu bạn muốn làm cho mơ thành thường hằng, bạn sẽ khổ thôi, bởi vì mơ không thể thường hằng được. Chính bản chất của nó là vô thường. Thực tế, ngay cả lặp lại cùng một giấc mơ cũng đã khó rồi. Mơ là ảo tưởng, bạn không thể sống trong nó mãi mãi được.
Nghĩ về cuộc sống thường hằng ở đây trên bờ bên này, bờ của thời gian, là ngu xuẩn. Nếu bạn có chút ít thông minh, nếu bạn có chút ít nhận biết và nếu bạn có thể thấy tất cả xung quanh mình điều đang xảy ra... Bạn đã không ở đây một ngày nào đó, và bạn sẽ lại không ở đây một ngày nào đó. Làm sao bạn có thể làm nhà ở đây được? Bạn có thể ở tạm tại đây cũng như người ta ở trọ qua đêm trong một nhà trọ - khi sáng tới bạn phải đi.
Bạn có thể dựng lều ở đây, nhưng bạn không thể làm nhà được. Bạn có thể có chỗ trú ngụ, nhưng bạn không nên bị gắn bó với nó. Bạn không nên gọi nó là 'của tôi'. Khoảnh khắc bạn gọi bất kì cái gì là 'của tôi', bạn rơi vào trong ngu xuẩn. Chẳng cái gì thuộc về bạn cả, chẳng cái gì có thể thuộc về bạn được.
Bạn khổ bởi vì bạn gắn bó. Khi gắn bó của bạn không được hoàn thành như bạn muốn chúng phải vậy, khi mong đợi của bạn không được đáp ứng thất vọng nảy sinh. Thất vọng là sản phẩm phụ.
Nếu bạn không mong đợi, không ai có thể làm bạn thất vọng được, thậm chí cái chết cũng không thể làm bạn hoảng sợ được. Chẳng cái gì có thể làm bạn hoảng sợ cả. Nếu bạn không níu bám lấy cái gì, làm sao bạn có thể bị làm thành khổ được? Việc níu bám của bạn mới tạo ra khổ, bởi vì bạn muốn níu bám và trong chính bản chất của mọi sự, mọi sự đều thay đổi; bạn không thể níu bám được. Chúng thường xuyên tuột ra khỏi bàn tay bạn. Không có cách nào để bám vào chúng.
Bạn bám vào vợ, bạn bám vào chồng, vào con cái, vào cha mẹ, vào bạn bè. Bạm bám vào mọi người, mọi vật, và mọi thứ lại là luồng thường xuyên. Bạn đang cố gắng nắm giữ dòng sông trong tay mình còn dòng sông lại đang chảy xiết; nó đang xô tới mục đích không biết nào đó - bạn thất vọng. Vợ yêu ai đó khác - bạn thất vọng.
Chồng trốn đi - bạn thất vọng. Con chết - bạn thất vọng. Ngân hàng phá sản, vỡ nợ - bạn thất vọng. Thân thể trở nên ốm yếu, cái chết bắt đầu gõ cửa - bạn thất vọng. Nhưng những thất vọng này có bởi vì mong đợi của bạn. Bạn chịu trách nhiệm về chúng.
Gắn bó khổ, níu bám khổ, mong đợi khổ bạn có ý tưởng từ bỏ? Nhưng làm sao bạn có thể từ bỏ được? Bởi vì bạn chỉ có thể từ bỏ cái gì đó bạn có mà thôi.
Vợ bạn đâu có phải là của bạn - làm sao bạn có thể từ bỏ được? Con bạn đâu có phải là của bạn - làm sao bạn có thể từ bỏ được? Họ không thuộc vào bạn, cho nên phỏng có ích gì mà từ bỏ họ? Bạn có thể đơn giản hiểu rằng họ không thuộc vào bạn; rằng chúng ta là những người lạ - chúng ta đã gặp nhau trên đường, hay chúng ta đã ở dưới cùng một gốc cây trong vài ngày, nhưng chúng ta là người lạ.
Nếu bạn hiểu rằng chỗ này không phải là nhà và bạn là người lang thang vô gia cư ở đây, người xa lạ trên mảnh đất không quen biết; bạn phải ra đi, bạn phải đi... nếu bạn đã thấm nhuần điều đó, nếu bạn đã hiểu nó, thế thì bạn không làm nhà ở đâu cả.
Biết ơn có thể kéo dài tuổi thọ
 
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lòng biết ơn có liên quan đến sức khỏe của cơ thể chúng ta. Trong đó, cảm xúc biết ơn có thể làm hạ huyết áp, làm con người ngủ sâu giấc hơn, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.
Người mang sự biết ơn trong lòng có xu hướng ít buồn phiền và cũng không dễ dàng tổn thương bởi sự bình tĩnh đáng kinh ngạc cũng như khả năng chịu đựng áp lực trong mọi hoàn cảnh. Đôi khi có những nhân tố cảm xúc cản trở chúng ta biết ơn, và điều ta cần làm là khắc phục chúng. Nhưng làm cách nào đây?
Năm 2014, nhà tâm lý học Thomas Gilovich của Đại học Cornell đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh “Greater Good Gratitude Summit”. Ông cho rằng, chướng ngại lớn nhất của lòng biết ơn là phương thức được lập trình của bộ não người. Chúng ta thường nhớ rất rõ những gì đã cản trở chúng ta, nhưng lại thường bỏ lỡ những thời khắc đẹp mà cuộc sống ban tặng. “Bởi vì trong cuộc sống, con người luôn có những mục tiêu phấn đấu hay có những vấn đề trước mắt phải giải quyết, làm chúng ta có xu hướng tập trung khắc phục khó khăn hơn là thưởng thức những điều tốt đẹp. Việc này đối với cuộc sống vật chất chúng ta là tốt, nhưng cũng làm cho ta không ý thức được điều thực sự cần trên con đường dẫn tới thành công.”


Đi tìm những điều tốt đẹp

Susan Fox là một nhà nghệ thuật và là một luật sư đã về hưu. Bà thường có thói quen nhớ và viết ra nhật ký lòng biết ơn của mình.
Có nghiên cứu phát hiện rằng, nếu như trước khi đi ngủ bạn dành ra 15 phút viết ra những điều mình biết ơn, bạn sẽ ngủ ngon hơn và trong lòng bỗng chốc sẽ dâng trào hạnh phúc.

“Những nỗi sợ hãi trong chúng ta mỗi lúc một nhiều”, bà Fox chia sẻ. “Nhưng khi ngồi lại và nghĩ về những điều ta biết ơn, những điều tốt đẹp sẽ trở lại quanh ta, xua đi những nỗi sợ hãi ấy. Bạn sẽ cảm nhận được rằng không phải tất cả đều đã trở thành quá khứ. Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu điều, từ nhỏ bé đến những điều to lớn hơn, và đều là tốt đẹp cả.”
Từ năm 1997, trong mỗi trang nhật ký biết ơn của bà Susan Fox đều có 5 điều biết ơn. Gần đây khi đọc lại những trang nhật ý đó, bà không khỏi xúc động. “Rất nhiều sự việc tôi đều không nhớ rõ ràng, nhưng khi đọc lại những gì mình viết, tôi có thể cảm nhận chúng giống như chúng vừa mới xảy ra ngày hôm qua vậy.”
Bà nói rằng nỗ lực biết ơn của chúng ta sẽ lưu giữ mọi thứ theo góc độ chính đáng nhất.
Giáo sư Đại học UCD (university of California, Davis), Robert Emmons từng nói: “Lòng biết ơn giúp ta gia tăng sức ảnh hưởng của mình trong các mối quan hệ dù là phức tạp nhất”.

Hãy biết ơn vì chúng ta nhận được lòng tốt trước khi nhận biết được chúng

Biết ơn giúp chúng ta cảm nhận được sự thiện lương và hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Các nghiên cứu về xã hội học đã cho thấy, lòng biết ơn có thể thúc đẩy đạo đức xã hội một cách mạnh mẽ.
Tại UCD có một lớp học mang tên “Quá trình cảm xúc: 21 ngày học cách biết ơn”. Có rất nhiều khán giả đã được truyền cảm hứng và họ cũng muốn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu, người ta phát hiện rằng lòng biết ơn còn có tác dụng rất tích cực tới việc vận hành kinh doanh. Nó giúp người ta có trách nhiệm trong công việc và khích lệ họ làm tốt hơn.
Stephanie Walkenshaw làm việc trong lĩnh vực truyền thông đại chúng và là mẹ của 2 đứa trẻ. Ba năm trước, cô đã gặp phải nguy hiểm đến sinh mạng, nhưng nhờ sống mỗi ngày với lòng biết ơn, hiện nay cuộc sống của cô luôn ngập tràn hạnh phúc.
Vào lần sinh hạ đứa con thứ hai, Stephanie bị chảy máu không ngừng. Cô phải nhập viện trong nhiều ngày, và rồi tình trạng trở nên rất tệ. Cô kể lại: “Thời gian đó thật kinh khủng! Mẹ tôi ngồi đó và sợ hãi cùng cực… Bà nhìn khuôn mặt trắng bệch không còn chút máu của tôi và lo sợ. Môi tôi lúc đó thâm sì như người sắp chết. Bà nghĩ rằng tôi có thể ra đi bất cứ lúc nào”
Và rồi điều may mắn đã xảy ra. Lúc đó bác sĩ phát hiện ra cô có một khối u rất lớn ở trong tử cung, có thể là do thời gian mang thai khiến khối u đó phát triển nhanh hơn. Sau khi lấy khối u đó ra thì máu đã ngừng chảy.
Trong quá trình phục hồi, cô trở về nhà và lại xảy ra một vấn đề nữa. Mỗi lần ngủ dậy và xuống giường, cô thấy chóng mặt vô cùng. Có vài lần cô ngã xuống và hôn mê trong nhiều giờ liền. “Các bác sĩ bảo tôi phải truyền máu gấp”.
Họ chẩn đoán cô đã bị mất tới 1/4 lượng máu trong cơ thể. Sau khi truyền máu, cuối cùng cô đã có thể trở về nhà.
“Trải qua lần thâp tử nhất sinh này, tôi mới cảm nhận sự sống có tư vị gì. Mẹ tôi tới giờ vẫn luôn xúc động khi nhắc đến chuyện này.”
Stephanie luôn thấy biết ơn những người đã hiến máu cho cô. “Lòng biết ơn kết nối con người với nhau. Đó không phải là một sự giao thiệp. Nó vượt qua thời gian, cũng không có giới hạn, cũng tuyệt nhiên không phải là một dạng nhiệm vụ bắt buộc. Nhưng trong thâm tâm tôi luôn có sự biết ơn, cho tới tận giờ”.
Câu chuyện của Stephanie đã cho chúng ta cảm nhận được một hiện thực: Con người ai cũng có lúc gặp rắc rối hoặc khó khăn, và họ không thể lúc nào cũng một mình vượt qua được những vấn đề đó. Cuộc sống luôn tồn tại sự giúp đỡ lẫn nhau. Vậy nên con người chúng ta luôn cần nuôi dưỡng lòng biết ơn như nuôi dưỡng một cái cây tâm hồn vậy. Nếu như ai ai cũng có thể nhìn vào nội tâm, sống với những điều tích cực và tốt đẹp quanh mình, thì thế giới này sẽ thật tuyệt đẹp biết bao.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Hãy sống một cuộc sống bình thường và vui vẻ

Trong việc giải thích giáo lý của Đức Phật, đáng tiếc thay có số người đã tạo ra một ấn tượng sai lầm cho rằng Đức Phật khuyên tất cả những đệ tử của ngài hãy từ bỏ hết những sở hữu vật chất và sống một cuộc đời vô sự không cần thiết phải làm lụng hay kiếm sống và cũng không cần thiết phải hưởng bất kỳ một hình thức thú vui vật chất nào cả. (Quan niệm này đã lan truyền trong số những người vốn hoàn toàn hiểu lầm về những lời dạy của Đức Phật).
Trái lại chúng ta phải hiểu rằng sự xuất ly (đồng nghĩa với xuất gia) là một phương diện quan trọng nhất để có được sự bình yên tâm hồn. Tuy nhiên sự xuất ly phải được thực hiện trên căn bản nhận thức rõ tính chất phù du của các lạc thú trần gian. Thay vì khuyên các đệ tử của mình sống một cuộc sống thụ động không làm một việc gì cả, Đức Phật, trong bài pháp nói về ‘Bốn Loại Lạc’ mà một người (gia chủ) có thể hưởng, đã chỉ rõ cho thấy người ta cần phải chịu khó làm việc để hoạch đắc tài sản nhằm sống cuộc sống đời thường phát đạt.
Nói chung, phương pháp để phát triển những giá trị nhân bản trong đạo Phật rất đơn giản. Bạn phải chịu khó làm việc và làm việc có lương tâm. Bạn không nên hoang phí thời giờ một cách không cần thiết, tức không nên ăn không ngồi rồi chẳng làm gì hết. Ngay cả đối với việc ngủ nghỉ cũng thế, bạn phải biết sắp xếp hợp lý bằng cách duy trì việc ngủ nghỉ ở mức cần thiết tối thiểu cho sức khoẻ. Bạn không nên đưa ra lời những bào chữa thiếu thuyết phục rằng, vì hôm nay trời quá nóng hay quá lạnh nên không làm công việc đã phân định được.
Hãy có ý thức xây dựng và lương tâm trong bất kỳ việc gì bạn làm. Sử liệu ghi lại rằng Bản Thân Đức Phật là một bậc đạo sư năng nỗ và tích cực nhất đã từng sống trong thế gian này. Trong suốt bốn mươi lăm năm phục vụ cao thượng cho nhân loại, người ta đồn là Ngài chỉ ngủ hai tiếng đồng hồ mỗi ngày. Ngài du hành khắp nơi trên đất nước dạy mọi người cách làm thế nào để sống một lối sống cao quý chứ không vì mục đích cải đạo họ.
Biết rằng con người có những nhu nhược và khuyết điểm, Đức Phật khuyên hàng đệ tử của Ngài phải thận trọng trong việc giao du với mọi người. Người Phật tử nên thân cận với những người tốt. Có một số người gọi là bạn nhưng thực sự không phải là bạn chút nào – họ luôn sẵn sàng lừa đảo và lường gạt. Một học giả phương Tây nọ có lần đã chế ra một lời cầu nguyện: – ‘Lạy Chúa, xin hãy bảo vệ con khỏi đám bạn bè. Con chỉ biết cách tự bảo vệ mình khỏi những kẻ thù thôi.’ Đức Phật khuyên chúng ta phải hiểu bạn của chúng ta là ai. Giao du với mọi người, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu nhân cách, tính tình và tâm trạng của họ. Lời khuyên của Ngài là nếu không tìm được một người bạn đáng tin cậy thì tốt hơn nên sống một mình.

Sống khắc khổ hà tiện

... Rồi vua Pasenadi nước Kosala, giữa trưa đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi:
– "Này Đại Vương, Đại Vương đi đâu giữa trưa thế này?"
– "Ở đây, bạch Thế Tôn có triệu phú gia chủ ở Sàvathi bị mệnh chung và con đến để xem tài sản của vị không có con (thừa tự) ấy được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn, có đến tám triệu đồng tiền vàng, không nói đến tiền bằng bạc. Bạch Thế Tôn, tuy vậy đồ ăn của vị gia chủ ấy lại chỉ gồm có cháo tấm chua ngày hôm qua để lại. Còn vải mặc chỉ mang vải gai may thành ba tấm. Còn xe thì đi xe nhỏ cũ kỹ và hư nát, có gắn tán che bằng lá".

– "Thật như vậy. Này Đại Vương! Vị triệu phú gia chủ ấy thuở xưa đã bố thí thức ăn khất thực cho một vị Bích Chi Phật tên là Tayarasikkhi. Vị ấy nói: "Hãy bố thí cho vị Sa Môn", nói xong vị ấy từ chỗ ngồi đứng dậy rồi bỏ đi. Nhưng sau đấy, vị ấy tiếc rẻ nói rằng: "Tốt hơn, thức ăn này dành cho người phục dịch hay làm công" và hơn nữa, vị ấy đoạt mạng sống đứa con độc nhất của người anh vì tài sản của nó".
Này Đại Vương, vì người triệu phú gia chủ ấy có bố thí đồ ăn khất thực cho vị Độc Giác Phật tên là Tayarasikkhi. Do kết quả hành động ấy, vị ấy sinh bảy lần lên thiện thú thiên giới. Do kết quả dư hưởng còn lại, vị ấy được làm nhà triệu phú bảy lần ở tại Sàvathi này".
Này Đại Vương, vì người triệu phú gia chủ ấy sau khi bố thí, về sau lại tiếc rẻ nói rằng: "Tốt hơn thức ăn này để dành cho những người làm công phục dịch". Do kết quả của tác ý tiếc rẻ đó, tâm nó hướng đến các món ăn, đồ mặc không được tốt đẹp, tâm nó hướng đến các xe cộ, về sự thọ hưởng năm dục không được tốt đẹp.
Này Đại Vương, vì người triệu phú gia chủ ấy đoạt mạng sống người con độc nhất của người anh để dành tài sản. Do kết quả của hành động ấy, nó bị nung ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều trăm ngàn năm. Do kết quả dư hưởng còn lại, gia tài không con thừa tự, bảy lần phải nhập vào công khố của vua.
Này Đại Vương, đối với người triệu phú gia chủ này, các công đức cũ bị đoạn diệt và công đức mới chưa được cất chứa thêm. Và nay, này Đại Vương người triệu phú gia chủ đang bị nung nấu trong địa ngục Mahàsoruva".
– "Bạch Thế Tôn, như vậy người triệu phú gia chủ đã sanh vào địa ngục Mahàsoruva?"
– "Này Đại Vương, đúng như vậy, người triệu phú gia chủ ấy đã sanh vào địa ngục Mahàsoruva!".
"Lúa, tài sản, vàng bạc,
Hay mọi vật sở hữu.
Nô tỳ và lao công
Các mạng sống tùy thuộc.
Tất cả nó phải đi
Không đem theo được ai
Tất cả phải bỏ lại
Khi nó đi một mình
Chỉ có các hành động
Về thân, miệng và ý
Mới thật thuộc của nó
Như bóng không rời hình
Do vậy hãy làm lành
Tích lũy cho đời sau
Công đức cho đời sau
Làm hậu cứ cho người"
NHẬN XÉT:
Câu chuyện Nghiệp báo này có nhiều điểm đáng chú ý:
Một, sự cúng dường vật thực cho một vị giải thoát đem đến phước báo quá lớn lao, bảy lần sinh lên cõi trời, bảy lần sinh vào cõi người làm kẻ giàu có.
Hai, tâm tiếc rẻ là nhân để kết thành nhân hà tiện ở đời sau.
Ba, phá hoại sự thừa tự của người khác nên tài sản chính mình không có người thừa tự.
Bốn, giết người phải đọa địa ngục.
Năm, không tích lũy thêm công đức là điều nguy hiểm.
Chúng ta phân tích trở lại từng vấn đề.
Tại sao cúng dường cho bậc Thánh giải thoát lại được phước báo quá lớn lao như vậy?
Quả báo đợi chờ cho chúng ta tùy thuộc vào phúc lạc mà chúng ta đã đem đến cho người. Chúng ta bố thí vật thực cho một phàm phu sống qua một ngày. Nhưng một ngày của kẻ phàm phu là một ngày tham lam, thù hận, một ngày khổ sướng buồn vui. Vì phúc lạc của họ quá ít ỏi nên quả báo dành cho người bố thí cũng hạn chế.
Ngược lại, một bữa ăn dành cho bậc đạt đạo sống qua một ngày thênh thang phúc lạc một ngày bát ngát trí tuệ từ bi, nên quả báo trở lại cho người thí chủ cũng là vô biên vô lượng.
Đặt vấn đề này để những người thọ thí hãy cố gắng tu hành đắc lực cho thí chủ được nhiều phước báo chứ không phải nói cho người bố thí chỉ lựa người tu hành mà bỏ qua những chúng sinh khốn khổ chung quanh. Người bố thí chỉ nên vì từ bi mà bố thí, đừng bố thí bằng cách lựa chọn để mong cầu phước báo cho mình. Được sự hướng dẫn của từ bi, sự bố thí đó không còn phân biệt, không phải là việc kinh doanh phước báo cho mình. Từ bi là nguồn mạch của công đức, thế nên chúng ta hãy san sẻ tài vật trong ưu ái thương yêu đối với mọi người.
Những bậc Thánh giải thoát thường giấu mình trong một hình thức tầm thường giản dị. Trong những người tầm thường giản dị mà chúng ta đã gặp gỡ bố thí, biết đâu cũng có người phi phàm vượt thế. Chỉ một lần dâng tặng đến người như thế, phúc lạc chờ đợi cho chúng ta là vô hạn ở mai sau.
Tâm tiếc rẻ tức là không muốn cho kẻ khác được thọ hưởng tài vật. Kết quả của nó là người đó sẽ tự mình không muốn mình được thọ hưởng tài vật, tự mình khắc nghiệt hạn chế với mình.
Chúng ta cũng dễ thấy điều này trong đời sống, khi người nào bỏn xẻn không muốn kẻ khác dùng một bữa cơm trong nhà mình, đến khi lỡ đường gặp bữa, họ rất ngượng ngùng áy náy bất an khi phải dùng cơm nơi nhà kẻ khác. Ngược lại, người hào phóng rộng rãi ân cần tiếp đón chiêu đãi tân khách, đến khi gặp bữa chỗ lạ, họ vẫn dùng một cách tự nhiên thoải mái.
Tâm tiếc rẻ của người triệu phú gia chủ đã biến thành tâm hà tiện để đày đọa ông qua nhiều đời mệt mỏi vất vả, tuy giàu mà sống lam lũ như người nghèo.
Chúng ta khắc nghiệt với chính mình vì chúng ta đã khắc nghiệt với mọi người. Chúng ta phải xóa sạch tâm tiếc rẻ và tâm hà tiện để nơi cuộc sống này chúng ta không làm khổ mình và không làm khổ người.
Tuy nhiên, tâm tiếc rẻ và ý thức tiết kiệm khác nhau rất xa dù hai trạng thái mơ hồ tương tự. Tâm tiếc rẻ là không muốn cho người khác được thọ hưởng tài vật. Tâm tiết kiệm là không muốn cho tài vật bị hư hao vô cớ, chỉ nên để cho người thọ hưởng. Ví dụ, một người cúi xuống nhặt lấy từng chiếc đinh rơi vãi trên đất, nhưng sẵn sàng bố thí cả nghìn đồng cho kẻ khác khó khăn. Người này tiết kiệm nhưng quảng đại, không phải là kẻ hà tiện hẹp hòi.
Còn một người ky cóp từng chút không muốn mất một chút gì với ai, đó là người bỏn xẻn hà tiện. Hà tiện, hoặc bố thí mà tiếc rẻ là nhân đưa đến đau khổ. Tiết kiệm và rộng lượng là nhân đưa đến an vui.
Tuy nhiên, chúng ta phải tinh tế để đừng tự lừa dối chính mình, đừng giữ tâm hà tiện mà lại cho là tiết kiệm, cũng đừng phung phí mà lại tự cho là rộng rãi.
Phung phí là tiêu xài tài vật không đúng cách, không hợp lý, là một bất thiện nghiệp chứ không phải là thiện nghiệp.
Ví dụ có một số tiền cần để xây dựng lại nhà ở cho thân quyến, nhưng chúng ta đem đổ vào một cuộc vui tạm thời. Như thế là phung phí không hợp lý chứ không phải rộng lượng.
Tặng kẻ đánh bạc vài nghìn đồng là phung phí, trong khi tặng người đói rách số tiền ấy là rộng lượng.
Biếu vài lít rượu, đãi một tiệc nhậu say sưa là hành vi phung phí tội lỗi trong khi có nhiều người thiếu thốn khác cần cơm gạo để đi qua một ngày đói kém.
Chúng ta phải bỏ đi tâm hà tiện, nhưng cũng đừng phung phí, phải cân nhắc cẩn thận khi sử dụng tài vật sở hữu của mình.
Người gia chủ đã giết con của anh mình để đoạt lấy tài sản, vừa giết người vừa cướp của. Ông ta đã đền trả tội lỗi ấy bằng nhiều năm ở địa ngục, nhưng chút nghiệp thừa rơi rớt cũng đủ khiến cho ông không bao giờ có con để thừa tự tài sản, nỗi đau khổ ghê gớm của những người giàu có! Những vì vua không con nối ngôi cũng được liệt vào loại Nghiệp báo tương tự.
Tuy nhiên quan niệm này cũng không thể nhìn một chiều. Người Trung Hoa đã từng quan niệm đông con là có phước. Họ đã vẽ ba ông già Phước Lộc Thọ làm biểu tượng cho ba niềm sung sướng của họ, trong đó ông già Phước bồng bế nhiều đứa con trai. Quan niệm này đã khiến người Trung Hoa tăng vọt dân số khủng khiếp và đã khiến giới lãnh đạo phải bận tâm rất nhiều.
Chiến thuật biển người dùng trong chiến tranh cũng là một lối giải quyết bi đát. Lại những gia đình đông con thường là những gia đình nghèo khó, không có vốn liếng tích lũy, vì phải giải quyết cơm ăn áo mặc hàng ngày.
Đối với người giàu có, đông con cũng là một vấn đề phức tạp khi phải chia xẻ gia tài. Không người thừa tự tài sản là nỗi đau khổ của người ích kỷ, nhưng đông con cũng là nỗi lo lắng của mọi người. Thế gian vốn mâu thuẫn và không hoàn hảo như vậy.
Giết vài con vật nhỏ đưa đến quả báo đứt tay trầy chân hoặc bệnh hoạn vài trận. Giết thú lớn đưa đến quả báo tai nạn và bệnh hoạn nặng nề hơn nhiều. Còn giết rất nhiều thú vật mỗi ngày để kinh doanh thì không tránh khỏi quả báo địa ngục. Tuy nhiên, giết thú không nặng tội bằng giết người. Giết người để tranh đoạt tài sản đã đưa ông gia chủ chịu hình phạt ở địa ngục nhiều nghìn năm.
Chúng ta không so sánh những trường hợp phải giết người trong một cuộc chiến đấu giữ gìn bờ cõi. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến trường hợp giết người vì ác tâm và những mục đích vị kỷ. Tội lỗi của hành vi này rất là nặng nề nghiêm trọng.
Bản chất của chúng sinh, dù loài nào cũng đều ham sống sợ chết. Người tự tử cũng là người ham sống, họ tìm cái chết để tránh một cuộc sống quá đau khổ tuyệt vọng. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh một sự đau đớn về thân và một sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự biệt ly thân quyến.
Một người cha mất đi cũng có nghĩa là vợ con ở lại rơi vào túng quẫn nghèo đói. Một người mẹ mất đi cũng có nghĩa là những đứa con còn lại sắp phải chịu cảnh mẹ kế con chồng.
Những kẻ quen tay giết hại thú vật nhỏ sẽ dễ dàng giết hại thú vật lớn, và kẻ quen tay giết hại thú vật lớn sẽ dễ dàng giết hại con người. Thế nên để ngăn chận nghiệp giết người từ ban đầu, chúng ta phải dè dặt đừng xâm phạm tính mạng từng sinh vật nhỏ, quí trọng sự sống của mọi loài nhỏ nhít.
Trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng thường gặp những kẻ giàu sang dư dả, nhưng họ chỉ hưởng thụ qua một đời vô vị mà không biết tạo tác tích lũy thêm căn lành cho đời sau.
Những nghiệp thân khẩu ý hàng ngày, dù ít hay nhiều, cũng đều trở thành bất thiện nghiệp.
Nói một lời hằn học, bực tức một điều gì cũng đều là những bất thiện nghiệp nho nhỏ chất chứa dần dần theo năm tháng. Nếu không có những thiện nghiệp lớn lao để hóa giải, chắc chắn bỏ thân này, chúng ta sẽ đi về một đời sống thấp kém khổ sở hơn.
Ông triệu phú gia chủ không tích lũy thêm thiện nghiệp, ôm giữ ba nghiệp theo sự chi phối của tâm hà tiện bỏn xẻn, và kết quả là bị nung nấu ở địa ngục Mahàsoruva.

Cuộc sống là bí ẩn

Tâm trí có khó khăn trong việc chấp nhận ý tưởng rằng có cái gì đó không thể giải thích được. Tâm trí có thôi thúc rất điên khùng về mọi điều phải được giải thích... nếu không giải thích được, ít nhất cũng cứ giải thích đi! Bất kì cái gì vẫn còn là câu đố, nghịch lí, luôn gây rắc rối cho tâm trí bạn.
Toàn bộ lịch sử của triết học, tôn giáo, khoa học, toán học, đều có cùng một gốc rễ, cùng một tâm trí - cùng chỗ ngứa. Bạn có thể tự gãi cho mình theo cách này, ai đó khác có thể gãi theo cách khác... nhưng cái ngứa đó cần phải được hiểu. Cái ngứa đó là tin tưởng rằng sự tồn tại không phải là bí ẩn. Tâm trí chỉ có thể cảm thấy yên ổn nếu bằng cách nào đó khử bỏ được điều bí ẩn trong sự tồn tại.
Tôn giáo đã làm điều đó bằng việc tạo ra Thượng đế, Thánh thần thiêng liêng, Đứa con duy nhất; các tôn giáo khác đã tạo ra các thứ khác. Đây là cách thức của họ để che đậy lỗ hổng không thể che đậy được; dù bạn làm bất kì điều gì, lỗ hổng vẫn cứ có đó. Thực tế bạn càng che đậy nó, nó lại càng có đó, được nhấn mạnh hơn. Chính nỗ lực của bạn để che đậy nó lại chỉ ra nỗi sợ của bạn rằng ai đó sẽ thấy lỗ hổng này.
Toàn thể lịch sử của tâm trí, theo các nhánh khác nhau, đều đã làm công việc che đậy, thay thế này - đặc biệt trong toán học, bởi vì toán học thuần tuý là trò chơi tâm trí. Có các nhà toán học cứ cho rằng không phải vậy, cũng như các nhà Thượng đế học coi Thượng đế là thực tại. Thượng đế chỉ là ý niệm. Và nếu ngựa mà có ý niệm thì Thượng đế của chúng sẽ là ngựa. Bạn có thể tuyệt đối chắc chắn đó sẽ không là người, vì người đã tàn bạo với ngựa tới mức người chỉ được ngựa quan niệm như quỉ chứ không như Thượng đế. Nhưng thế thì mọi con vật đều sẽ có ý niệm riêng của chúng về Thượng đế, cũng như mọi giống người đều có ý niệm riêng của mình về Thượng đế.
Ý niệm là cái thay thế cho nơi cuộc sống là bí ẩn và bạn tìm ra lỗ hổng mà không thể được thực tại lấp đầy. Bạn rót đầy những lỗ hổng đó bằng các ý niệm; và ít nhất bạn cũng bắt đầu cảm thấy được thoả mãn rằng cuộc sống là hiểu được.
Bạn đã bao giờ nghĩ về từ "understand - hiểu" chưa? Nó có nghĩa là đứng dưới bạn (under là dưới, stand là đứng). Điều kì lạ là từ này dần dần đã mang một nghĩa xa hẳn với ý tưởng nguyên gốc: bất kì cái gì bạn có thể làm cho đứng dưới bạn, cái đó là dưới ngón tay bạn, dưới quyền lực của bạn, dưới giầy bạn, bạn là chủ của nó.
Mọi người đã cố gắng hiểu cuộc sống theo cùng cách đó, để cho họ có thể đặt cuộc sống dưới chân mình và tuyên bố, "Chúng ta là chủ. Bây giờ chẳng cái gì không được chúng ta hiểu cả."
Nhưng điều đó là không thể được. Dù bạn làm bất kì điều gì, cuộc sống là bí ẩn và cứ vẫn còn là bí ẩn.

Không tích lũy công đức, đời sau đau khổ hơn nữa

Vốn liếng ít ỏi mà chúng ta có sẽ bị tiêu đi mất, và nếu ta không tích tập công đức nào mới thì giống như ta tiêu hết tiền để dành mà không có tiền mới gửi vào. Nếu chúng ta chỉ làm cạn kiệt sự tích lũy công đức của mình thì sớm muộn gì chúng ta sẽ bị đắm chìm vào một đời sau còn đau khổ ghê gớm hơn nữa.
Người ta nói rằng nếu không có một sự tỉnh giác đúng đắn về cái chết thì chúng ta sẽ chết trong sự áp chế của sợ hãi và hối tiếc. Mối xúc cảm đó có thể đưa chúng ta đi vào các cõi thấp. Nhiều người tránh đề cập tới cái chết. Họ tránh né nghĩ tới điều tồi tệ nhất, vì vậy khi nó thực sự xảy tới họ bị bất ngờ và hoàn toàn không sẵn sàng. Sự thực hành Phật giáo khuyên chúng ta đừng nên không biết tới các bất hạnh và phải hiểu biết và đối mặt với chúng, chuẩn bị cho chúng ngay từ lúc bắt đầu. Nhờ đó, khi chúng ta thực sự kinh nghiệm nỗi đau khổ thì nó không phải là cái gì hoàn toàn không chịu đựng được.

Chỉ né tránh một vấn đề sẽ không giúp giải quyết nó mà thực ra có thể làm vấn đề tệ hại hơn. Một số người nhận xét rằng thực hành Phật giáo dường như nhấn mạnh tới sự đau khổ và tính chất bi quan. Tôi cho rằng điều này thật sai lầm. Thực hành Phật giáo thực sự cố gắng để chúng ta có được một sự an lạc vĩnh cửu – là điều không thể suy lường nổi đối với một tâm trí bình thường  – và tiệt trừ những đau khổ một lần cho mãi mãi. Các Phật tử không hài lòng với sự thành đạt chỉ duy trong đời này hay triển vọng của sự thành đạt trong những đời sau, mà thay vào đó, họ tìm kiếm một hạnh phúc tối hậu. Vì đau khổ là một thực tại do đó quan điểm căn bản của Phật giáo cho rằng sẽ không giải quyết được vấn đề nếu ta chỉ tránh né nó qua quýt. Điều nên làm là đối mặt với đau khổ, nhìn vào nó và phân tích, khảo sát nó, xác định các nguyên nhân của nó và tìm ra phương cách tốt nhất để có thể đối phó với nó.
Những người né tránh nghĩ tới điều bất hạnh thực ra lại bị nó tấn công, họ không được chuẩn bị và sẽ đau khổ hơn những người bản thân họ đã làm quen với những đau khổ, nguồn gốc của chúng và cách chúng phát khởi.
Một hành giả của Pháp nghĩ tưởng mỗi ngày về cái chết, quán chiếu về những nỗi khổ của con người, nỗi khổ của lúc sinh ra, nỗi khổ của sự già đi, nỗi khổ của bệnh tật, và nỗi khổ của sự chết. Mỗi ngày, các hành giả Mật thừa trải nghiệm quá trình sự chết trong sự quán tưởng. Điều ấy giống như trải qua cái chết về mặt tâm thức mỗi ngày một lần. Vì quen thuộc với nó, họ hoàn toàn sẵn sàng khi thực sự gặp gỡ cái chết. Nếu bạn phải đi qua một vùng rất nguy hiểm và ghê sợ, bạn nên tìm hiểu về những sự nguy hiểm và cách xử sự với chúng trước đó. Không tiên liệu về chúng là ngu dại. Dù có thích hay không bạn cũng phải đi tới đó, vì thế tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng để biết cách xử sự khi những khó khăn xuất hiện. Nếu bạn có một sự tỉnh thức hoàn hảo về sự chết thì bạn sẽ cảm thấy chắc chắn rằng bạn sắp chết một ngày gần đây.
Như vậy nếu khám phá ra rằng mình sắp chết trong ngày hôm nay hay ngày mai, nhờ sự thực hành tâm linh, bạn sẽ nỗ lực tự tháo gỡ mình ra khỏi các đối tượng trói buộc bằng cách vất bỏ những thứ sở hữu và coi mọi sự thành công thế tục như không có bất kỳ bản chất hay ý nghĩa nào.
Lợi lạc của sự tỉnh thức về cái chết là nó làm cho cuộc đời có ý nghĩa và nhờ cảm thấy hoan hỉ khi giờ chết tới gần, bạn sẽ chết không chút hối tiếc. Khi bạn quán chiếu về sự chắc chắn của cái chết nói chung và sự bất định của giờ chết, bạn sẽ làm mọi nỗ lực để tự chuẩn bị cho tương lai. Bạn sẽ nhận ra rằng sự thành đạt và những hoạt động của đời này không có bản chất và không quan trọng. Như vậy, sự làm việc cho lợi lạc lâu dài của bản thân bạn và những người khác sẽ có vẻ quan trọng nhiều hơn nữa, và cuộc đời bạn sẽ được dẫn dắt bởi nhận thức đó. Như Đức Milarepa đã nói, bởi chẳng sớm thì muộn bạn phải bỏ lại mọi sự sau lưng, thì tại sao không từ bỏ nó ngay bây giờ?
Mặc dù mọi nỗ lực của chúng ta, kể cả việc dùng thuốc men hay việc cử hành những lễ trường thọ, không ai có thể hứa hẹn sẽ sống quá một trăm năm. Có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng sau sáu mươi hay bảy mươi năm nữa, hầu hết những người đọc quyển sách này sẽ không còn sống. Sau một trăm năm, người ta sẽ nghĩ về thời đại chúng ta chỉ như một phần của lịch sử. Khi cái chết đến, điều duy nhất có thể giúp ích là lòng bi mẫn và sự thấu suốt về bản tánh của thực tại mà người ta đã đạt tới. Về lãnh vực này, khảo sát xem có một đời sống sau khi chết hay không là điều hết sức quan trọng.
Những đời quá khứ và tương lai hiện hữu vì những lý lẽ sau đây.
Những kiểu suy nghĩ nào đó từ năm ngoái, từ năm trước nữa, và ngay cả từ thời thơ ấu có thể được nhớ lại vào lúc này. Điều này chỉ rõ cho ta thấy là một cái biết đã hiện hữu trước cái biết hiện tại. Khoảnh khắc ý thức đầu tiên trong đời này không được sinh khởi mà không có một nguyên nhân, cũng không được sinh ra từ cái gì thường hằng hay vô tri. Một khoảnh khắc của tâm là cái gì trong sáng và thấu biết. Bởi thế cái có trước nó phải là cái gì đó trong sáng và thấu biết, là khoảnh khắc trước của tâm (tiền niệm). Chỉ có thể tin được rằng khoảnh khắc đầu tiên của tâm trong đời này đến từ không cái gì khác hơn là một đời trước.
Mặc dù thân xác vật lý có thể hành xử như một nguyên nhân thứ yếu của những biến đổi vi tế trong tâm, nhưng nó không thể là nguyên nhân chính yếu. Vật chất không bao giờ chuyển hóa thành tâm thức, và tâm thức không thể chuyển hóa thành vật chất. Vì thế, tâm thức phải đến từ tâm thức. Tâm thức của cuộc đời hiện tại này đến từ tâm thức của đời trước và là nguyên nhân của tâm thức trong đời sau. Khi bạn quán chiếu về sự chết và thường xuyên tỉnh thức về nó, đời bạn sẽ trở nên có ý nghĩa. Nhận ra những bất lợi to lớn của việc bám chấp có tính cách bản năng của chúng ta vào sự thường hằng, ta phải chống trả lại nó và tỉnh thức miên mật trước cái chết để ta sẽ được thúc đẩy thực hành Pháp nghiêm cẩn hơn nữa. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng tầm quan trọng của sự tỉnh thức về cái chết không chỉ hạn chế ở giai đoạn bắt đầu.
Nó quan trọng suốt mọi giai đoạn của con đường; nó quan trọng ở lúc bắt đầu, ở giai đoạn giữa và cả ở giai đoạn cuối. Sự tỉnh thức về cái chết mà chúng ta phải nuôi dưỡng không phải là nỗi sợ hãi thông thường, bất lực về việc phải chia ly với những người thân và tài sản của chúng ta. Đúng đắn hơn, chúng ta phải học sợ hãi rằng ta sẽ chết mà chưa chấm dứt được các nguyên nhân của sự tái sinh trong các cõi thấp của luân hồi và sẽ chết mà không tích tập những nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho sự tái sinh thuận lợi trong tương lai. Nếu chúng ta chưa hoàn thành được hai mục đích này, thì vào lúc chết, chúng ta sẽ bị áp chế bởi nỗi sợ hãi và ân hận ghê gớm.
Nếu chúng ta tiêu phí toàn bộ đời mình để miệt mài trong những hành động xấu xa phát sinh từ sự oán ghét và ham muốn, thì chúng ta gây nên tai họa không chỉ nhất thời mà còn dài lâu. Đó là bởi ta tích lũy và tàng trữ một khối lượng khổng lồ những nguyên nhân và điều kiện (duyên) cho sự đọa lạc của chính chúng ta trong những đời sau. Nỗi sợ hãi về điều đó sẽ kích động chúng ta để biến mỗi ngày trong cuộc đời mình thành cái gì có ý nghĩa. Khi đã có sự thức tỉnh về cái chết, chúng ta sẽ thấy được sự thành công và mọi sự của cuộc đời này thì không quan trọng, và sẽ làm việc cho một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là mục đích của sự thiền định về cái chết. Giờ đây, nếu chúng ta sợ hãi cái chết, chúng ta sẽ nỗ lực tìm kiếm một phương pháp chiến thắng nỗi sợ hãi và hối tiếc của mình khi chết.
Còn ngay bây giờ, nếu ta cứ tránh né nỗi sợ chết thì khi chết, chúng ta sẽ bị trói chặt bởi nỗi ân hận. Ngài Tsong-kha-pa nói rằng khi sự tham thiền của chúng ta về lẽ vô thường trở nên hết sức vững chắc và kiên cố thì mọi sự chúng ta gặp gỡ đều sẽ dạy chúng ta về sự vô thường. Ngài nói rằng tiến trình đi đến cái chết bắt đầu ngay từ khi thụ thai, và khi còn sống, cuộc đời chúng ta thường xuyên bị hành hạ bởi bệnh tật và sự già yếu. Khi còn khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống, chúng ta không nên bị lừa phỉnh khi nghĩ rằng mình sẽ không chết.
Chúng ta không nên vui thú trong sự quên lãng khi chúng ta còn khoẻ; cách tốt nhất là chuẩn bị cho số phận tương lai của ta. Ví dụ như người đang rơi từ một dốc đá thật cao sẽ không sung sướng gì trước khi họ chạm đất. Ngay cả khi chúng ta còn sống, có rất ít thời gian cho sự thực hành Pháp. Dù cho chúng ta quả quyết là mình có thể trường thọ, có lẽ một trăm năm, nhưng ta đừng bao giờ nhượng bộ cái cảm tưởng là ta sẽ có thời gian để thực hành Pháp sau này. Chúng ta không nên bị chi phối bởi sự lần lữa, nó là một hình thức của tính lười biếng.
Một nửa đời người bị tiêu mất trong việc ngủ, và phần lớn thời gian còn lại chúng ta bị phóng tâm bởi những hoạt động thế gian. Khi ta già đi, sức mạnh thể chất và tinh thần giảm sút, và mặc dù chúng ta có thể mong muốn thực hành, nhưng đã quá muộn bởi chúng ta sẽ không có năng lực để thực hành Pháp. Đúng như một bản Kinh nói, nửa đời người tiêu phí trong giấc ngủ, mất mười năm khi ta còn nhỏ và hai mươi năm khi ta già, và thời gian ở khoảng giữa thì bị dày vò bởi những lo lắng, buồn phiền, đau khổ và thất vọng, vì thế khó có thời gian nào để cho sự thực hành Pháp.
Nếu ta sống một cuộc đời sáu mươi năm và suy nghĩ về tất cả thời gian ta trải qua khi còn bé, tất cả thời gian dùng để ngủ, và thời gian khi ta quá già, thì ta sẽ nhận ra rằng chỉ còn khoảng năm năm để ta có thể hiến mình cho sự thực hành nghiêm cẩn Phật Pháp.
Nếu chúng ta không dùng một nỗ lực cẩn trọng để thực hành Giáo Pháp, mà cứ sống như ta sống đời thường, thì chắc chắn là ta tiêu phí đời mình trong sự lười nhác không mục đích. Gung-thang Rinpoche nói, có phần diễu cợt: “Tôi mất hai mươi năm không nghĩ gì về việc thực hành Pháp, và sau đó mất hai mươi năm nữa để nghĩ về việc sẽ thực hành sau này, và rồi mất mười năm nghĩ về việc đã bỏ lỡ cơ may thực hành Pháp như thế nào”.
Phúc của mình hôm nay âu cũng là một cơ duyên tiền định 


Người xưa có dạy rằng: "Có đức mặc sức mà ăn", ý muốn răn dạy chúng ta làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tâm quan trọng của đức. Có đức, mọi sự mới thành, con người mới thanh thản, may mắn.
Đức là một khái niệm triết học và phổ quát trong các truyền thống đạo học của phương Đông. Lão giáo, Phật giáo và Khổng giáo  quan niệm về chữ đức có chút phần khác biệt nhau nhưng đại thể thì có nét tương đồng.


Đức được coi là cái gốc muôn hạnh, cũng là nền tảng để con người lập thân, lập nghiệp. Đức được hiểu  là đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, sự thẳng thắn của con người.
Phật có dạy rằng: Cứu một người là phúc đẳng hà sa, cứu một người thì Phúc Đức sẽ tới nhiều như cát sông. Riêng mình, vừa tới tuổi “tri thiên mệnh ” thì vô phúc mắc trọng bệnh. Nhưng nhờ Phúc ấm tổ tiên và bao kiếp tích được Đức nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà khỏe mạnh. Vậy nên, việc nhàn đàm về chữ Phúc của mình hôm nay âu cũng là một cơ duyên tiền định nhằm để cứu người, cứu mệnh…

 
 
Trong cuộc sống, Đức biểu hiện trong nhiều khía cạnh. Ở cách con người cư xử với nhau, với công việc, với xã hội. Phàm là những gì được coi là việc thiện, trao đi với mục đích tốt đẹp đều là tích đức.


Mặc dù chữ đức ở trong Phật giáo có vô lượng nghĩa nhưng đều được thiết lập ở trên một nền tảng cơ bản là hoàn thiện nhân cách đạo đức ở mỗi con người. Vì thế, để tu nhân tích đức (cho mình trong hiện tại và cho mai sau hay cho con cháu về sau) theo Phật giáo có nhiều phương thức nhưng khái quát nhất và dễ thực hành nhất chính là tuân thủ năm nguyên tắc đạo đức của Phật tử (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh và không nói dối, không dùng những chất gây nghiện và say sưa) đồng thời học tập, ứng dụng triệt để bài kệ: “Không làm các điều ác; Chuyên làm các việc lành; Giữ tâm ý thanh tịnh; Đó chính là lời Phật dạy” trong đời sống hàng ngày.


Coi trọng đức tính khiêm nhường thì mới làm được việc lớn



Từ xưa đến nay, các bậc Thánh hiền, vĩ nhân đều coi trọng đức tính khiêm nhường. Một người nếu có thể từ bỏ được thái độ ngạo mạn, từ bỏ được dục vọng muốn lấn át kẻ khác thì mới làm được việc lớn, mới là Thiện chân chính.
Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới lên 7. Lâm vào cảnh không nơi nương tựa, cậu phải lang bạt khắp nơi, đi xin ăn xin uống sống qua ngày, chịu cảnh bữa đói bữa no. Rồi khi mặt trời bắt đầu lặn, cậu lại vất vả, khổ sở tìm một chốn để ngủ qua ngày. Có những lúc không tìm được một nơi sạch sẽ, cậu phải ngủ dưới gốc cây. Cuộc sống túng thiếu và cô đơn của cậu cứ thế trôi qua. Cho đến một ngày nọ, đêm hôm ấy trời mưa bão rất to, cậu bé may mắn tìm được một ngôi chùa lớn để trú chân. Cậu mạnh dạn bước vào trong thì bắt gặp sư trụ trì đang đứng ở cửa lớn. Lúc đó cậu trông rất bẩn thỉu, làn da đen sạm vì sương gió, tóc mọc dài lòa xòa che khuất cả khuôn mặt. Nhưng Sư trụ trì vẫn tiến lại gần nở nụ cười hiền từ và hỏi chuyện cậu bé. Cậu bé mở to đôi mắt trong veo nhìn sư trụ trì rồi xúc động chia sẻ về hoàn cảnh của mình. Thấy hoàn cảnh cơ cực của cậu bé, sư trụ trì động lòng thương và nhận nuôi cậu.
Cậu bé cảm thấy rất vui vì sau bao nhiêu năm lang thang không nơi tá túc, cậu đã tìm được một nơi trú ngụ cho mình. Sau khi được tắm rửa sạch sẽ rồi cạo trọc đầu, gương mặt cậu lộ vẻ thanh tú với đôi mắt thông minh, sáng ngời. Cậu không còn là một đứa bé lang bạt, bẩn thỉu nữa. Cậu đã được trao một cuộc sống mới, cuộc sống của một tiểu hòa thượng.


Ngày ngày, tiểu hòa thượng chăm chỉ làm các công việc trong chùa như gánh nước, thổi cơm, quét lá sân và lau dọn thiền điện. Sư trụ trì thấy cậu bé ngoan ngoãn, lại thạo việc rất nhanh, nên hết mực hài lòng. Không lâu sau, sư trụ trì dạy cậu biết đọc biết viết rồi cho cậu xem các cuốn Kinh Phật.


Vì sáng dạ, lại siêng năng, tiểu hòa thượng nhanh chóng lĩnh hội được rất nhiều điều mới. Khi ngồi thiền, cậu có thể xếp bằng và đả tọa trong một thời gian khá lâu. Cậu rất hay chia sẻ những điều ngộ được trong Kinh Phật với các vị hòa thượng khác. Các vị sư này đều tấm tắc khen ngợi cậu bé rất thông minh và hiểu chuyện. Cứ thế, tiểu hòa thượng hình thành một thói quen xấu. Mỗi khi học được gì mới trong Kinh văn, cậu lại viết những dòng mình tâm đắc ở khắp nơi, viết hết trên tường cậu lại vào trong vườn viết tiếp. Rồi khi nào tiểu hòa thượng minh bạch điều gì đó, cậu lại khoe khoang và khoa trương với những vị hòa thượng khác. Cậu thiếu nhẫn nại khi các vị sư chỉ bảo cậu, cậu luôn đánh giá người khác qua những điều cậu trông thấy, và thích mọi người đồng ý với mình.
Vị sư trụ trì thấy vậy, bèn suy nghĩ một lúc. Sau đó, nhà sư quyết định dạy cho tiểu hòa thượng một bài học để cậu thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn. Một ngày, sư trụ trì đưa cho tiểu hòa thượng một chậu hoa anh thảo đêm và dặn dò: “Con hãy nhớ quan sát những bông hoa này vào buổi đêm khi con làm việc.”

 
Sáng hôm sau, tiểu hòa thượng mừng rỡ tay cầm lọ hoa chạy đến chỗ sư phụ của mình. Cậu sung sướng kể: “Bình hoa mà Sư Phụ cho con thật tuyệt vời. Đêm qua con đã thức một lúc lâu để quan sát những bông hoa ấy. Các búp hoa hé mở khi trăng lên và tỏa ra hương thơm dìu dịu. Sớm mai khi con tỉnh giấc thì những cánh hoa ấy đã khép lại rồi.”
Vị thiền sư trầm tĩnh hỏi: “Hẳn là con rất thích chúng. Vậy khi bông hoa ấy nở, bông hoa có đánh thức con không?”
Tiểu hòa thượng nhanh nhảu trả lời: “Không, thưa Sư Phụ, bông hoa rất yên lặng khi nó nở và khi khép cánh lại.”
“Vậy sao? Ta cứ nghĩ những bông hoa sẽ phải rất ồn ào khi nở để khoe với con vẻ đẹp của chúng chứ?” Vị thiền sư vẫn nhẹ nhàng nói.
Tiểu hòa thượng bỗng im lặng trong giây lát trước khi trả lời một cách rụt rè: “Con hiểu rồi, thưa Sư Phụ, con hứa sẽ sửa lỗi sai của mình.”
Vị sư trụ trì im lặng, nở một nụ cười khoan dung. Tiểu hòa thượng đã học được một bài học sâu sắc về đức khiêm tốn.


Những bông hoa anh thảo không khoe sắc một cách phô trương và náo nhiệt, chúng lặng lẽ nở, tỏa hương làm đẹp cho đời ấy vậy mà người ta vẫn luôn ca ngợi vẻ đẹp của chúng. Làm người nên trọng đức khiêm tốn, biết dung nhẫn người khác, dù thông minh hiểu chuyện tới đâu vẫn luôn đặt mình ở dưới mọi người, có vậy mới được người khác kính trọng và yêu mến thực sự.
Tâm càng tĩnh, trí càng thông, không nên chỉ vì một phút giây hoan hỉ mà ảnh hưởng tới người khác và tới chính mình. Đức hạnh, tài trí của một người luôn có Trời Đất chứng giám, có thực chất thực tài thì kết quả luôn là hương thơm trái ngọt. Chẳng cần phải ngạo nghễ tuyên bố với thế gian ta đây giỏi giang mới là chí lý.
Núi này cao, còn có núi khác cao hơn. Tĩnh lặng, khiêm nhường là một cảnh giới cao thâm để đưa đến thành công. Lấy lòng bao dung, nhẫn nhường để đối đãi với hết thảy, buông bỏ cái tôi và cái tâm phán xét ắt sẽ thuận lòng người và vạn sự như ý.

Bao dung để xóa bỏ mọi mâu thuẫn và rút ngắn khoảng cách trong cuộc đời

 
Cổ nhân giảng: “Hải bất từ thủy, cố năng thành kỳ đại.” (Tạm dịch: Biển không chối từ nước cho nên nó mới thành to lớn). Lòng dạ của một người to hay nhỏ, thông thường được quyết định bởi sự cao thấp của cảnh giới tinh thần. Trong thế gian, phàm là người thành tựu được việc lớn thì đều phải có lòng dạ bao la giống như biển cả.
Bao dung có thể làm lay động được người khác, cũng có thể an ủi vỗ về chính mình. Ngược lại, một người nếu như luôn trách cứ, luôn để tâm quá mức đến sai lầm nhỏ của người khác thì sẽ không nhận ra những thiếu sót của bản thân mình. Khoan dung đối với người khác là một loại độ lượng, rộng rãi. Thường xuyên lau rửa cửa sổ tâm hồn của mình, không che đậy chỗ bẩn bụi của mình mà khiến cánh cửa ấy sạch sẽ thì mới có thể nhìn được cao, được xa và được chuẩn xác hơn.
Ở một ngôi làng nhỏ có một gia đình vừa mới cưới vợ cho con trai. Nhưng người mẹ chồng rất bất mãn với cô con dâu mà chính bà vừa tổ chức hôn lễ cưới hỏi đón về.
Mỗi lần cô con dâu phạm sai lầm, cho dù là một điểm nhỏ thôi cũng sẽ khiến mẹ chồng giận tím mặt. Người mẹ chồng luôn phàn nàn với hàng xóm rằng: “Con dâu tôi việc bếp núc rất kém cỏi, ngay cả cây hành hay cây hẹ cũng không phân biệt được.” Khi thì bà lại phàn nàn với người khác rằng: “Tôi thật là xui xẻo vì có một đứa con dâu lười biếng, không chịu làm việc nhà, thường xuyên làm thêm ở công ty đến đêm mới về. Mà không biết có đúng là tăng ca không hay là đi chơi lêu lổng bên ngoài.”
Ngày qua ngày, người mẹ chồng cứ một mực phàn nàn và không hài lòng về con dâu của mình. Vì vậy, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu trong gia đình họ càng ngày càng căng thẳng hơn. Cuộc sống gia đình vô cùng ngột ngạt. Người con dâu cũng vì thế mà chán nản, mặc dù không oán giận mẹ chồng nhưng trong lòng cô dường như có khoảng cách rất lớn…
Một hôm, có một người bạn cũ của người mẹ chồng đến nhà chơi làm khách. Người mẹ chồng lại phàn nàn và nhìn qua cánh cửa sổ, chỉ vào dây quần áo đang phơi trên ban công rooid nói: “Bà ạ! Tôi thật không biết là con dâu nhà tôi đã được dạy dỗ thế nào mà ngay cả quần áo nó giặt cũng không được sạch. Bà nhìn xem, quần áo giặt rồi mà còn loang lổ vết bẩn thế kia, làm thế này chẳng phải chỉ tốn thời gian và nước giặt mà thôi sao?”
Người bạn sau khi nghe xong, cẩn thận nhìn lên ban công, quan sát rồi lặng lẽ cầm chiếc rẻ lau lau và xoa xoa vào cánh cửa sổ một lát, sau đó nói: “Bà ơi! Bà ra nhìn lại mà xem xem có khác gì không?”
Người mẹ chồng ra nhìn lại, cảm thấy kinh ngạc, rõ ràng quần áo đang phơi trên ban công tất cả đều sạch tinh. Người mẹ chồng chậm rãi nói: “Hóa ra không phải là do con dâu giặt quần áo không sạch mà là do cánh cửa sổ này bị ố bẩn.”
Lúc này, người bạn của bà mới nói: “Vậy là bà đã trách nhầm con dâu rồi đấy!”
Người mẹ chồng như hiểu ra mọi điều, bà đứng im lặng trầm ngâm… Người bạn của bà lại nói tiếp: “Hãy nhìn người khác bằng ánh mắt bao dung hơn, bà sẽ nhìn được rõ hơn và thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều!”
Từ đó về sau, người mẹ chồng xóa bỏ thành kiến với người con dâu, không dùng ánh mắt khó chịu để nhìn người con dâu nữa. Thậm chí, bà còn dùng ánh mắt tha thứ và bao dung hơn để đối đãi với những sai lầm của con dâu mình. Người con dâu vốn cũng không oán giận mẹ chồng nên thấy mẹ chồng thay đổi thì cũng rất nhanh hòa hợp. Hai mẹ con họ ngày càng yêu kính lẫn nhau, cuộc sống gia đình trở nên vui vẻ đầm ấm hơn trước rất nhiều.
Tha thứ cho người khác cũng là giải thoát cho chính mình. Bao dung, tha thứ sai lầm của người khác, thì trong mệnh của mình sẽ có nhiều thêm một phần không gian, nhiều thêm một phần nhân ái, trong cuộc sống sẽ có nhiều hơn sự ấm áp, nhiều hơn ánh nắng mặt trời. Tha thứ là cái gốc của niềm vui, niềm hạnh phúc trong đời người.

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter