001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Phật dạy: "Muốn thương phải hiểu; Sống để yêu thương"


Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời.

Muốn thương phải hiểu

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.


Ảnh minh họa. 
Sống để yêu thương

Trong tình yêu thương không gì gắn bó và quyến luyến bằng tình yêu nam nữ, bất cứ lời nói và cử chỉ nào, chúng ta cũng phải biểu lộ sự yêu thương trong tương kính. Đã làm người dù trai hay gái phải biết tôn trọng người mình đang yêu, cả thể xác lẫn tâm hồn.

Mấu chốt của hạnh phúc gia đình tronghôn nhântình yêu, người con gái phải biết giữ gìn, khéo léo trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái nhằm nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Trong đạo Phật, lòng từ bi luôn gắn liền với trí tuệ. Không hiểu nhau, không thể thương yêu trọn vẹn vì ta không thể cảm thông và tha thứ, nhất là những người có quan niệm gia trưởng. Mỗi người đều có những nỗi khổ niềm đau riêng, bởi áp lực của công việc và trách nhiệm đối với gia đình, nếu chúng ta không thật sự hiểu về nhau, ngược lại sẽ không thương mà còn giận hờn, trách móc. Vì sao? Vì cái ta của mình đã phình to ra. Ngay khi ấy ta sẽ không thể cảm thông, chính vì thế tình thương của mình sẽ làm người khác cảm thấy, khó chịu, bức xúc và khổ đau.

Chúng ta đến với nhau mà không có hiểu biết, vô tình sẽ làm người mình yêu thương, đau khổ suốt đời. Hiểu biết chính là nền tảng của tình thương yêu chân thành. Không hiểu biết, chúng ta không thể thật sự thương yêu nhau. Tráitimcủa ta nếu có hiểu biết, thì tình yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc và lâu dài.
Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!

Vì sao người xưa dạy: “Họa từ miệng ra”?


Cổ nhân thường dạy: “ Bệnh từ miệng vào – Họa từ miệng ra”, một người số mệnh có tốt hay không chỉ cần anh ta mở miệng là có thể biết. Do vậy khẩu nghiệp rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Những việc làm tổn đức cả trong cuộc đời người ta không phải ngày nào cũng có thể làm, nhưng những lời nói làm tổn đức, những lời nói khó nghe, những lời nói bất chính rất có thể được nói ra hằng ngày.

Thuận theo thời gian khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ lại càng nhiều, phúc báo sẽ đều từ cái miệng này mà biến mất. Vì vậy, những người mà lời nói gây tổn đức, cả đời sẽ lao đao vất vả cực khổ. Khẩu đức đến và đi với bất kỳ ai cũng đều như nhau, có rất nhiều phúc báo đều thông qua những lời nói từ miệng mà mất đi. Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn vất vả vẫn cực khổ. Bạn nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó sẽ làm mất đi vận may trong cuộc sống, từ đó làm cuộc sống của bạn luôn không suôn sẻ.

(Ảnh minh họa)

Cổ nhân thường giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn nói những lời không tốt, chê trách nói xấu người khác, nói những lời nguyền rủa mắng nhiếc người khác, đều sẽ nhanh chóng bị tổn đức, mất đi phúc báo. Không chỉ là nói những lời chê trách, kể cả nói những lời chê bai những người lớn tuổi hơn, cũng đều có thể mất đi phúc báo. Có những người vợ rất thích than phiền nói xấu chồng, nói chồng không tốt thế này không tốt thế kia. Khi xảy ra mâu thuẫn cãi nhau ngay đến cả cha mẹ, tổ tông nhà chồng (vợ) cũng đều dám mang ra chửi, còn dám nói những lời khó nghe nhất.

Điều này sẽ tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng. Cứ như vậy sẽ làm cho gia cảnh trong nhà ngày càng khốn khó khổ cực, là bởi phúc báo đều đã theo những lời mắng nhiếc chửi bới kia bay đi hết rồi. Vì vậy cái quan ải tạo khẩu nghiệp này, trong cuộc sống chúng ta nhất định nên chú ý. Miệng nên nói lời để có thể giữ được đức, đừng chua ngoa nói xấu người khác như vậy mới có thể giữ lại phước lành.

Vậy thì tại sao miệng có thể làm ta tổn phước lành mất đi phúc báo nhỉ? Bạn nên nhớ phúc báo là có tiêu chuẩn căn duyên, chính là nhân duyên hòa hợp, nó cũng là một sự thể hiện của một loại trường năng lượng.

Ví dụ bạn đi đến chùa làm thiện nguyện, theo bạn có phải do hành động quét dọn sân chùa và hành động lau bàn lau ghế nhà chùa mang lại phúc báo cho bạn? Xin thưa với bạn tất cả đều không phải, mà chính là tâm thiện niệm của bạn mang lại phúc báo cho bạn. Chính là vì chúng ta xuất tâm vì lợi ích cho chúng sinh mà quét dọn sân chùa, mà dọn dẹp vệ sinh, và cùng mọi người kết duyên vui vẻ, tất cả từ đó sẽ mang lại thiện niệm cho chúng ta.

Khi tâm niệm này được phát xuất ra, năng lượng chính yếu từ bi của vũ trụ được cảm ứng, lúc này bạn sẽ nhận được sự gia trì của nguồn năng lượng chính yếu này, nó liền tạo ra cơ duyên để bạn đắc được phúc báo và may mắn. Và phúc báo phước lành của người ta chính là được tạo thành như vậy.

Ngược lại với những người luôn oán trời trách đất, phúc cũng sẽ bị hao tổn rất nhanh, những phúc báo bị mất đi đó chính là do tâm họ khởi tác dụng làm tổn thất. Trong tâm họ khi đó sẽ có xu hướng ích kỷ, có xu hướng oán hận, có xu hướng đố kỵ, có xu hướng dần trở nên keo kiệt tham lam, lãng phí. Và lúc này chính là thời điểm phúc báo sẽ bị tiêu mất.

Một người luôn oán trời trách đất, không trân quý những gì đang có, luôn sinh tâm oán giận, lại thông qua miệng lưỡi không ngừng nói lời lảm nhảm chê trách nói xấu người khác. Thì phúc lành cũng nhanh chóng bị mất đi.

Miệng luôn nói lời tốt đẹp, trong tâm cũng đầy thiện niệm, nói những lời hay ý đẹp trong kinh Phật, nói những lời tốt đẹp mềm mỏng thiện lương, làm vui lòng người khác. Miệng muốn nói được lời đẹp, trong lòng phải có tâm thiện lương, cũng giống như từ trường tốt đẹp mà vũ trụ đã phát xuất ra và từ đó điều bạn được là phúc báo.
Thế nào là một trái tim thiện lương? Trước tiên đó chính là trong tâm biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ chính là một loại thành quả. Một con người khi càng tu hành, càng biết thế nào là đủ. Với bất kể hoàn cảnh nào trong cuộc sống xung quanh đều luôn biết thế nào là đủ, và biết tạ ơn như vậy mới có thể tiến bộ.

(Ảnh minh họa)


Hiểu người không nên nói hết, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút khẩu đức cho bản thân.

Trách người không nên trách hết lời, giữ lại ba phần để họ tự hiểu, lưu chút độ lượng cho bản thân.

Dù có tài năng cũng đừng nên kiêu ngạo, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu chút hàm ý lại cho bản thân.

Dù có lợi thế vượt trội cũng không nên lộ hết ra, giữ lại ba phần để người khác tự hiểu, lưu lại sự hội tụ sâu lắng cho bản thân.

Dù được thành công cũng đừng nên đi khoe khoang, lưu lại ba phần cho người khác tự biết, lưu lại sự khiêm tốn cho bản thân.

Muốn đắc được đạo lý không nhất thiết phải đi tranh đi cướp, giữ lại ba phần cho người khác, giữ lại chút khoan thai hài hòa cho bản thân“.

Xả đi "THAM - SÂN - SI" sẽ tự tìm thấy niềm an vui và thanh thản


Nếu xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.

Con người sống trên cõi đời thực cũng như cõi mộng. Mọi thứ người ta tranh giành nhau, quyền thế, địa vụ hay tiền tài… đều hư vô.

Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.




Ảnh minh họa. 
Thế nhưng, cuộc sống con người chỉ tồn tại trong một hơi thở, vậy tại sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”.

Con người học được cách buông xả, buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.

Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.

Sắc đẹp có phải của bạn không? Thực tế là không, bởi nhan sắc rồi cũng sẽ phai tàn khi tuổi xuân qua đi.

Danh tiếng có phải của bạn không? Không phải, bởi tiếng tăm phụ thuộc vào cái nhìn của những người xung quanh. Khi cái nhìn của họ thay đổi, thì rất có thể danh tiếng của bạn cũng không còn.

Tình cảm, địa vị và tiền tài có phải của bạn không? Cũng không, bởi đến phút cuối cuộc đời, bạn sẽ không mang theo được gì cho mình.

Trên đời này rất nhiều người cố chấp việc truy cầu những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà bỏ đi, đánh mất đi hạnh phúc trước mắt có được, như những gì có ở trong tay mình, điều này thật rất không đáng biết bao?! Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.

Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.

Con người mất cả đời để tranh giành, đấu đá nhau chỉ vì cái DANH, LỢI, TÌNH… mà không biết đến cuối cùng vẫn chỉ là hư vô.



Sắc đẹp có phải của bạn không? Thực tế là không, bởi nhan sắc rồi cũng sẽ phai tàn khi tuổi xuân qua đi. 
Có một câu chuyện cổ như sau:

"Truyện kể rằng ở thành Mathura, Ấn Độ, có một cô gái xinh đẹp tên là Vasavadatta. Nàng nổi tiếng khắp cả thành phố bởi có nhan sắc diễm lệ cùng với giọng hát thánh thót và những điệu múa thiên thần.

Mặc dù có rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng Vasavadatta vẫn chưa tìm được người đàn ông nào tâm đầu ý hợp.

Một ngày, nàng nhìn thấy một nhà sư trẻ thì đem lòng yêu mến. Đó chính là tôn giả Upagupta.

Tuy nàng hàng ngày dõi theo nhưng nhà sư vẫn không hề biết đến sự tồn tại của nàng, và bên cạnh nàng vũ nữ xinh đẹp ấy vẫn có rất nhiều người theo đuổi, vây quanh.

Nhưng một ngàydịch bệnhđậu mùa tràn đến khiến rất nhiều người trong thành phố Mathura mắc bệnh, trong đó có Vasavadatta. Vì e sợ bệnh truyền nhiễm sẽ lây lan, người ta vội vã đem bỏ người vũ nữ ra ngoại thành. Nàng phải nằm cô độc trên nền đất, khắp người là những vết lở loét, không thức ăn, không nước uống, cũng không người chăm sóc, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.

Giữa màn đêm mịt mùng ấy, trong nỗi tuyệt vọng tột cùng, nàng Vasavadatta chợt nghe thấy tiếng bước chân của một người đàn ông trẻ tuổi. Ngài cúi xuống, nhẹ nhàng nâng đầu nàng dậy, lấy nước thấm lên môi và thoa dầu đàn hương lên làn da thô ráp của nàng.

– Ân nhân ơi, ngài là ai thế?

– Thí chủ, thí chủ không nhận ra sao, bần tăng chính là Upagupta. Thời gian đã chín rồi, vậy nên hôm nay bần tăng đến đúng như lời hẹn trước kia.

– Năm xưa tất cả đàn ông trong thành đều ngưỡng mộ sắc đẹp của tôi, nhưng chỉ riêng ngài là không đoái hoài gì đến. Vậy hà cớ gì hôm nay ngài lại đến trong khi tôi chỉ còn lại cái xác thân tàn tạ này?

– Ngày đó thí chủ được mọi người vây quanh, đâu có cần đến bần tăng như lúc này.

Thái độ của vị sự trẻ đã khiến nàng vũ nữ bật khóc. Gần cả một đời đeo đuổi, đến lúc này nàng mới nhận ra rằng mọi thứ trên đời đều thật vô nghĩa. Cũng từ đó, nàng đi theo Upagupta để được trở về với bến bờ an lạc của Phật Pháp."

Là người con Phật, chúng ta buông xả nhưng phải luôn giữ trọn vẹn trách nhiệm của một con người. Để bồ đề tâm thêm vững chắc, để trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, để vẫn chu toàn mọi việc, mọi bổn phận. Tất cả được làm với tấm lòng bao dung mở rộng như một vị Bồ tát, xử xự theo tinh thần “Từ – Bi – Hỷ – Xả”.  Còn đích đến nào tuyệt với hơn khi biết tìm lại và trở về với chính cuộc sống nội tâm của chúng ta, để trở về với sự thanh thản trong tâm hồn.

Bởi khi tâm hồn trong sáng, vui vẻ, là chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu, thành công của cuộc sống mà chúng ta mong đợi. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống đam mê hơn, nhân hậu, tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều…

Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người..

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Sống vui vẻ, tận hưởng

Cuộc sống là vui chơi, là trò chơi. Chơi nó cho hay vào, quên tất cả về thắng thua đi. Tinh thần thể thao thực không phải là tinh thần thắng thua, nó không phải là vấn đề thực của người đó. Người đó tận hưởng việc chơi đùa; đó là người chơi thực. Nếu bạn chơi để thắng, bạn sẽ chơi với căng thẳng, lo lắng. Bạn không quan tâm tới bản thân trò chơi, vui vẻ của nó và bí ẩn của nó; bạn quan tâm nhiều hơn tới kết quả.  Đây không phải là cách đúng để sống trong thế giới.

Sống trong thế giới mà không có ý niệm nào về cái gì sẽ xảy ra. Liệu bạn sẽ là người thắng hay người thua, điều đó không thành vấn đề. Cái chết lấy đi mọi thứ. Liệu bạn thua hay thắng là không quan trọng gì. Điều duy nhất thành vấn đề, và bao giờ cũng thành vấn đề, là cách bạn đã chơi trò chơi này. Bạn có thích thú nó không? - bản thân trò chơi đó - thế thì từng khoảnh khắc đều là vui vẻ. Bạn chưa bao giờ hi sinh khoảnh khắc này cho tương lai.

Sống vui vẻ, tận hưởng thế giới đi, bởi thế giới phải được dùng chứ không phải được sở hữu. Chúng ta tới với hai bàn tay trắng và chúng ta đi với hai bàn tay trắng, cho nên phỏng có ích gì mà sở hữu cái gì. Có tính sở hữu là xấu - nhưng dùng mọi thứ đi! Trong khi bạn còn đó, dùng thế giới đi, tận hưởng mọi thứ mà thế giới làm thành sẵn có, và thế rồi đi mà không nhìn lại, không níu bám vào mọi thứ.

Dùng, nhưng đừng sở hữu - bởi vì người sở hữu không thể dùng được. Người sở hữu thực sự trở nên bị sở hữu bởi của cải riêng của mình. Đó là lí do tại sao nhiều người giàu thế trở nên rất khổ, họ sống cuộc sống nghèo nàn. Họ có mọi tiền bạc trên thế giới, nhưng họ sống cuộc sống nghèo nàn.

Điều này xảy ra cho những người trở nên mang tính sở hữu: họ không dùng mọi thứ, họ bị mọi thứ dùng. Họ không phải là người chủ, họ là kẻ hầu của những thứ riêng của họ. Họ cứ tích luỹ và họ chết mà không tận hưởng được tất cả những cái họ có.
Sưu tầm

Đức không tham sắc dục

Sắc dục có một sự thu hút lôi cuốn rất mạnh với mọi người. Phần đông những nhà đạo đức thường nhắc nhở mọi người: “Phải biết độ sắc dục để bảo trọng sức khỏe”. Trong các tôn giáo đều có sự chủ trương “diệt sắc dục”. Vậy sắc dục là gì? Đâu là đối tượng của tâm tham sắc dục? Tại sao lại phải tiết độ sắc dục? Và tại sao lại phải diệt sắc dục? Nó mang đến những tai hại gì? Sắc dục là danh từ chữ Hán. Sắc có nghĩa là hình thể của thân người nam hay hình thể của thân người nữ. Dục là lòng ham muốn.

Vậy sắc dục có nghĩa là thấy thân hình của người khác phái sanh ra lòng ưa thích ham muốn kề cận bên nhau.

Để xác định nghĩa này cho rõ ràng hơn, chúng ta hãy lắng nghe Đức Thích Ca Mâu Ni nói: “Ta không thấy một sắc nào khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Ta cũng không thấy một sắc nào khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông”. Lời dạy này để cảnh giác chúng ta, sắc dục có một sức mạnh phi thường lôi cuốn và xâm chiếm tâm con người, khiến cho họ không còn sáng suốt.

Sắc dục thường mang đến cho kiếp sống con người một sự thống khổ rất lớn. Nhưng mấy ai đã để ý và thấy sự thống khổ này.

Chỉ vì vô minh nên mọi người đắm đuối trong dục lạc sắc dục. Có những người cũng hiểu biết những hành động sắc dục giống như hai con thú vật giao hợp. Hành động giao hoan như vậy là làm khổ mình, khổ người, và khổ mãi mãi từ kiếp này đến kiếp khác. Nhưng hiểu biết là một việc mà cần phải thường xuyên cảnh tỉnh tâm mình, để hướng nó đi về một con đường cao thượng hơn. Vì sắc dục là một hành động hết sức tội lỗi mà mấy ai đã lưu ý. Người ta cứ ngỡ tưởng trai gái ôm nhau hưởng thụ khoái lạc là hạnh phúc, nhưng khoái lạc chỉ là một cảm giác nghiện ngập cấp thời của cơ thể. Nó là một cái lực của nhân quả cám dỗ và thúc đẩy đưa con người vào quỹ đạo sinh tử luân hồi khổ đau. Vì thế, nó là một sự thật, khổ đau như thật. Khổ đau suốt cuộc đời khi hai người thành vợ, thành chồng. Sự khổ đau ấy không phải chỉ một người, hai người mà nhiều người sau này nữa (con cháu nối tiếp).

Biết hành động sắc dục giống như hai con thú vật, nhưng con người vẫn mê muội lao đầu vào chỗ bất tịnh, uế trược, hôi thối, bẩn thỉu đó. Do hiểu một cách lầm lạc như vậy, nên từ xưa đến giờ, từ những nhà trí thức bạc học đến những hạng bình dân ngu dốt đều không ai thoát khỏi nanh vuốt của sắc dục.

Có người cho đó là một vấn đề sinh lý bình thường, nên họ tìm đến những nơi mua bán mãi dâm để giải quyết.

Ôi, thật là ngu ngốc! Một phút truy hoan sắc dục là đã đánh mất đi một năng lực vô giá quý báu trong thể xác và tinh thần của con người. Người đời thường tham đắm sắc dục nên trí óc thông minh lần lần lụi bại.

Một nhà phát minh mà tâm còn tham sắc dục thì không thể phát minh những việc vĩ đại được. Một nhà tu hành mà tâm còn tham mê sắc dục thì sự tu hành chỉ phí công, chẳng bao giờ có đủ năng lực làm chủ sự sống chết luân hồi.

Tâm sắc dục tai hại như vậy, nhưng người ta si mê tham dục lạc của nó mà quên đi bổn phận và trách nhiệm đạo đức phải biết thương mình, thương người.

Sau cuộc truy hoan sắc dục, cái gì khổ đau sẽ mang đến cho những người trong cuộc, không thể nghĩ lường được, dù thuận hay nghịch cảnh vẫn phải ôm lấy những sự khổ đau này.

GIỚI KHÔNG NÊN TÀ DÂM VÀ DÂM DỤC

Người cư sĩ có vợ con thì phải một lòng chung thủy với vợ và với chồng, không nên nhìn ngó người nữ khác hay người nam khác mà chỉ một lòng với vợ hay chồng mà thôi, nếu có vợ, có chồng mà còn nhìn người khác là thiếu đạo đức chung thủy. Khi khởi ý nhìn ngó một người nữ khác hay một người nam khác, khi thấy họ có sắc đẹp và có tài đức mà sinh lòng yêu thích thì biết ngay đó là tâm trạng tà dâm. Tâm trạng tà dâm là tâm không ngay chính. Như vậy là những người còn lang chạ tâm không đúng đắn. Khi một người có ý niệm tà dâm như vậy thì nên cắt ngay dòng tư tưởng tà niệm đó và phải cương quyết mạnh mẽ, đó là một tâm niệm bất chánh. Tâm niệm bất chánh sẽ làm đau khổ gia đình mình và gia đình người khác; nó sẽ đem đến tan nhà, nát cửa; nó sẽ tạo ra những bạo lực gia đình khi tâm ghen tuông không dừng được; nó sẽ làm cho những đứa trẻ thơ vô tội mất cha, mất mẹ phải sống bơ vơ giữa cuộc đời đầy cạm bẫy ác pháp.

Bởi vậy, chúng ta làm con người chứ không phải làm con thú, nay bắt cặp với con thú này, mai cặp với con thú khác. Một người nữ cũng như một người nam ăn mặc hở hang bày da hở thịt để khêu dâm gợi dục cho mình cho người khác thì cũng khác gì con thú vật.

Mọi người cứ nghĩ rằng ăn mặc hở hang là làm đẹp đẽ, là hợp thời trang, là đúng thời đại văn minh. Đúng, là văn minh của thời đại cổ lỗ, khi con người còn ăn lông ở lỗ, con người chưa dệt ra vải vóc, chưa biết may quần áo, nên phải đóng khố, vì thế phải chịu hở hang bày da hở thịt, bày ngực, bày mông, bày vế v.v.. Bây giờ phụ nữ đã trở về sống với thời đại bộ lạc thiếu văn hoá, kém đạo đức, ăn mặc hở hang lõa lồ, người phụ nữ hiện giờ chỉ biến mình là những món đồ dục lạc bẩn thỉu tầm thường cho người khác phái. Quý vị đừng tưởng là mọi người nhìn ngó người phụ nữ ăn mặc hở hang là họ ham muốn sắc dục lắm sao?

Người có văn hóa, có đạo đức nhìn thấy người phụ nữ ăn mặc hở hang thì họ liên tưởng đến một con thú vật, đến một cái thây ma hôi thối bẩn thỉu, nhưng con thú vật còn có lông lá để che những gì cần thiết của cơ thể chúng, còn con người thì không cần che muốn thoát y phục để lộ chiếc thân ngọc ngà bất tịnh, nhờ lớp dầu thơm làm át mùi hôi thối. Thân con người bất tịnh hôi thối ghê gớm lắm quý vị ạ! Nếu ba ngày không tắm rửa đứng gần ai thì còn có nước bịt mũi không chịu nổi, nhất là những ngày người phụ nữ bất tịnh. Thật là ghê gớm, chỉ có những người u mê, điên đảo mới ham thích sắc dục.

Con vật không thông minh như con người nên từ môi trường sinh ra và để bảo tồn sự sống và sinh lý của chúng nên mỗi con vật đều có một bộ lông che chở vào bảo vệ mà thôi, vì thế con vật đỡ lõa lồ cơ thể. Còn con người có đầu óc thông minh, có trí tuệ phát minh những sáng kiến chế tạo máy móc sản xuất ra vải vóc và biết may mặc. Do vậy con người ăn mặc kín đáo ít khêu dâm gợi dục nên phụ nữ không biến thành những món hàng dâm dục. Thật là một nền văn hóa đạo đức tuyệt vời biến người phụ nữ có một giá trị trong sự sống của loài người thanh cao và đẹp đẽ, ngược lại người phụ nữ bày da hở thịt cho mình là sống văn minh theo kịp thời đại thì lại càng sa đọa đưa giá trị người phụ nữ quá thấp và hèn hạ như một món đồ dâm dục như trên đã nói. Vậy các chị em phụ nữ hay suy ngẫm đừng chạy theo văn hóa đồi trụy của Tây phương mà đánh mất một nền văn hóa đạo đức Đông phương vừa trong sạch, thanh tao và đẹp đẽ vô cùng.

Trong giới luật này dạy không nên dâm dục, chứ không phải dạy tà dâm. Nhưng tại sao chúng tôi giải thích về tà dâm?

Bởi tà dâm là nói về đạo đức gia đình của người cư sĩ. Khi người cư sĩ đã hiểu rõ đạo lý này thì chúng tôi mới dạy “KHÔNG NÊN DÂM DỤC”. Vậy nghĩa của dâm dục như thế nào?

Đạo Phật có chương trình giáo dục và đào tạo người tu chứng đạo VÔ LẬU nên giới luật đức hạnh là những pháp môn mà người đệ tử của Phật cần phải thông suốt nghĩa lý rõ ràng. Chính sự thông suốt giới luật đạo đức đó mà đạo Phật gọi là tri kiến giải thoát. Nhờ có tri kiến giải thoát mà người đệ tử Phật xả tâm ly dục ly ác pháp rất dễ dàng, không bị ức chế tâm.

Ở đây người cư sĩ đã quyết tâm tu hành giải thoát như người tu sĩ, vì thế họ đã ly gia cắt ái không còn để những sợi dây ái kiết sử ràng buộc, họ đã quyết tâm giữ gìn giới KHÔNG NÊN DÂM DỤC để tròn đầy tâm thanh tịnh. Giới KHÔNG NÊN DÂM DỤC là một giới luật ngăn và làm chấm dứt con đường tái sinh luân hồi của nhân quả. Người giữ gìn được giới này là không còn tái sinh luân hồi nữa.

Bởi vậy chúng ta phải hiểu cho rõ ràng: “DÂM DỤC” là con đường tái sinh luân hồi, con đường đau khổ muôn đời muôn kiếp của loài người. Bởi vậy người tu hành theo Phật giáo quyết định phải diệt trừ tâm dâm dục, vì còn dâm dục tức là còn tiếp tục tái sinh luân hồi. Cho nên giới “KHÔNG NÊN DÂM DỤC” là một giới luật như bao giới luật khác, nhưng nó có một tầm quan trọng trong kiếp người, nếu không thoát ra khỏi tâm dâm dục thì cuộc đời tu hành chỉ uổng công chớ chẳng có ích lợi gì. Muốn tránh tâm dâm dục thì người tu sĩ đạo Phật giữ gìn ý tứ khi tiếp duyên với người khác phái, không nên cười nói qua lại với người khác phái, phải nghiêm chỉnh trong hành động, trong lời nói. Khi nói chuyện phải có nơi, có chốn, chỗ đông người, không nên đụng đâu nói đó, tránh những nơi khuất lấp vắng vẻ nói chuyện giữa nam nữ là sẽ có nhiều điều bất tiện, vì nơi đó sẽ là nhân của ý dâm. Nếu cuộc đời này không còn dâm dục thì đời không còn khổ đau, do dâm dục người ta mới thành vợ thành chồng, khi thành vợ thành chồng người ta mới khổ vì ghen tuông; khi có ghen tuông người ta mới khổ vì bạo lực gia đình. Nếu vợ chồng yêu thương nhau chia sẽ ngọt bùi cay đắng có nhau, thì người ta mới sinh con đẻ cái. Từ đó người ta khổ vì mang thai, khổ vì sinh con, khổ vì phải nuôi con lớn khôn, khổ vì con cái bệnh tật, khổ vì con cái dạy bảo không ngoan ngoãn. Đó là một chuỗi đời người do dâm dục mà thọ chịu biết bao nhiêu điều đau khổ, nào ai có biết?

Bởi vậy người hiểu biết dâm dục là con đường đau khổ của kiếp người, vì thế chúng ta cần tránh xa để tâm hồn được thanh thản, an lạc và bất động. Tâm được như vậy thật là hạnh phúc vô cùng.

Giới KHÔNG NÊN DÂM DỤC, đó là một lời khuyên đầy tình yêu thương chân thành của đức Phật gửi đến với mọi người trên hành tinh này để mọi người chấm dứt mọi sự khổ đau. Xin quý vị lưu ý dâm dục không có hạnh phúc gì cả, chỉ là một sự đau khổ triền miên bất tận, nó là một hành động dục lạc bẩn thỉu lôi cuốn được với những người điên đảo tâm còn mang đầy ắp màn vô minh đen tối, u mê.

Hỡi mọi người! Hãy sáng suốt thoát ra khỏi tâm dâm dục nó là con đường đau khổ bất tận của loài người, xin mọi người lưu ý, ngay từ bây giời đừng để bị tâm dâm dục lôi cuốn trong sáu nẻo luân hồi đau khổ không kiếp nào thoát ra.

Sống là tu

Hỏi: Kính thưa Thầy, sống là tu, tu là sống như thế nào?
Câu hỏi của Liễu Thiện

Đáp: Thường người ta quan niệm tu hành, khác với cuộc sống. Khi tu phải lìa xa cuộc sống thế gian, không có sống chung với người thế gian, nghĩa là khi đi tu thì phải cắt ái, ly gia, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả sự nghiệp, lìa xa gia đình, những người thân, ngay cả cha mẹ và anh em dòng họ, v.v.. Người tu hành phải thực hiện các pháp môn hằng ngày như: ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, v.v..

Những pháp môn này không phải của đức Phật dạy mà của ngoại đạo khéo lồng vào giáo pháp của đức Phật để lừa đảo tín đồ Phật giáo.

Bước vào Đạo Đế tức là bước vào một chân lý trong bốn chân lý của đạo Phật. Mà Đạo Đế là pháp hành của đạo Phật dạy chúng ta để sống trong cuộc sống với mọi người thì làm gì có dạy chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v.. Khi bắt đầu vào tu theo pháp môn của đạo Phật thì Ngài dạy chúng ta phải sống đúng chánh kiến, nghĩa là hằng ngày chúng ta phải thấy và hiểu biết: Cái nào thiện thì biết là thiện, cái nào ác thì biết là ác; biết thiện thì tăng trưởng, vì thiện không làm khổ mình, khổ người; biết ác thì ngăn ngừa và diệt chúng để không làm khổ mình, khổ người. Người thấy và biết sống như vậy là tu tập chánh kiến.

Sống không làm khổ mình, khổ người là tu, mà người tu tập phải sống có chánh kiến như vậy, mà sống có chánh kiến như vậy tức là tu tập. Như vậy đạo Phật không có dạy chúng ta tụng kinh, ngồi thiền, trì chú, cúng bái, tế lễ v.v.. mà dạy chúng sống đúng Chánh kiến, sống đúng Chánh tư duy, sống đúng Chánh ngữ, sống đúng Chánh nghiệp, sống đúng Chánh mạng, sống đúng Chánh tinh tấn, sống đúng Chánh niệm và như vậy chúng ta sẽ sống đúng Chánh định tức là Chánh thiền định mà Chánh thiền định, tức là bắt đầu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, mà Sơ Thiền tức là ly dục ly ác pháp, mà ly dục ly ác pháp tức là Chánh kiến.

Như vậy, không phải sống là tu hay sao? Và tu là sống không làm khổ mình, khổ người thì có đúng không? Cho nên, thiền định là cuộc sống mà tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không phải thứ thiền định lìa cuộc sống, “Ngồi thiền”.

Sự tu tập của đạo Phật không lìa cuộc sống, kẻ nào lìa cuộc sống ngồi thiền, tụng kinh, v.v.. thì tu hành không bao giờ có sự giải thoát. Xa lìa cuộc sống mà sống phạm giới, phá giới, thì có khác gì cuộc sống của người thế gian, thì người đó tu không đúng đạo Phật, mà đang tu theo ngoại đạo. Tu theo ngoại đạo thì sẽ rơi vào tà kiến, tà niệm, tà thiền, tà định, thì đời đời kiếp kiếp sẽ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Vô minh

Sống trong u mê giống như sống trong một cái hộp sắt dày, một nhà tù đáng sợ và vững chắc hơn bất cứ nhà tù nào trên trái đất này.

Nhưng khi bạn thực hành từ bỏ sự bám víu vào một mối quan hệ, khi bạn ngưng việc giữ chặt, bám víu lấy cuộc sống này hay tới cuộc sống trong tương lai và tới cả niềm vui giả tạm nơi cuộc đời này, khi bạn vun trồng tình yêu thương và nhận thức về tính không của tất cả các hiện tượng, bạn sẽ có tự do.

Khi bạn làm được điều đó, không có nhà tù nào có thể thực sự nắm giữ được bạn.

Nếu bạn không đánh tan những ảo tưởng của chính mình thì chẳng có chiến thắng nào là chân thật. Nhân tố tạo nên vòng luân hồi chính là sự u mê.

Tâm của ta tạo ra vấn đề khi chúng ta tin điều gì đó là không thật, điều gì đó là đối lập với hiện thực. Khi những mong đợi của chúng ta, điều có thể trái ngược hẳn với hiện thực không được đáp ứng, một hiện tượng trung tính lại thành ra một vấn đề.

Nơi nào có ảo tưởng, nơi đó có thể tìm thấy sự thật, bằng cách nhìn nhận ra đó là sự ảo tưởng. (Phiền não tức Bồ đề - Người dịch )

Hãy nhìn sâu vào sự thật của ngã, của hành động, của sự vật, năng lượng, kẻ thù, người lạ, thân thể của bạn, tài sản, bạn bè và cả những người thân nữa. Tất cả những hiện tượng này đều phù du về bản chất, đổi thay trong mỗi giây phút vì những nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Không chỉ vậy, tất cả những điều này còn có thể đi đến chỗ kết thúc, hoại diệt bất cứ lúc nào. Đây là bản chất của mọi sự vật hiện tượng.

Tuy thế, trong khi những sự việc đó về bản chất đều phù du, nhất thời, chúng ta lại nhìn nhận mọi việc như là vĩnh cửu. Chúng ta thấy đó là một người bạn vĩnh cửu, một cơ thể khoẻ mạnh mãi mãi, một năng lượng tràn đầy lâu dài, việc sở hữu tài sản, cuộc sống và trí tuệ mãi mãi.

Chúng ta đã tưởng lầm những thứ tạm thời thành những thứ vĩnh viễn. Đó chính là vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất.

Nơi nào có khổ đau, nơi đó có thể tìm thấy phúc lạc bằng cách lựa chọn trải nghiệm nó vì tất cả chúng sinh.

Với một nhận thức sai lầm về tính thường hằng và sự tồn tại thật sự, chúng ta nhìn nhận mọi sự như là thường hằng và tồn tại mãi, rồi tin vào những ảo tưởng này – đó chính là bản chất của vô minh. Sự vật chẳng thể tồn tại độc lập mà dựa vào những nguyên nhân và điều kiện nhất định. Ngay cả vô minh cũng chẳng độc lập, nó cũng là kết quả của một quá trình.

Tin vào những ảo tưởng của chính mình là nền tảng của mọi suy nghĩ, lời nói và hành động tác hại.

Khi một cái bàn được phủ lên bằng tấm khăn trải bàn, chúng ta chẳng thể nào nhìn thấy loại vật liệu gì làm nên cái bàn cả. Cũng giống như vậy, những ảo tưởng phủ lên một tập hợp những nguyên nhân và điều kiện mà chúng ta gọi tên là “tôi” – cơ thể và tâm. Tin vào những ảo tưởng, danh hiệu của chính mình, chúng ta không thể nào nhìn thấy bản chất của ngã.

Vô minh sẽ không phải là điều các nhà khoa học gọi là “bản năng”. Vô minh cũng không phải đột nhiên được sinh ra từ chính nó mà nó là điều mà chúng ta tạo ra. Chúng ta tạo ra vô minh mỗi khi chúng ta tin vào vẻ bề ngoài của mọi vật như tồn tại tự thân, chứ không phải chỉ là sự vật đó được mang tên gọi gì. Vô minh này là điều cơ bản của mọi ảo tưởng, của tất cả nghiệp và của mỗi khổ đau.

Khái niệm sự tồn tại thực sự là hoàn toàn không cần thiết.

Đây là điểm quan trọng: Ý nghĩ về tên gọi “tôi” dựa trên các thành phần của nó không chỉ là vô minh mà còn là nguồn gốc của luân hồi. Ý nghĩ này thì không “sai”. Khi tôi xuất hiện với bạn, điều này dường như là một sự tồn tại chân thật tự thân, hoàn toàn trái ngược hẳn với việc bị gán cho, bị đặt tên.

Nhưng tâm thức mà từ đó tôi tồn tại vẫn không phải là nguồn gốc của luân hồi. Nguồn gốc của luân hồi là ý nghĩ tin rằng: “cái Tôi thực sự xuất hiện trước tôi này là thật”. Đây là khái niệm về sự tồn tại chân thật và đây mới chính là nguồn gốc của luân hồi. Đó chính là nơi chứa đựng tất cả các vấn đề.

Vô minh về bản chất thực sự của cái “tôi” thì nguy hại hơn cả triệu trái bom nguyên tử.
Lời phật dạy về nhân quả báo ứng - dù bạn là ai cũng nên đọc
"Nhân quả báo ứng" chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng. 

Kết quả hình ảnh cho nhân quả báo ứngLuật nhân quả báo ứng được quan niệm khác nhau, thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khác lớn. Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng“, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, bài viết này theo lí luận của Lời Phật Dạy để làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu nhân quả. Nội dung lí luận nhân quả trong Phật pháp rất rộng. Nhân quả báo ứng thảo luận những vấn đề cốt yếu nhất của nhân quả báo ứng, song nó chỉ là hạt nước nhỏ bé trong biển luật nhân quả mênh mông của Phật giáo. Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.

Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau. Làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và tiếp tục bị thọ các quả báo như dưới đây:
1. Sát sinh: Sẽ bị quả báo như: nhiều bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa… (Trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại, đánh đập, ngược đãi, tổn hại người, động vật, đều thuộc hành vi sát sinh, đều bị những quả báo như trên).
2. Trộm cắp: Sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… (Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác,chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm cắp).
3. Tà dâm: Bị quả báo gặp những người vợ (chồng) hung dữ, không chung thủy, vợ con bị người khác cưỡng hiếp, bà con không vừa lòng. ( Làm bậy, quan hệ với nam nữ, cho đến làm những việc có liên quan đến sắc tình, đều thuộc tà dâm).
4. Nói dối: Quả báo bị người phỉ báng, khinh khi. (Nói không đúng sự thật, làm chứng bậy, không giữ chữ tín, đều phạm vào tội nói dối).
5. Nói lời trau chuốt: Bị quả báo nói ra lời nào mọi người đều không tin, không tiếp thu, lời nói không rõ ràng, diễn đạt người ta không hiểu. (Nói những lời tà dâm, những lời khiến cho mọi người nghĩ chuyện ái ân, đều gọi là nói lời trau chuốt).
6. Nói lưỡi đôi chiều: Bị quả báo quyến thuộc chia lìa, thân tộc xấu ác. (Đâm bị thóc, thọc bị gạo, gây chia rẽ, đều phạm tội nói lưỡi đôi chiều).
7. Nói lời hung ác: Quả báo thường bị người mắng chửi, gặp nhiều chuyện kiện cáo tranh chấp. (Dùng lời tàn bạo, độc ác mắng người, đều thuộc nói lời ác).
8. Tham dục: Bị quả báo tâm không biết đủ, tham dục không chán. (Tham cầu hưởng thụ các loại như tiền tài, sắc đẹp, danh lợi… say mê không có ý niệm xa rời, tất cả những thứ này đều thuộc tham).
9. Sân nhuế: Bị quả báo thường bị người dị nghị, nhiễu loạn khiến cho phiền não, hoặc bị hãm hại. (Gặp chuyện không vừa lòng liền sinh tức tối oán hận, đây tức là sân nhuế).
10. Nghi: Bị quả báo sinh vào gia đình tà kiến, sinh ra nơi xaxôihẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh, tâm nịnh nọt, không ngay thẳng, nhiều mưu mô quỉ kế, thích những người có tâm nịnh hót. 
Để cho chúng ta có đủ niềm tin về nhân quả, xin mời tất cả quý vị cùng nghe bài kinh triết lý sâu sắc về tội lỗi, bởi gieo nghiệp xấu ác.
Tiến trình diễn biến từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có hai loại tội. Thế nào là hai? Tội cókết quảngay trong hiện tại và tội cókết quả trong đời sau.
Thế nào là tội cókết quả ngay trong hiện tại? Này các Tỷ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô lại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu. Thấy vậy liền suy nghĩ: Do làm ác nghiệp nên mới bị cáchình phạt như vậy.
Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là tội có kết quảtrong đời sau? Ở đây, có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân miệng ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau.
Do vậy, này các Tỷ kheo, cần phải học tập như sau: Chúng ta phải sợ hãi đối với tội cókết quảtrong hiện tại và đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội.
Đây là bài kinh đức Phật nói tại thành Xá-vệ, nơi khu đất mà trưởng giả Cấp-cô-độc mua để làm Tịnh-xá, người học Phật cần phải suy xét và chiêm nghiệm, tất cả mọi hiện tượng trong bầu vũ trụ bao la này từ con người cho đến muôn loài vật, đều chịu sự chi phối của nhân quả.
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Nhân trộm cướp trong hiện đời sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… và tiếp tục chịu quả báo xấu trong tương lai. Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác, khi chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc về tội trộm cướp. Tham lam muốn chiếm lấy của người khác, để làm của riêng cho mình là do thói quen thâm căn cố đế của những người không tin nhân quả.
Tuy nhiên vì lòng tham mà chúng ta có thể tìm đủ mọi cách để lường gạt người khác, là nhân dẫn đến tù tội và nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.
Lại nữa, tiền bạc tài sản vật chất là phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình, bao nhiêu năm tháng chắt chiu dành dụm giờ thì đội nón ra đi. Sự mất mát tài sản làm cho gia đình trở nên thiếu thốn, khó khăn, nghi ngờ lẫn nhau, có thể dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình mình và người khác.
Sự đền trả xứng đáng của quả báo này, trước tiên là bị giam cầm tù tội, bị nhiều người khinh chê, gia đình ly tán vợ con khốn khổ, rồi mai sau nghèo cùng vô số kiếp và nếu có nhiều tiền của, thì cũng không thể tự do sử dụng để giúp đỡ người.
Chúng ta nên nhớ của phù vân khó bao giờ tồn tại bởi sống trên sự đau khổ của người khác. Nhan nhãn mỗi ngày có những vụ lừa đảo, lường gạt trong xã hội mà báo chí thường đăng tải là do lòng tham muốn quá đáng của con người. Con người vì lòng tham lam quá đáng nên mới dễ bị người khác lường gạt.
Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão"... Bởi thế có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác, vì gieo nhân xấu thì gặt quả ác trong hiện tại và mai sau. Hoặc ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.
Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo, đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo sự hiểu biết của chúng tôi nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường, mà là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.


Sưu tầm

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter