001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016


 


 

Những việc không nên làm khi nóng giận


 
Lúc tức giận ai đó bạn sẽ làm gì, sẽ gào thét, sẽ tự hành hạ mình hay lái xe như điên trên đường...Đừng để sự giận dữ phá hủy cuộc sống của bạn, trong lúc nóng giận đừng dại làm những điều sau nhé.
 
Đừng nghĩ đơn giản rằng tức giận chỉ là 1 cảm giác tức thời bởi nó có thể khiến bạn đưa ra những quyết định vô nghĩa, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống lâu dài.Các nhà khoa học đã chứng minh sự tức giận có thể gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn bởi vì nó tạo ra những tác động căng thẳng về tâm lý và sinh lý. Đó là lý do tại sao bạn không nên để sự tức giận gâɹ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình. Đừng để "cả giận mất khôn" với những việc làm dưới đây nhé.


1. Đừng đi ngủ

Người ta nói rằng “không nên đi ngủ khi giận dữ”. Điều này là hoàn toàn chính xác bởi các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ sẽ tăng cường trí nhớ và cảm xúc, thậm chí là những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang có. Chính vì thế bạn cứ giữ tâm trạng bực bội sau khi cãi nhau mà đi ngủ thì những ký ức không vui đó sẽ càng ăn sâu vào trí nhớ và có thể kéo dài đến tận sáng hôm sau

2. Đăng dòng trạng thái tức giận lên mạng xã hội
Hiện giờ rất nhiều người có xu hướng sử dụng mạng xã hội để trút sự tức giận hoặc những viết mọi suy nghĩ của mình nhằm ý thông báo đến tất cả mọi người.
Cũng như những lời nói khi giận dữ, khi bạn lên trang cá nhân của mình để trút bực bội về bạn bè, gia đình hay những người làm bạn giận thì những thứ đó cũng có thể gây tổn thương tương tự với nhân vật bị nói đến. Chưa kể rằng chẳng hay ho gì khi để những người khác thấy được con người của bạn trở nên tệ hại như thế nào khi nóng nảy qua những câu status, hoặc giả bạn có muốn xóa đi những thứ đó thì nó cũng đã được đọc, được nhìn thấy, thậm chí được lưu lại, chụp hình lại… và có thể gây ảnh hưởng đến bạn và mối quan hệ của bạn bất cứ lúc nào. 
Bằng mọi cách, hãy kiềm chế và không nên viết những dòng trạng thái đó lên mạng xã hội. Bởi sự lan truyền của nó đến chóng mặt vˠ đây không phải là một quyết định khôn ngoan để nói với tất cả mọi người rằng bạn đang cảm thấy như thế nào vào lúc này.
Khi tức giận bạn đang không biết mình viết gì, ảnh hưởng của nó ra sao tới mọi người, thậm chí cả công việc hɯặc danh tiếng của mình và nó có thể đem đến cho bạn rất nhiều phiền toái hệ lụy từ đó.
3. Ra những quyết định
Nếu bạn muốn có một quyết định đúng đắn, bạn cần phải tập trung vào tình hình công việc lúc đó vˠ cân nhắc tất cả những lợi thế cũng như bất lợi. Để làm được điều này rất cần sự bình tĩnh và sáng suốt.
Nếu bạn vội vã thực hiện một quyết định dưới áp lực của sự tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thấy hối tiếc cho quyết địnhȠnông nổi thậm chí là dại dột của mình.
Hãy tập kỹ năng kìm giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát khi bạn đang phải đối phó với những vấn đề nghiêm trọng, giữa cảm xúc và trách nhiệm trong cuộc sống của bạn.
4. Vô tình ngược đãi tinh thần người khác
Có thể bạn không nhận thấy nhưng khi đang tức giận, bạn sẽ thấy bức bối trong người và tìm cách xả chúng như phàn nàn, kể lể hay cau có, đá thúng đụng nia với mọi người xung quanh. Đó cũng là một cách ngược đãi tinh thần người khác và có thể sẽ xúc phạm đến mọi người khi họ không đồng tình hoặc lắng nghe bạn.
Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hít tɨở khác nhau để giúp giảm căng thẳng và loại bỏ cảm giác tức giận hoặc dành cho mình một không gian tĩnh lặng để lấy lại bình tĩnh. Những người thành công và khôn ngoan có xu hướng cố gắng biến ngày tồi tệ của họ trở nên tốt hơn với tâm trạng lạc quan tɨay vì làm phiền và phá hỏng tâm trạng của những người xung quanh.
5. Lái xe
Khi giận dữ, đừng lái xe. Việc lái xe khi trong tâm trạng nóng nảy, không bình tĩnh sẽ mang lại rất nhiều nguy hiểm vì bạn sẽ kiểm soát không tốt phương tiện của mình cũng như xử lý tình huống gặp phải không minh mẫn nữa. Bên cạnh đó, khi đang giận dữ, bạn có xu hướng nhìn thẳng về phía trước nên khó có thể quan sát được xe cộ ở hai bên hoặc xe chuẩn bị cắt ngang đường của mình. Hãy hạ hỏa trước khi cầm lái và luôn luôn như thế bạn nhé!
Các nghiên cứu cho thấy những người mang tâm trạng kích động thường không chú ý đến đường xá và dễ gây tai nạn hoặc càng nhận thêm sự tức giận bởi vốn dĩ khi tham gia giao thông cũng đã khiến tâm trí bạn căng thẳng hơn bình thường rồi.
Nếu như bạn đang lái xe thì nên dừng lại một lúc để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục lên đườngnhé.
6. Kể lể với tất cả mọi người
Cũng thật bình thường nếu như bạn cần ai đó tâm sự để giải tỏa căng thẳng, tìm lời khuyên cho vấn đề của mình nhưng hãy cẩn trọng và chia sẻ việc ấy với những ngườɩ đáng tin cậy bởi nếu như gặp ai bạn cũng muốn nói và đơn giản chỉ nghĩ rằng mình nói xong sẽ thôi thì hậu quả khó lường đấy. Nếu việc chia sẻ không đúng người, họ có thể hiểu lầm và bắt đầu nói xấu về bạn và cuộc sống của bạn với người khác.
7. Quay trở lại những thói quen xấu
Bạn có biết sự tức giận có thể phá vỡ hoặc làm hỏng sức mạnh của ý chí? Bạn đã cố gắng cai thuốc lá hoặc hạn chế uống rượu nhưng khi gặp khó khăn bạn lại tìm đến chúng như một ɮguồn an ủi để giải khuây?
Hãy tìm ra những cách hữu ích và khỏe mạnh hơn để đói phó với cảm giác khủng khiếp này ví dụ như tập thể dục để giải tỏa bớt năng lượng, tránh khỏi sự tức giận và cảm xúc xấu xí. Nếu bạn tập thể dục thườngȠxuyên, bạn sẽ làm tăng mức độ serotonin - một loại hormone làm giảm hành vi hung hăng và khiến cho bạn hạnh phúc hơn.
8. Hòa nhập xã hội
Thật khó để mọi người xung quanh bạn như hàng xóm, đồng nghiệp nơi công sở hay bạn bè ngoài xã hội có thể thích bạn khi mà lúc nào bạn cũng đầy ắp sự giận dữ. Cố gắng nên tránh gặp mọi người xung quanh khi tâm trạng bạn không được tốt nếu như bạn không giữ nổi bình tĩnh hoặc sự kiềm chế.
Bạn chỉ có thể để lại ấn tượng tích cực với người khác chỉ khi bạn tìm hiểu về bản thân và tìm ra cách phù hợp để ngăn chặn cảm giác tiêu cực trước mặt mọi người. Hẳn nhiên ngay cả với chính mình, bạn cũng sẽ không thích phải đối diện với những cô nàng hay anh cɨàng nào đó đeo gương mặt bí xị, cáu có, dễ chửi mắng người khác hoặc phàn nàn đủ thứ.
Những người có tâm trạng lạc quan, vui vẻ, ít tức giận và sự hận thù luôn có nhiều thành công trong xã hội và được mọi người yêu mến bởi vì ai cɩng thích những nụ cười thoải mái và một môi trường dễ chịu với người đối diện.
9. Đá thúng đạp nia
Giận thì dĩ nhiên bạn nghĩ là phải trút giận ra cho đỡ tức tối rồi. Nhưng đó không phải là ý kiến hay đâu nhé. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, một người chỉ cần dành 5 phút để đọc những lời nói bực bội của người khác trên mạng xã hội thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, làm cho họ không vui và dễ nóng giận hơn. Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy rằng việc đấm gối, đấm tường (hay đấm ai đó) để thỏa mãn cơn giận không chỉ làm bạn cảm thấy giận dữ hơn mà còn có thể kích thích những hành vi kích động về sau này.
10. Đừng ăn
Làm dịu cơn giận bằng cách ăn có thể mang đến nhiều tai hại. Khi giận dữ, chúng ta thường chọn những thực phẩm không lành mạnh, chẳng hạn như những thứ nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều carb… Ngoài ra, khi cảm xúc đang bị đẩy lên cao độ, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái báo động nguy hiểm. Vào lúc này, hệ tiêu hóa không thể hoạt động một cách tối ưu và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
11. Đừng tiếp tục cuộc tranh cãi
Bởi trong trạng thái nóng nảy và giận dữ, bạn rất dễ buông ra vô vàn điều gây tổn thương cho đối phương mà sẽ chẳng bao giờ rút lại được và khiến bạn mãi hối hận về sau. Thay vì tiếp tục tranh cãi, hãy dừng lại để lấy bình tĩnh. Có thể chỉ mất 10 phút, hoặc có khi là đến 10 ngày. Nhưng chắc chắn bạn sẽ sẵn sàng đối mặt với vấn đề này một lần nữa khi tâm trạng cân bằng trở lại, sáng suốt hơn, lý trí hơn.
12. Đừng viết mails

Khi bạn tức giận không nên viết thư cho ai vì lúc ấy bạn có thể viết những lời xúc phạm hoặc những điều điên rồ cho người khác. Tốt hơn bạn nên viết ra trên trang word hoặc giấy để lấy đi sự thất vọng của bạn ra khỏi tâm trí, giúp bạn bình tĩnh lại.
Một khi bạn đã nhấn nút gửi đi, bạn sẽ hối hận vì những thứ tệ hại mình đã ghi trong email đó. Nếu không thể kiềm chế được và bạn muốn viết chúng ra cho hả giận, hãy viết vào Word.
13. Đừng uống rượu bia
Bạn nghĩ một chút cồn có thể làm cho cơn giận mình nguôi ngoai, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Chất cồn trong rượu bia sẽ càng thúc đẩy bạn thể hiện sự tức giận của mình bằng hành động bởi chúng khiến cho bạn mất đi lý trí và không thể kiểm soát được bản thân. Những hành động sai lầm mang hậu quả lớn có thể xảy ra chỉ vì cảm xúc nhất thời. Bạn sẽ không muốn điều này xảy ra đâu phải không?
14. Đừng bỏ qua huyết áp của bạnNguy cơ cao huyết áp và đột quỵ tăng lên khi bạn tức giận. Nguy cơ bị lên cơn đau tim hoặc đột quỵ sẽ tăng cao kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bạn nổi cơn giận. Nếu bạn biết rằng huyết áp của bạn sẽ tăng lên khi tức giận thì hãy bình tĩnh lại để ngăn ngừa đột quỵ và nguy cơ khác do đột quỵ.
Điều này đặc biệt quan trọng với những người có bệnh tim hoặc cao huyết áp.
15. Đừng nói điện thoại
Hãy đối mặt trực tiếp với vấn đề và giải quyết chúng. Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.

16. Đừng suy nghĩ

Nếu một người nào đó đã làm tổn thương cảm xúc của bạn, bạn không nên suy nghĩ về nó, chỉ cần cố gắng bình tĩnh lại. Khi bình tĩnh trở lại thì hãy nói chuyện bình tĩnh với người đó để giải thoát sự bực bội trong bạn.

Tức giận là một cảm giác nguy hiểm có thể đầu độc cuộc sống của bạn. Nhà văn nổi tiếng Ambrose Bierce đã từng nói rằng: " Nói chuyện khi bạn đang tức giận đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm cho lời mình nói thành những điều mà bạn sẽ hối tiếc nhất sau đó".
Điều ngu ngốc hay tồi tệ nhất bạn từng làm khi nóng giận và khiến bạn mãi hối hận là gì?

Để quên đi quá khứ bình tâm đón nhận tương lai

 

Thời gian đi qua để lại những miền ký ức, quá khứ của hạnh phúc, quá khứ đau thương, chia lìa một ai đó, làm sao ta vượt qua nỗi đau thời gian để lại và không sợ hãi khi nghĩ về tương lai...
“Đừng hành động như thể cuộc đời là một vở kịch. Hãy sống ngày hôm nay như thể là ngày cuối cùng của đời bạn. Bởi vì quá khứ thì đã qua và không trở lại, còn tương lai thì chưa đến và không chắc chắn điều gì.” – Wayne dyer
Quá khứ sẽ chưa rời khỏi bạn chừng nào gánh nặng mang tên cảm xúc tiêu cực chưa được dẹp bỏ. Dĩ nhiên không ai muốn nhớ lại chuyện không vui đã qua nhưng trốn tránh chỉ càng chứng tỏ một điều bạn chưa thể nào quên được quá khứ và vẫn bị nó chi phối. Tất cả những gì cần làm chỉ là rút ra bài học từ sai lầm đã qua và bước tiếp.

Hãy quên đi quá khứ và đừng sợ hãi về tương lai, bằng cách sống trọn vẹn phút giây hiện tại thì bạn sẽ hạnh phúc.
Đối với một số người, quá khứ thì giống như một quả tạ nối vào một sợi dây xích. Nó theo bạn bất cứ nơi nào bạn đến và ngăn cản bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nó gây cản trở, nặng nề và vô cùng cồng kềnh. Rất nhiều người chẳng bao giờ thoát được khỏi nó. Nếu bạn cảm thấy hình ảnh này có một chút giống hoàn cảnh của mình thì làm ơn hãy đọc qua những gợi ý dưới đây và khắc ghi chúng ở trong tim. Nếu bạn có thể giải thoát khỏi quá khứ thì bạn sẽ tìm được những khoảnh khắc trong hiện tại và tương lai tươi sáng hơn.
1. Nhận ra rằng quá khứ thì không thể thay đổi được và chấp nhận những gì đã xảy ra

Điều gì đã qua thì hãy để cho nó qua đi. Bởi vì bạn không thể thay đổi được những điều đó nhưng có thể thay đổi cách cảm nhận nó. Nếu bạn cứ để nỗi đau đeo bám cuộc sống và những mối quan hệ mới của mình thì có khả năng chúng cũng sẽ tan vỡ trong tương lai. 

Một điều hầu như chắc chắn về quá khứ đó là nó không thể thay đổi được nữa. Mọi thứ đã xảy ra rồi. Và không có cách nào để quay trở lại thời điểm đó, không có cách nào để thay đổi quá khứ cả. Vì thế bạn hãy học cách chấp nhận nó.
Tôi đã có lần đọc câu chuyện về một người đàn ông, người đã cố vượt đèn đỏ tín hiệu giao thông bởi vì anh ta bị trễ giờ làm và đã tông vào hai mẹ con đang đi bộ. Cả hai mẹ con đều bị chết trong vụ tai nạn nhưng anh ta thì không bị thương tích gì. Sau đó anh ta đã trở nên nghiện rượu, ma túy và cuộc đời bắt đầu rơi vào vòng xoáy của sự mất kiểm soát vì sự ám ảnh tội lỗi về nỗi đau mà anh ta đã gây ra trong quá khứ. Nó đã chiếm mất của anh ta gần 30 năm trời, nhưng một ngày kia anh ta nhận ra rằng điều gì đã qua thì hãy cho nó qua đi và không có cách nào để thay đổi được. Bởi vì bằng cách phá hủy cuộc đời chính mình thì cũng tương đương như anh đã giết chết 3 mạng người vậy.
Nếu trong quá khứ bạn đã gặp phải những phiền muộn thì hãy lãng quên nó đi bởi vì bạn nhận ra rằng nó thì không thể thay đổi được nữa. Bạn sẽ chẳng bao giờ quay trở lại được những thời điểm đó và chẳng bao giờ xóa bỏ được những điều đã xảy ra. Bởi việc cứ sống chìm đắm trong quá khứ đồng nghĩa với việc bạn đang ngăn cản bản thân mình thực sự sửa chữa những lỗi lầm mà mình đã gây ra.

2. Tách bạch giữa quá khứ và hiện tại, tập trung vào những gì đang có

Mọi người thường nói rằng nói rằng quá khứ là chuyện đã qua, tương lai là chuyện chưa đến vì thế hãy tập trung toàn bộ sức lực và cảm xúc cho cuộc sống hiện tại. Điều đó không chỉ giúp bạn có trách nhiệm với bản thân cũng như những gì mình đang làm hơn mà còn giúp bạn xử lý các tình huống nhanh chóng.

Tất cả mọi thứ đều cần phải học, bao gồm cả cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực từ chuyện đã xảy ra để ngăn chúng ảnh hưởng đến những trải nghiệm mới. Hãy biết suy nghĩ một cách tích cực và ghi nhớ cách từng giúp mình vượt qua khó khăn. Đừng bao giờ đem quá khứ ra làm lý do để biện hộ cho việc bỏ bê hiện tại.
3. Đừng suy nghĩ quá nhiều

Thỉnh thoảng, khi tôi kéo tâm trí của mình trở lại những ngày mà tôi còn ở trường trung học hoặc chuyến đi đầu tiên của mình tới Ấn Độ thì có rất nhiều cảm xúc tràn về và sau đó tôi bắt đầu tạo ra một mớ “những câu chuyện trong tâm trí”. Những câu chuyện cũ cứ chiếm lấy tâm trí tôi suốt cả ngày và về cơ bản thì đó là tất cả những ký ức tốt đẹp của tôi và sau đó tôi trở nên bối rối khi nhận ra rằng mọi thứ đã thay đổi. Bạn đừng làm điều giống như vậy nhé.
Tất cả chúng ta đều tạo ra “những câu chuyện trong tâm trí” ở một chừng mực nào đó. Mẹ tôi thì luôn ngược lại với tôi, và bà dành cả ngày để nhớ lại những điều tồi tệ đã xảy ra hoặc tất cả những sự kiện tiêu cực đã xuất hiện trong quá khứ. Những tiếng nói văng vẳng trong tâm trí đó như một chất độc vậy. Ngay khi bạn bắt đầu, thì hầu như không có thể dừng lại được. Ý nghĩ này cứ nối tiếp ý nghĩ khác đủ lâu trước khi bạn nhận ra rằng mình đã sống trọn cả ngày trong quá khứ.
4. Suy nghĩ mọi chuyện xảy ra đều có lí do riêng của nó
Trước hết, chúng ta cần phải nhận ra một điều rằng chúng ta không có nhiều thời gian trên trái đất này. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm, mắc nghẹn với một củ cà-rốt hoặc bị xe tông. Bạn có thể bị ung thư vào ngày mai. Hãy thử tưởng tượng nếu một thiền sư lớn tuổi và khôn ngoan đến gặp bạn và nói với bạn rằng bạn chỉ còn hai tuần để sống trong cõi đời này. Thì bạn có hối tiếc về việc đã dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về quá khứ hay không? Bạn có cân nhắc rằng bạn đã tốn thời gian của mình trên trái đất này không? Tôi biết rằng tôi sẽ hối tiếc.
Lần tới khi mà bạn bắt đầu lo lắng về quá khứ thì tôi muốn bạn nhớ về sự vô thường. Hãy nói với bản thân mình rằng, “Tôi không có thời gian để làm điều này” và chỉ việc dừng suy nghĩ theo cách đó. Theo thời gian thì bạn sẽ huấn luyện cho tâm trí mình lờ đi những suy nghĩ này và những ngày tháng mà bạn luôn gắn chặt với quá khứ cũng sẽ bị mờ nhạt đi.
5. Hiểu rằng chúng ta không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ
Ai đó từng nói: những người mà luôn day dứt vào quá khứ thì đang chỉ cố gắng kiểm soát mọi thứ. Tôi nghĩ rằng anh ta nói đúng. Thỉnh thoảng bản thân mỗi người cảm thấy rằng mình hay dằn vặt bản thân quá nặng nề khi mọi thứ không theo ý muốn.
Nếu bạn dành rất nhiều thời gian để nguyền rủa bản thân về những điều mình đã làm trong quá khứ, thì tôi khuyên bạn hãy tha thứ cho mình và dừng ngay việc cố gắng kiểm soát mọi thứ. Bạn không thể kiểm soát được mọi thứ. Bạn không thể điều khiển được mọi người. Và mặc dù bạn là người quyết định số phận của mình thì trong nhiều trường hợp bạn sẽ hoàn toàn không có khả năng thay đổi hoàn cảnh. Vì thế hãy chấp nhận nó. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.
Kết luận Quên đi những gì trong quá khứ cũng giống như bạn trút bỏ được gánh nặng khỏi đôi vai của mình vậy. Điều đó cho phép bạn tiến lên để tạo ra một cuộc sống mới và giải phóng bạn khỏi sự trì trệ. Giống như bất kỳ thói quen nào khác, tuy nhiên, nó cũng thật khó để đạt được và cần bạn phải luyện tập rất nhiều. Nhưng thói quen này có thể giúp bạn quên đi quá khứ và sống hoàn toàn trong khoảnh khắc hiện tại.

Đừng sống mãi với quá khứ dù đó là chuyện gì đi nữa. Ai trong chúng ta đều có quyền nghĩ về một hạnh phúc ở tương lai
Sống lạc quan để nuôi dưỡng khát vọng vươn tới tương lai
Sống ở đời, bất cứ ai cũng mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn hiện tại. Thế nhưng, mong muốn là một chuyện, còn thái độ sống của bản thân con người ta trước mong muốn ấy nhiều khi lại khác hẳn! Thậm chí, có khi con người lại rơi vào tình trạng cực kỳ mâu thuẫn giữa một bên là lòng mong muốn tương lai tốt đẹp với một bên là thái độ hết sức bi quan về tương lai. Cả lòng mong muốn cao đẹp này, cả thái độ bi quan tồi tệ này lại cùng tồn tại nơi một con người. 

Hãy cứ mơ ước 
Có ai trong chúng ta mà chưa từng có những lúc nuôi dưỡng trong sâu thẳm lòng mình những mơ ước? Tuy nhiên, với thời gian và trước những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hiện tại, bạn vẫn đang cố gắng thực hiện ước mơ hay là ước mơ đã tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn? Dù cho ước mơ ngày nào có đang tạm thời "ngủ yên" trong đáy sâu lòng bạn đi chăng nữa, thì bạn hãy tin rằng, ước mơ tươi đẹp năm xưa của bạn không hề mất đi, nhưng vẫn còn ở đó – trong sâu thẳm lòng bạn. Chỉ cần bạn đừng ngại "lay tỉnh" giấc mơ của mình thức dậy một lần nữa trong lòng bạn. 
Có khi nào bạn tự hỏi mình rằng, bản thân mình là một con người biết tự vượt lên chính mình để vươn lên trong cuộc sống hay là buông trôi đời mình, để mặc mọi sự muốn ra sao thì ra? Trong những cảnh ngộ tưởng chừng như bế tắc, những người bi quan có thể đánh mất niềm tin và ước mơ, nhưng người lạc quan sẽ là người dũng cảm đi tìm một lối thoát cho hoàn cảnh bế tắc của mình. 
Cho nên, ngay lúc này đây, bạn hãy nghĩ về những ước mơ trước đây của bạn. Những người có thái độ sống lạc quan chính là những người dám "lay tỉnh" ước mơ cao đẹp ngày nào của họ. Nói cách khác, họ không thể sống lạc quan mà không có ước mơ. Nhờ có ước mơ, con người mới có thể băn khoăn, thao thức xác định cho mình một lý tưởng sống. Mà một khi đã xác định được rồi, thì lý tưởng mà họ vạch ra ngày càng trở nên rõ ràng và dứt khoát! Những người không có lý tưởng thì cuộc sống mỗi ngày của họ chỉ trôi qua một cách vật vờ, không để lại một dấu ấn nào cả, nhất là không thể nào sống lạc quan được! 

Lên kế hoạch cụ thể và xác định mục tiêu của cuộc đời
Để thực hiện ước mơ, bạn hãy thử nghĩ về những kế hoạch cụ thể, khả thi cho ngày hôm nay, ngày mai, tuần tới, năm tới, và nhiều năm tới nữa... Sau đó, bạn hãy nỗ lực bền bỉ bắt tay vào thực hiện. Một tương lai tươi sáng, rực rỡ đang dần rộng mở trước mắt bạn rồi đấy! Một cuộc sống tốt đẹp đang đón chờ bạn ngay trong giây phút này, bởi vì bạn là người luôn nỗ lực sống lạc quan trong từng giây phút. Chỉ có những người sống lạc quan mới xứng đáng có được một cuộc sống tươi đẹp trong hiện tại cũng như tương lai. 

Hãy cứ sống lạc quan suy nghĩ tích cực may mắn sẽ mỉm cười với bạn ở một thời điểm nào đó!

9 cách duy trì động lực mỗi ngày

 

Có những buổi sáng bạn thức dậy với tâm trạng uể oải,chán nản. 9 cách duy trì động lực bao gồm những lời khuyên có thể cần thiết giúp bạn lấy lại tinh thần, niềm vui sống
Nhìn vào mục đích của cuộc đời bạn mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì động lực tốt hơn. Có những thời điểm trong cuộc sống bạn cảm thấy có rất nhiều động lực. Đó là khi bạn bắt đầu một chế độ ăn kiêng mới, suy nghĩ nghiêm túc về việc thay đổi nghề nghiệp, bắt đầu tập thể dục trở lại, hoặc đang tham gia vào một dự án lớn, vân vân…

Tuy nhiên bạn nhận ra rằng nhiệt huyết của bạn ngày càng cạn dần. Có thể sau vài tuần, hay thậm chí chỉ sau một vài ngày.
 
Động lực là một cảm xúc – và nó không tồn tại mãi mãi. Cũng giống như trong tình yêu, ban đầu thì nồng cháy, sau đó phai nhạt dần. Hay như Zig Ziglar đã nói:
“Mọi người thường nói rằng động lực không tồn tại mãi mãi. Vì vậy chúng ta cần củng cố nó mỗi ngày giống như việc tắm hàng ngày vậy.”
Nhưng làm sao để bạn tạo động lực – hay duy trì động lực mỗi ngày?
1. Nhìn vào bức tranh toàn cảnh xác định phương hướng(mục tiêu của cuộc đời bạn)

Nếu bạn thức dậy và nhảy ngay vào các công việc vặt hoặc danh sách các công việc cần làm, chắc hẳn điều đó sẽ làm cho động lực của bạn sút giảm. Bạn sẽ tự hỏi mình đang làm cái quái gì vậy nhỉ?. Mình có thực sự đang giải quyết những việc quan trọng nhất hay không?
Giành ra khoảng 10 phút mỗi buổi sáng để lên kế hoạch các công việc sẽ làm: hướng tới những ngày kế tiếp, và nghĩ làm sao để sử dụng hiệu quả nhất thời gian của tôi.
Bạn có thể thử áp dụng cách này:
Dậy sớm hơn bình thường khoảng 15 phút, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy lật đật vào buổi sáng.
Kiểm tra lịch của bạn và lên kế hoạch làm việc trong ngày trước khi bạn kiểm tra hộp thư.
Dành ra chút thời gian để ngồi xuống và dùng bữa sáng, thay vì chụp lấy mẩu bánh mì và vừa đi vừa nhai.
Thiền hoặc cầu nguyện khoảng 5 phút trước khi bắt tay vào làm việc mỗi buổi sáng.Bắt đầu ngày mới một cách bình tâm có thể dẫn đến một ngày làm việc chất lượng, đầy ý nghĩa, thay vì lao đầu vào những công việc ít hoặc thậm chí không quan trọng.

2. Cũng như trong tất cả mọi thứ, cân bằng chính là chiếc chìa khóa
Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn không chỉ chăm chăm vào mục tiêu của mình (thăng tiến trong công việc, hoàn thành một dự án, chứng chỉ hay kỹ năng nào đó…). Đôi khi phải thoát ra khỏi nó. Thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc các mối quan hệ bạn bè, gia đình… hay làm bất cứ điều gì bạn cho là cần thiết để bạn tạo cân bằng trong cuộc sống.
Giữ cân bằng là điều rất quan trọng. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một khía cạnh duy nhất của cuộc sống, sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng các khía cạnh còn lại bắt đầu trở nên tồi tệ và có thể sẽ bị hất ra lề đường.
Sự mất cân bằng khiến con người bị áp lực và căng thẳng, cuối cùng kết thúc trong một cảm giác rằng từ bỏ sẽ thích hợp hơn là kiên trì đi tiếp. Và thế là bạn từ bỏ mục tiêu.
Louisa May Alcot nói: Hãy có thời gian cho cả công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của thời gian bằng cách sử dụng nó thật tốt. Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, và tuổi già không có nhiều hối tiếc, và cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp.
Nhớ rằng mọi việc bạn làm trong cuộc sống đều hỗ trợ năng lượng cho nhau. Chính vì vậy đừng vì sợ xao nhãng mục tiêu mà bạn bỏ lỡ những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Ngay cả những điều bạn cho là thứ yếu không quan trọng, khi dành thời gian cho chúng, bạn sẽ thấy chúng có khả năng đem đến nguồn cảm hứng tuyệt vời cho bạn trong việc hoàn thành các mục tiêu lớn của mình.
Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một khía cạnh duy nhất của cuộc sống, sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng các khía cạnh còn lại bắt đầu trở nên tồi tệ và có thể sẽ bị hất ra lề đường.
Và khi đó có thể bạn sẽ thấy rằng việc tìm cách giữ động lực và tránh những cái bẫy do sự mất cân bằng trong cuộc sống gây ra là điều vô cùng quan trọng.

3. Dành chút thời gian chăm sóc bản thân

Bạn có thường xuyên bắt đầu một kế hoạch với rất nhiều hứng khởi – trong việc ăn kiêng, công việc, hay quản lý tài chính cá nhân – và nó dần dần bị cạn kiệt động lực mỗi ngày?
Nếu bạn cảm thấy kiệt sức vào mỗi buổi tối, có thể bạn đã không dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng trong ngày. Dù bạn có yêu công việc đến bao nhiêu đi nữa thì cũng nên dành ra chút thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng, nó làm cho bạn làm việc hiệu quả hơn và có thêm nhiều động lực hơn.
Dành thời gian cho bản thân có thể chỉ là ăn một bữa trưa đầy đủ và đúng cách để bạn có thể làm việc tốt nhất vào buổi chiều. Có thể chỉ là rời khỏi bàn làm việc đi dạo một vòng để vận động cơ thể cho đầu óc tỉnh táo. Tự cho phép bạn giải trí bằng cách đọc một cuốn tiểu thuyết, tắm dưới vòi nước hoa sen mát lạnh, hoặc làm bất cứ công việc gì khiến bạn vui vẻ vào buổi tối.
Dành thời gian để nạp lại năng lượng mỗi ngày – và bạn sẽ cảm nhận thấy có điều gì khác biệt đã tác động đến tính khí và mức nhiệt huyết của bạn.
4. Tạo môi trường giàu cảm hứng
Bạn có muốn sảng khoái trong từng phút giây của cuộc sống không? Môi trường chính là điều có khả năng thúc đẩy động lực của bạn nhiều nhất. Vì vậy hãy tạo cho mình không gian giàu cảm hứng nhất có thể. Không gian đó có thể là ngay trong phòng, góc học tập hoặc làm việc của bạn. Hãy thử các gợi ý dưới đây:
Dán một bức tranh về mục tiêu của bạn ở chỗ sẽ nhìn thấy hàng ngày. Đặt nó thành màn hình nền trên máy tính hoặc dán lên tường, cửa tủ lạnh hoặc gương phòng tắm. Mục đích là giữ cho tâm trí bạn tập trung vào kết quả cuối cùng và duy trì sự sôi nổi trong bạn.
Bạn có thể tốn thêm một ít chi phí để chọn một chiếc bàn làm việc thích nhất, hoặc nếu mua vở, bút học bài, sổ công viêc… thì hãy lựa những cuốn sổ đẹp khiến bạn thích thú khi sử dụng.
Dọn dẹp nhà cửa. Sự bừa bộn có thể làm ảnh hưởng đến động lực của bạn, loại bỏ bớt những thứ lộn xộn có thể giúp bạn giữ tinh thần ở trạng thái giàu cảm hứng và hưng phấn thường xuyên.
5. Nhắc nhở bản thân thực hiện mục tiêu mỗi ngày
“Mọi người thường nói rằng động lực không tồn tại mãi mãi. Vì vậy chúng ta cần củng cố nó mỗi ngày giống như việc tắm hàng ngày vậy.” Zig Zillar
Làm sao củng cố động lực hàng ngày? Một mẫu giấy nhỏ nhắc nhở lúc này là cần thiết.
Kể cả khi làm việc rất tốt, chúng ta không bao giờ có kết quả ngay lập tức, điều này áp dụng cho mọi thứ.
Nếu mục tiêu của bạn là có một cơ thể khỏe khoắn, thăng tiến trong công việc, đạt được một chứng chỉ nào đó hay đơn giản chỉ là vui vẻ hơn, tất cả những mong muốn đó đều phải được thực hiện mỗi chút mỗi ngày. Hôm nay thực hiện một xíu thay đổi nhỏ, có thể không thấy kết quả ngay, nhưng nó đang giúp bạn tiến bước.
6. Bạn có thể đi chậm, nhưng điều tuyệt vời là bạn đã không dừng lại
Đừng quá khắt khe với bản thân khi mục tiêu không hoàn toàn theo lộ trình 100% kỳ vọng đặt ra. Bạn có thể trì hoãn, có thể một vài ngày mọi thứ không theo đúng kế hoạch, không có gì là to tát cả. Chỉ cần bạn vẫn giữ chứ không từ bỏ mục tiêu đó. Bạn không cần phải quá khẩn trương.
Bạn muốn sớm được tín nhiệm, giỏi hơn một ngôn ngữ, một kỹ năng nào đó? Khi cảm giác mọi thứ không tiến triển hoặc quá muộn màng khiến bạn mất đi động lực và muốn từ bỏ, hãy nhắc nhở mình,chậm hơn không có nghĩa là bạn sẽ dừng lại, nhé.
Con người phải đi qua những thăng trầm. Đôi khi chúng ta sẽ nghi ngờ chính mình, nhận ra mình đang mệt mỏi và đau khổ. Qua thời gian ta sẽ thấy những những kinh nghiệm này xuất hiện để bạn trở nên dẻo dai, mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. Và bạn sẽ sẵn sàng đón nhận những thử thách mới với tràn đầy cảm hứng.

7. Hãy tự thưởng cho chính mình
Công nhận bạn đã làm việc chăm chỉ và những thành quả bạn đã đạt được bằng cách thỉnh thoảng dành thời gian để thưởng cho chính mình là một điều quan trọng
Nếu trong cuộc đời, không có ai muốn làm điều đó cho bạn thì hãy trở thành người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của chính mình, người ủng hộ mạnh mẽ nhất của chính mình và người bạn tốt nhất của chính mình.
Tự dành cho mình những phần thưởng nho nhỏ để kỉ niệm những thành quả của mình sẽ giúp làm tươi mới lại tâm hồn bạn, giữ cho bạn một nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ và tích cực.
8. Hãy giải phóng trí tưởng tượng của bạn
Ngay bây giờ, tôi muốn bạn ngồi xuống và suy nghĩ về tất cả những gì bạn có thể nói và làm trong suốt cả ngày để thúc đẩy chính bạn. Ví dụ như, những thứ có thể thúc đẩy bạn đến nơi làm việc, lau dọn nhà cửa, và nói chung là về bất cứ thứ gì.
Rõ ràng rằng kĩ năng thúc đẩy bản thân đang ẩn sâu bên trong con người bạn, chính nó đã kéo bạn đọc bài báo này!
Bạn đã có chìa khóa … và giờ đây bạn chỉ cần dùng nó để giải phóng khả năng của chính bạn! Chỉ cần luyện tập và sau đó thực hành kĩ năng này nhiều lần cho đến khi nó trở thành một thói quen tự động.
9. Khi đang làm việc thì phải rất tập trung

Khi bạn bắt đầu cảm thấy giảm dần nhiệt huyết, bạn nên làm gì? Tôi biết rằng bạn sẽ bị cám dỗ dừng làm việc, muốn tán gẫu trên Facebook hoặc Yahoo hoặc đọc một trang báo giải trí nào đó. Nó rất dễ dàng để tự bào chữa là “ đây chỉ là một chút nghỉ giải lao ”.
Thực sự, nó chỉ là sự ngụy biện. Bạn nên tiếp tục làm việc – thậm chí với một ý nghĩ là mong muốn được làm việc – vì vậy sẽ không giải trí một chút nào cả.
Nếu bạn đang bắt đầu cảm thấy giảm dần nhiệt huyết, cách tốt nhất để lấy lại năng lượng là tiếp tục làm việc. Lên một danh sách các công việc cần hoàn thành, và tìm cách giải quyết những tác vụ quan trọng nhất. Vâng, nó rất khó để bắt đầu, nhưng một khi đã bắt đầu bạn sẽ nhận ra nó sẽ càng lúc càng dễ dàng. Động lực cũng giống như momen quán tính vậy – một khi bạn đã tạo ra nó thì sẽ không phải mất thêm nhiều năng lượng để duy trì nó, và nó sẽ tự kéo bạn đi.
Có nhiều lời khuyên và mẹo để tạo lại nhiệt huyết cho bạn hàng ngày. Bạn hãy bổ sung để chúng ta có một danh sách đầy đủ hơn nhé.

Những bước đơn giản để đạt được mục tiêu cuối cùng

 
Có những bước đơn giản để chạm đến mục đích cuối cùng mà đôi khi bạn không hề nghĩ đến. Mục đích của phương pháp đạt mục tiêu là giúp bạn tạo ra một giá trị tinh thần tương đương với những gì bạn muốn giành được trong thực tại. 
Bạn trở nên như thế nào và làm được những gì phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ tới một vấn đề gì đó liên tục và hết sức rõ ràng, nó sẽ xảy ra nhanh hơn và dễ đoán trước hơn bất kỳ biện pháp nào khác.


Có bao giờ bạn cảm thấy mình muốn chạm đến những ngôi sao mà không tài nào với tới được? Giống như bạn đang có gắng hết sức mà kết quả lại không như mong đợi.
Bạn không phải là người duy nhất trải qua nhưng cảm xúc này.
Nhưng tin tốt là: bạn sẽ thành công hơn 99% những người còn lại. Bạn chỉ cần điều chỉnh một chút cách tiếp cận và bạn sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Dưới đây là là 8 cách giúp bạn đi trên con đường đúng đắn:
Phương pháp sắp được đưa ra ở đây có lẽ là quá trình đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Hàng trăm nghìn phụ nữ và đàn ông trên toàn thế giới đã áp dụng để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ.
Nhiều công ty cũng sử dụng để tái cơ cấu lại tổ chức, tiến tới đạt sản lượng và lợi nhuận cao hơn. Phương pháp này rất đơn giản, vì những điều đúng đắn thường đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của nó đáng ngạc nhiên đến nỗi cả những người đa nghi nhất cũng phải bất ngờ.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ rõ ràng khi bạn tưởng tượng ra mục tiêu như thể đã hoàn thành nó và mức độ nhanh chóng mà nó xuất hiện trong thực tế. Trình tự các bước này giúp bạn đi từ sự mơ hồ trừu tượng sang sự rõ ràng hoàn toàn. Nó định hướng con đường bạn phải đi theo hướng mà từ điểm xuất phát có thể đến bất kỳ nơi nào bạn muốn.
1: Hãy luôn luôn mơ ước - một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng. 
 
Đây là động lực giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sức ì luôn là vật cản. Sự kìm hãm duy nhất và lớn nhất tới việc lập ra và đạt được mục tiêu chính là nỗi SỢ HÃI dưới nhiều sắc thái. Đây là nguyên nhân khiến bạn đánh giá thấp mình và đành bằng lòng với những việc thấp hơn khả năng của bạn. Mỗi khi bạn quyết định đều dựa trên các cảm xúc, hoặc là sự e sợ hoặc là mong muốn và sắc thái xúc cảm nào mạnh hơn sẽ chế ngự cảm xúc còn lại. 
Quy luật về sự tập trung cho thấy những gì bạn tập trung nỗ lực sẽ phát triển lên. Nếu bạn luôn nghĩ về những giấc mơ, viết chúng ra và lập kế hoạch để hoàn thành chúng liên tiếp, cuối cùng thì ước mơ của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức nó vượt lên và đẩy lùi nỗi sợ hãi. Một khát khao mãnh liệt, cháy bỏng về một mục tiêu cụ thể giúp bạn thắng được sợ hãi và luôn tiến về phía trước băng qua mọi trở ngại. 
Ước muốn phải luôn mang tính cá nhân. Bạn có thể chỉ muốn điều gì đó cho bản thân chứ không vì bạn cảm thấy đó là điều người ta muốn dành cho bạn. Trong khi lập ra các mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu chính yếu rõ ràng, bạn phải hoàn toàn ích kỷ. Đó phải là mục tiêu của chính bạn. Bạn phải hoàn toàn chắc chắn rằng bạn muốn trở thành người như thế nào, muốn có gì và muốn được làm gì? 
Vậy thì mục đích chính yếu rõ ràng của bạn là gì? 
Cái gì là mục tiêu chủ đạo? 
Giả sử nếu được đảm bảo thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn muốn đạt được điều gì? 
Việc quyết định xem bạn thực sự muốn gì là điểm khởi đầu cho những thành quả lớn lao sau này. 
2: Giữ vững niềm tin. 
Để có thể vận động trí óc minh mẫn và cả khả năng tiềm ẩn của mình, bạn phải hoàn toàn tin tưởng rằng bạn có khả năng thực hiện được mục tiêu. Bạn hãy tin rằng bạn xứng đáng với điều đó và nó sẽ xuất hiện khi bạn cũng đã sẵn sàng. Bạn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó đã ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được. 
Bởi vì niềm tin là chất xúc tác vận động sức mạnh tinh thần của bạn, điều quan trọng là mục tiêu bạn phải hiện thực, đặc biệt lúc mới bắt đầu. Nếu mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền, bạn nên đặt một mục tiêu tăng thu nhập lên 10, 20 hay 30% trong 12 tháng tiếp theo. Đây là những mục tiêu có thể tin được, mục tiêu mà bạn có thể luôn nghĩ về nó. Chúng rất thực tế, do đó sẽ là nguồn động lực lớn lao cho bạn. 
Nếu mục tiêu của bạn vượt quá xa những gì bạn đã từng làm được trước đây, một mục tiêu quá cao sẽ thực sự biến chúng thành vật cản. Bởi vì nó quá xa vời, dường như bạn chẳng tiến triển gì hay chỉ là chút ít để tiếp cận nó. Bạn nhanh chóng chán nản và sẽ không tin rằng bạn có thể làm được nữa. 
Napoleon Hill đã viết: "Chỉ những gì đầu óc con người nhận biết và tin tưởng thì mới đạt được". Tuy nhiên, những mục tiêu hoàn toàn phi thực tế là một dạng tự huyễn hoặc bản thân và bạn không thể ảo tưởng rằng mình sẽ đạt được mục tiêu. Thành công đòi hỏi bạn phải hết sức nỗ lực một cách thực tế và có hệ thống. 
Trước khi đạt được mục tiêu lớn thì những nỗ lực hết mình là rất cần thiết. Đôi khi phải làm việc và chuẩn bị hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trời bạn mới có thể sẵn sàng đạt được nhiều điều thật lớn lao. Trong mỗi lĩnh vực, bạn đều phải mất rất nhiều công sức trước đã. Nếu không phải là người xuất sắc hoặc tài giỏi khác thường, hãy trung thực với bản thân và chấp nhận điều đó. Nếu mục tiêu đáng phải đạt được thì cũng đáng phải làm việc kiên trì và nhẫn nại. 
Nhiều người đặt mục tiêu vượt quá khả năng của họ nên chỉ thực hiện một thời gian ngắn rồi bỏ cuộc. Họ trở nên chán nản và kết luận rằng việc lập mục tiêu chẳng có tác dụng, ít nhất là đối với họ. Nguyên nhân chính là ở chỗ họ đã cố làm quá nhiều trong thời gian quá ngắn. 
Nhiệm vụ của bạn là tạo ra và duy trì thái độ tâm lý tích cực bằng cách luôn tự tin chờ đợi và hy vọng rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc cần thiết theo hướng đúng đắn, thì bạn sẽ kéo về phía mình những người, những thứ bạn cần để đạt mục tiêu đúng như đã định. Bạn phải hoàn toàn tin rằng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng bạn cũng sẽ thành công. 
3: Hãy viết ra - Vạch ra kế hoạch.
Mục tiêu mà không viết gì có thể coi như không phải là mục tiêu. Có chăng chỉ là lời hứa hay ảo tưởng mà thôi. Một lời hứa cũng là một mục tiêu nhưng không có tí trọng lượng nào cả. Khi bạn viết một mục tiêu ra một mẩu giấy, bạn đã cụ thể hoá nó. Bạn biến nó trở nên rõ ràng và hữu hình. Đó là thứ mà bạn có thể nhặt lên, xem xét, chạm tay vào, giữ lấy và cảm nhận. Bạn đã cụ thể hoá nó từ trong ý nghĩ của mình thành một dạng mà bạn có thể làm việc gì đó. 
Một trong những cách có hiệu quả nhất để khắc sâu mục tiêu vào ý thức của bạn là viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn muốn có nó trong thực tế. Hãy quyết định cái gì là đúng đắn khi bạn quyết định cái gì có thể làm được. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và lý tưởng ở mọi góc độ. Trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt mục tiêu. Lúc mới đầu nhiệm vụ chính của bạn là phải hoàn hảo chắc chắn về điều bạn thực sự mong muốn và đừng lo lắng về quá trình đạt được nó. 
Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hoá chúng trong đầu óc, là hành động này tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được. 
Có nhiều người không viết chúng ra giấy bởi vì trong sâu thẳm tâm can họ nghĩ mình khó có thể đạt được mục tiêu ấy. Họ nghĩ là viết chúng ra chẳng có lợi gì. Họ cố gắng bảo vệ chính họ khỏi phải thất vọng. Và bằng cách này họ sẽ chỉ tự phải chịu thất vọng và thất bại trong suốt những chặng đường của cuộc đời. Nhưng khi bạn rèn cho mình phải viết các mục tiêu ra, hành động này sẽ chặn đứng cơ chế thất bại và tăng cơ chế thành công ở mức cao nhất.
Có một mục tiêu là chưa đủ. Bạn cũng cần lên kế hoạch để hoàn thành nó. Rất nhiều người thất bại ở bước này. Họ đặt ra các mục tiêu nhưng không dõi theo, không vạch ra một kế hoach để bắt đầu thực hiện. Khi điều này xảy ra, các mục tiêu có vẻ lớn quá mức và chúng ta thường từ bỏ.
Tạo ra một kế hoạch chi tiết để đưa bạn tới mục tiêu. Vạch ra một hoặc hai công việc bạn có thể làm mỗi tuần và tập trung vào việc thực hiện các công việc nhỏ mỗi ngày. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong năm nay, thì tuần này bạn cần chọn một địa chỉ website và bắt đầu tìm kiếm về xây dựng một blog. Điều quan trọng là chia mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ dễ dàng đạt được hơn.

4: Thiết lập những mục tiêu chính xác.
Đã bao giờ bạn nghe đến từ một mục tiêu lớn, đầy táo bạo và chứa đựng nhiều khó khăn (BHAG). Đó là 1 thuật ngữ được Jim Collins, bậc thầy về quản lý thời gian, tác giả cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại , sáng tạo ra để miêu tả một mục tiêu mang tính chiến lược và được thúc đẩy bởi cảm xúc.

Collins đưa ra kết cấu của những mục tiêu dạng này bởi vì các mục tiêu dạng' SMART'' truyền thống thiếu đi yếu tố cần thiết liên quan tới cảm xúc để hoàn thành các mục tiêu lớn trong cuộc đời mỗi người. Theo ông Mark Murphy, giám đốc điều hành công ty Leadership IQ, một công ty tìm kiếm và đào tạo lãnh đạo, một cách tiếp cận tốt hơn là tạo ra các mục tiêu dạng 'HARD':
  • Lắng nghe nhịp đập của trái tim: gắn mục tiêu của bạn với cảm xúc.
  • Sinh động: được thúc đẩy bởi một điều bạn nghĩ ra, một hình ảnh hoặc một bộ phim trong tâm trí bạn.
  • Yêu cầu: các mục tiêu cần có độ cấp thiết và thiết yếu đến mức bạn không có lựa chọn nào khác ngoài bắt đầu thực hiện chúng ngay tức khắc.
  • Khó khăn: để thực hiện dạng mục tiêu này đòi hỏi bạn phải rời xa vùng an toàn của mình và phải khởi động sự tập trung và nhạy bén.
5: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt mục tiêu. 
Các mục tiêu là nhiên liệu trong cỗ máy của sự thành công, nhưng lý do "tại sao" lại là động lực tăng cường sự khát khao của bạn và giúp bạn tiến lên phía trước. Động lực đó phụ thuộc vào động cơ của bạn, lý do để hành động ngay từ đầu, và có càng nhiều lý do, bạn càng được thúc đẩy. 
Nhà triết học người Đức Nietzsohe đã nói: "Một người có thể chịu được bất cứ điều gì nếu có lý do đủ lớn". Bạn chỉ có thể tự vận động để giành được những điều lớn lao nếu bạn có một ước mơ lớn và thú vị. Những lý do mang tính "tại sao" phải được nâng lên và trở thành động lực. Chúng phải đủ lớn để giúp bạn tiến lên. 
Một khi bạn có lý do quan trọng cho mục tiêu hàng đầu của mình bạn sẽ phát triển "sức mạnh của mục đích" làm bạn không cưỡng lại được. Nếu lý do đủ lớn, niềm tin đủ vững chắc và ước muốn đủ mãnh liệt không gì có thể cản trở bạn được nữa. 
Nhiệm vụ của bạn là luôn giữ cho khát khao cháy bỏng bằng cách thường xuyên nghĩ về tất cả những lợi ích, sự thoả mãn và phần thưởng bạn sẽ được hưởng, đó là những thành quả từ việc đạt được mục tiêu. Mỗi người đều phấn khích và kích động do nhiều thứ khác nhau. Một số người được thúc đẩy bởi tiền bạc và khả năng sống trong một ngôi nhà đẹp hay lái xe ô tô đẹp. Nhiều người khác lại được khuyến khích bởi sự nổi tiếng, địa vị và uy tín, hoặc ý nghĩ là muốn được người khác ngưỡng mộ. 
Hãy lập ra danh sách tất cả những lợi ích, vô hình và hữu hình mà bạn có thể được từ việc đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng, danh sách này càng dài thì bạn càng có động lực và thêm quyết tâm hơn. Nếu bạn chỉ có khoảng một hay hai lý do thôi thì mức độ động viên sẽ chỉ ở mức trung bình. Bạn dễ dàng chán nản nếu giữa chừng gặp khó khăn mà điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn có 20 hay 30 lý do để đạt mục tiêu thì bạn sẽ không chùn bước, không gì có thể cản trở bạn cho đến khi bạn thực hiện được những gì bạn đã dự tính trong đầu. 
6: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu. 
Nếu bạn quyết định giảm cân thì điều đầu tiên bạn phải làm là xem mình nặng bao nhiêu cân. Nếu bạn muốn có một giá trị nhất định, trước hết bạn phải ngồi xuống và viết bản kiểm kê về tài chính cá nhân để xem lúc này bạn đáng giá bao nhiêu. 
Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích mà bạn muốn. 
7: Đặt giới hạn. 
Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có thể đo được, như tăng thu nhập hay giảm một số cân nhất định. Nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô hình, như phát triển sự kiên nhẫn, sự tử tế, tình thương, kỷ luật tự giác hay các phẩm chất khác. 
Khi đặt giới hạn cho một mục tiêu hữu hình là bạn đang lập trình nó vào trí não và kích hoạt “hệ thống bắt buộc” tiềm thức để đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu đó ít nhất là vào đúng ngày đó. Khi bạn đặt ra giới hạn cho sự phát triển của một phẩm chất, hệ thống bắt buộc tương tự cũng đảm bảo giới hạn sẽ là ngày đầu tiên bạn bắt đầu thật sự chứng tỏ phẩm chất mà bạn đã lựa chọn. 
Thường thì mọi người hay chống đối lại việc đặt ra các giới hạn vì sợ mình sẽ không đạt được mục tiêu vào đúng thời điểm đã đặt ra. Họ làm mọi việc có thể, trong đó có cả việc tạo ra giới hạn thật mờ nhạt. 
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt ra mục tiêu và giới hạn mà lại không đạt được mục tiêu đó đúng hạn? Thật đơn giản: Bạn hãy đặt một giới hạn khác. Nó chỉ có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Bạn đã đoán sai. Bạn đã quá lạc quan. Và nếu bạn không đạt được mục tiêu theo giới hạn mới thì cứ tiếp tục đặt ra các giới hạn cho đến khi đạt được nó. Không có mục tiêu phi hiện thực, chỉ có giới hạn phi hiện thực. 
Nhưng trong 80% trường hợp, nếu các mục tiêu đủ tính hiện thực, các kế hoạch đủ chi tiết và bạn thực hiện đúng những kế hoạch thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đúng hạn. 
Nếu mục đích xác định có giới hạn là hai, ba hay năm năm, thì bước tiếp theo của bạn là chia nhỏ mục tiêu thành những mục tiêu 90 ngày. Sau đó, hãy chia nhỏ những mục tiêu 90 ngày đó thành những mục tiêu 30 ngày. 
8: Tưởng tượng và phản ánh.
Tiến sỹ Xã hội học Frank Niles, từng nói:
Khi chúng ta hình dung một hành động, não tạo ra một xung điện đến các nơ-ron thần kinh yêu cầu cơ thể thực hiện các hoạt động. Điều này tạo ra một cách thức mới - chùm các tế bào trong não hoạt động cùng nhau tạo ra trí nhớ hay thói quen - chúng khiến cơ thể chúng ta hành động theo cách giống như những gì chúng ta tưởng tượng.
Tưởng tượng rằng bạn đạt được các mục tiêu, bao gồm những tiến trình và công việc sẽ đưa bạn tới thành công (đây là điều quan trọng). Cố gắng cảm nhận điều gì sẽ diễn ra một khi bạn đạt được những thành công lớn này. Điều này sẽ hình thành một hình ảnh lưu lại lâu trong tâm trí bạn.
9: Tự viết một lá thư.
Tôi thích gợi ý này của cây bút huyền thoại - ngài John Carlton. Ông nói, 'Bí quyết vạch ra các mục tiêu của ông là rất đơn giản: tôi ngồi lại và viết cho tôi một bức thư, thời gian chính xác là một năm sau.'
Carlton cho rằng bạn nên tự mình viết một lá thư chi tiết miêu tả cuộc sống của mình trong một năm kể từ thời điểm đặt bút viết. Đây là một cách hiệu quả và cũng là một cách sử dụng sự tưởng tượng để vạch ra những điều bạn mơ ước trong tâm trí bạn.
10: Hành động mỗi ngày.
Để ý rằng bạn học bao nhiêu không quan trong nếu như bạn chẳng làm gì cả. Đừng theo lối hàn lâm. Làm là cách học tốt nhất. Sửa sai là điều cốt lõi để tiến đến thành công.

11: Chia sẻ với mọi người.
Một chuyên gia tâm lý học tại trường đại học Dominica tại California phát hiện ra rằng những người viết ra các mục tiêu của họ, chia sẻ với bạn bè và có trách nhiệm với những mục tiêu có thêm 33% cơ hội thành công. Vậy nên hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè và để họ góp phần vào mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn sẽ nhận được những góp ý có giá trị.
12: Kế hoạch cho những thất bại.
Trở thành một người có thể thiết lập các mục tiêu tốt giống như chơi môn quyền anh; bạn cần học cách chịu đựng những cú đấm bởi vì bạn biết mình chuẩn bị để được trúng đòn. Cách tốt nhất để tối thiểu hóa tác động của những thất bại là chuẩn bị cho chúng. Có một kế hoạch dự phòng cho những vẫn đề diễn ra không như mong đợi. Được chuẩn bị để phản ứng lại và học tập từ những thất bại này. Đó là những cơ hội học tập quý giá.
13: Đánh giá tiến bộ của bạn mỗi tuần.
Tự hỏi chính mình: tuần này mình đã làm được gì để tiến gần hơn tới mục tiêu? Đã làm được điều gì? Chưa làm được điều gì?
Và đừng quên chúc mừng thành công của mình. Cho phép bản thân tận hưởng thành công của một tuần làm việc tuyệt vời và sau đó trở lại, kiểm tra những công việc còn lại cần làm trong danh sách. Đó chính là cách mà bạn sẽ đạt đến những mục tiêu cuối cùng.

14: Kiên trì. 
Trước tiên, đưa ra quyết định là bạn sẽ không bao giờ từ bỏ. Hãy quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Đừng bao giờ tính đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Hãy quyết định tiếp tục, cho dù có việc gì xảy ra. Cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ thành công. 
Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản

Ta cần nghĩ và làm gì khi gặp bế tắc trong cuộc sống

 

Khi bạn đã quá mệt mỏi bế tắc trong cuộc sống hãy nghĩ và làm những điều sau đây bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có động lực để bước tiếp cuộc đời của chính mình.
Bỗng một ngày trôi qua trong buồn chán, tuyệt vọng. Bạn gặp bế tắc trong công việc, trong tình yêu, bạn thấy thế giới này thật đáng thất vọng. Bạn ủ rũ, buồn bã và muốn bỏ đi thật xa. Hãy nghĩ...

1. Không ai khôn lớn mà chưa từng trải qua nỗi đau 

Đôi khi cuộc sống đóng một cánh cửa lại vì đó là lúc để cho bạn tiến về phía trước. Gặp khó khăn không có nghĩa là bạn đang thất bại. Hãy nhớ rằng nỗi đau có hai loại: loại làm bạn tổn thương và loại khiến bạn thay đổi. Thay vì kháng cự hai loại nỗi đau này, hãy chấp nhận chúng vì chúng đều khiến bạn trưởng thành hơn.
2. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống chỉ là tạm thời
Trời mưa rồi cũng sẽ tạnh. Vết thương rồi cũng sẽ được chữa lành. Sau màn đêm tăm tối là ánh sáng của buổi bình minh. Không có gì kéo dài mãi mãi cả. Mỗi khoảnh khắc đều mang lại cho bạn một khởi đầu mới và một kết thúc mới. Mỗi giây trôi qua bạn lại có một cơ hội mới. Bạn chỉ cần nắm bắt cơ hội đó và tận dụng nó.

3. Lo lắng và phàn nàn cũng không thay đổi được gì
Những người hay phàn nàn là những người ít được việc nhất. Bạn có dành cả ngày hôm nay để than vãn về ngày hôm qua thì ngày mai của bạn cũng không khởi sắc được. Thay vào đó hãy bắt tay hành động.
4. Vết sẹo của bạn là biểu tượng của sức mạnh
Một vết sẹo có nghĩa là một nỗi đau qua đi và vết thương đã lành. Nó có nghĩa là bạn đã chinh phục nỗi đau, đã học được một bài học, lớn mạnh hơn, và tiến về phía trước. Hãy bắt đầu xem những vết sẹo của bạn như là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là dấu vết của những nỗi đau.
5. Cuộc đời là một chuỗi những cuộc đấu tranh
Kiên nhẫn không phải là chờ đợi mà là khả năng duy trì một thái độ tích cực trong khi theo đuổi giấc mơ. Bạn có thể mất đi sự ổn định và thoải mái trong một thời gian dài, thậm chí là “ăn không ngon, ngủ không yên ”. Bạn có thể phải hy sinh các mối quan hệ và tất cả những gì thân thuộc. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự chế giễu từ người khác. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng con đường của bạn được xây dựng nên từ những cuộc đấu tranh với những điều nhỏ nhặt nhất.
6. Bạn không cần phải để tâm đến sự tiêu cực của người khác
Khi xung quanh bạn tràn ngập sự tiêu cực, thì bạn hãy tỏ ra tích cực. Mỉm cười khi ai đó cố tình dìm bạn xuống. Hãy luôn là chính mình dù ai đó đối xử với bạn tồi tệ. Đừng bao giờ để cho sự cay nghiệt của người khác thay đổi con người bạn. Người ta vẫn sẽ xì xầm về bạn cho dù bạn đã làm tốt như thế nào. Vì vậy, hãy nghĩ về bản thân trước khi nghĩ về những gì đang diễn ra trong đầu người khác. Hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên cạnh bất cứ ai làm cho bạn thường xuyên mỉm cười.
7. Chuyện gì cần đến sẽ đến
Hãy tận hưởng cuộc sống đang mở ra trước mắt bạn. Bạn có thể không đến được nơi mà bạn muốn, nhưng cuối cùng bạn sẽ chắc chắn đến được nơi mà bạn cần.
8. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục bước đi
Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ ai đó. Đừng ngần ngại yêu thêm một lần nữa. Hãy tìm thấy động lực để cười mỗi ngày và làm cho người khác mỉm cười theo. Hãy nhớ rằng bạn không cần nhiều người trong cuộc sống, mà chỉ cần một vài người thật sự quan trọng với bạn mà thôi. Chấp nhận khi bạn sai và học hỏi từ nó. Luôn luôn nhìn lại và xem bạn đã trưởng thành được bao nhiêu, và tự hào về chính mình.
Khi bị suy sụp, cách tốt nhất là nói ra hết mọi thứ để giải phóng phần nào những áp lực và gánh nặng của mình. 
Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, đó là một cuộc hành trình đầy chông gai, thử thách và đầy ắp thăng trầm. Thật khó lấy lại sự cân bằng khi bạn mất đi những điều quan trọng như tình yêu, tiền bạc, sức khỏe và sự an toàn. Tồi tệ hơn chính là mất đi khả năng giải quyết những vấn đề rắc rối trong tình trạng không còn một xu dính túi.
Hãy lấy hết can đảm, đối mặt và làm những việc sau đây sẽ giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khủng khiếp nhất:
1. Hãy giãi bày
Những cảm xúc tiêu cực có xu hướng tích lũy trong chính tâm hồn của chúng ta và làm cho mình cảm thấy chán nản, ngột ngạt. Điều quan trọng là phải tìm cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực tại thời điểm đó. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là nói ra hết mọi thứ. Bạn có thể chia sẻ mọi chuyện với những người thân. Khi nói ra hết vấn đề, bạn đã giải phóng phần nào những áp lực và gánh nặng trên vai. Hơn nữa, biết đâu như vậy bạn sẽ nhận được những lời khuyên quý giá từ những người bạn yêu mến.
2. Nghĩ đến hiện tại
Khi vây quanh bạn là những khủng hoảng và tiêu cực, hãy gột sạch tâm trí để tránh tình trạng quá tải cảm xúc. Đó là điều nên làm để chạy trốn những suy nghĩ về quá khứ khi mà ta có cảm giác bất lực vì không thể thay đổi được gì. Hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể thay đổi được, hãy cố gắng thoát khỏi những suy nghĩ ám ảnh làm ta cảm thấy chán chường.

3. Giải phóng cảm xúc
Cuộc sống ngày nay khiến con người có xu hướng tự kìm nén cảm xúc của chính mình. Điều này cực kỳ nguy hiểm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần bởi việc dồn nén cảm xúc đến một ngưỡng nào đó có thể gây ra đau đớn và bệnh tật. Do đó hãy tìm cách phù hợp để giải phóng cảm xúc.
Trong trường hợp không thể nói với sếp của mình rằng sếp sai rồi, bạn hoàn toàn có thể giải phóng cảm xúc này bằng cách giãi bày với ai đó ở một nơi riêng tư. Bạn cũng có thể đập vỡ thứ gì đó cho khỏa tức hay úp mặt vào gối rồi òa lên. Tóm lại hãy cố làm mọi thứ có thể để giải phóng những tiêu cực trong tâm trí của bạn.
4. Nghe theo chính mình
Tiếc rằng, đa phần mọi người khi đối mặt với khủng hoảng trong cuộc sống có xu hướng chỉ trích bản thân mình. Thực tế điều duy nhất giúp bạn hồi tâm trở lại chính là tiếng nói tận sâu trong tâm hồn mình. Hãy bình tĩnh và cố gắng làm theo những điều tâm hồn mình mách bảo.
Hãy thử tưởng tượng sau này mình sẽ đưa ra những lời khuyên gì nếu như ngày nào đó chính bạn bè mình cũng gặp một tình huống tương tự. Việc đưa ra lời khuyên cho ai đó dễ dàng hơn rất nhiều khi chính mình lại đối mặt với tình huống như thế. Đó là lý do tại sao khi đặt mình ở ngoài cuộc, chúng ta sẽ sáng suốt hơn và biết mình cần gì, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn cho riêng mình.
5. Tiếp tục làm việc
Thời điểm khó khăn không phải là lúc để chúng ta chùn bước hay rơi vào vòng luẩn quẩn mà không biết phải làm gì. Hãy nhớ rằng cuộc sống luôn chuyển động. Vì thế đừng từ bỏ lịch trình của chính mình, hãy duy trì tập thể dục thường xuyên và đặt ra mục tiêu mới mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tăng năng suất làm việc, đồng thời xóa những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí bạn.
Thực tế, những người bận rộn và thành công có xu hướng tập trung cho tương lai nhiều hơn là nghĩ về những gì đã qua. Nếu làm theo cách này, chắc chắn bạn sẽ tránh được chứng trầm cảm và nhanh chóng đạt được những mục tiêu tốt đẹp.
6. Nghĩ tới những điều tốt đẹp
Khi tâm trí bạn là một mớ hỗn độn và chẳng thấy gì ngoài những phiền não trong cuộc sống, hãy tạm dừng lại và nghĩ đến những điều tốt đẹp là những điều làm ta vui vẻ hay biết ơn sâu sắc. Hãy nghĩ về những đứa trẻ, gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sức mạnh và cảm hứng trong cuộc đấu tranh tìm kiếm hạnh phúc cùng với những người thân yêu nhất.
7. Trải nghiệm để trưởng thành hơn
Mỗi kinh nghiệm là một giá trị giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bram Stoker từng nói: "Chúng ta học được từ thất bại, không phải từ thành công". Hãy để những thất bại của hôm nay làm kinh nghiệm quý giá cho ngày mai. Thất bại có một "ưu điểm" là làm cho ta trở nên hoàn thiện và trưởng thành hơn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống.

8. Tăng cường vận động và ngủ đủ giấc
Ngay khi làm việc, bạn vẫn có thể vận động bằng cách đứng lên, ngồi xuống tại chỗ. Nên dùng thang bộ mỗi khi lên xuống lầu thay vì lạm dụng thang máy. Đi dạo ngoài trời là cách giúp cơ thể tiếp xúc với nắng, gió. Vận động làm tăng endorphin trong não, khiến bạn cảm thấy thoải mái. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn tăng lượng melatonin, một hormone ảnh hưởng đến sự buồn chán. Đừng quên rằng, ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
9. Hãy tập một môn thể thao nào đó
Rèn luyện giúp cơ thể khỏe hơn. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tập yoga chưa? Bạn có thể tập động tác trồng cây chuối tại nhà: Đứng sát vào tường, đưa chân lên trên, đầu đặt phía dưới. Đây là cách đơn giản giúp máu lưu thông tốt. Tuy nhiên, chỉ cần tập 2 phút là đủ. Nếu để quá lâu, máu trong cơ thể sẽ dồn nhiều xuống đầu không tốt. Ngồi thiền với tư thế hoa sen là một gợi ý khác. Đây là tư thế làm cho tâm tịnh lại, ưu phiền tan biến.
10. Tự thưởng cho mình
Bạn hãy quan tâm đến mình hơn. Cuộc sống có thay đổi mới chính là cuộc sống đẹp. Tự thưởng cho bản thân là một trong những cách làm mới chính mình. Mỗi khi bạn hoàn thành tốt việc gì, dù lớn hay nhỏ, hãy thưởng cho mình bằng cách mua một chiếc áo mới, đôi giày xinh hay ly kem mát lạnh. Đó sẽ là động lực thúc đẩy để bạn hoàn thành tốt những việc tiếp theo.
11. Hãy hát lên
Âm nhạc làm bạn vơi đi nỗi buồn. Cuộc sống thiếu âm nhạc sẽ bớt thú vị hẳn. Hãy mở hết volume những bài hát bạn thích nhất để tăng thêm cảm giác phấn chấn. Nên dùng headphone hoặc đóng kín cửa để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.Tận hưởng trọn vẹn giây phút đắm mình trong âm nhạc, nỗi buồn sẽ thay bằng niềm vui, sự thất vọng sẽ thay bằng lòng tin. Đó chính là giá trị của âm nhạc.
Khi bạn đã quá mệt mỏi bế tắc trong cuộc sống hãy nghĩ và làm những điều sau đây bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có động lực để bước tiếp cuộc đời của chính mình.
Bỗng một ngày trôi qua trong buồn chán, tuyệt vọng. Bạn gặp bế tắc trong công việc, trong tình yêu, bạn thấy thế giới này thật đáng thất vọng. Bạn ủ rũ, buồn bã và muốn bỏ đi thật xa. Hãy nghĩ...

1. Không ai khôn lớn mà chưa từng trải qua nỗi đau 

Đôi khi cuộc sống đóng một cánh cửa lại vì đó là lúc để cho bạn tiến về phía trước. Gặp khó khăn không có nghĩa là bạn đang thất bại. Hãy nhớ rằng nỗi đau có hai loại: loại làm bạn tổn thương và loại khiến bạn thay đổi. Thay vì kháng cự hai loại nỗi đau này, hãy chấp nhận chúng vì chúng đều khiến bạn trưởng thành hơn.
2. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống chỉ là tạm thời
Trời mưa rồi cũng sẽ tạnh. Vết thương rồi cũng sẽ được chữa lành. Sau màn đêm tăm tối là ánh sáng của buổi bình minh. Không có gì kéo dài mãi mãi cả. Mỗi khoảnh khắc đều mang lại cho bạn một khởi đầu mới và một kết thúc mới. Mỗi giây trôi qua bạn lại có một cơ hội mới. Bạn chỉ cần nắm bắt cơ hội đó và tận dụng nó.



3. Lo lắng và phàn nàn cũng không thay đổi được gì
Những người hay phàn nàn là những người ít được việc nhất. Bạn có dành cả ngày hôm nay để than vãn về ngày hôm qua thì ngày mai của bạn cũng không khởi sắc được. Thay vào đó hãy bắt tay hành động.
4. Vết sẹo của bạn là biểu tượng của sức mạnh
Một vết sẹo có nghĩa là một nỗi đau qua đi và vết thương đã lành. Nó có nghĩa là bạn đã chinh phục nỗi đau, đã học được một bài học, lớn mạnh hơn, và tiến về phía trước. Hãy bắt đầu xem những vết sẹo của bạn như là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là dấu vết của những nỗi đau.
5. Cuộc đời là một chuỗi những cuộc đấu tranh
Kiên nhẫn không phải là chờ đợi mà là khả năng duy trì một thái độ tích cực trong khi theo đuổi giấc mơ. Bạn có thể mất đi sự ổn định và thoải mái trong một thời gian dài, thậm chí là “ăn không ngon, ngủ không yên ”. Bạn có thể phải hy sinh các mối quan hệ và tất cả những gì thân thuộc. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự chế giễu từ người khác. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng con đường của bạn được xây dựng nên từ những cuộc đấu tranh với những điều nhỏ nhặt nhất.
6. Bạn không cần phải để tâm đến sự tiêu cực của người khác
Khi xung quanh bạn tràn ngập sự tiêu cực, thì bạn hãy tỏ ra tích cực. Mỉm cười khi ai đó cố tình dìm bạn xuống. Hãy luôn là chính mình dù ai đó đối xử với bạn tồi tệ. Đừng bao giờ để cho sự cay nghiệt của người khác thay đổi con người bạn. Người ta vẫn sẽ xì xầm về bạn cho dù bạn đã làm tốt như thế nào. Vì vậy, hãy nghĩ về bản thân trước khi nghĩ về những gì đang diễn ra trong đầu người khác. Hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên cạnh bất cứ ai làm cho bạn thường xuyên mỉm cười.
7. Chuyện gì cần đến sẽ đến
Hãy tận hưởng cuộc sống đang mở ra trước mắt bạn. Bạn có thể không đến được nơi mà bạn muốn, nhưng cuối cùng bạn sẽ chắc chắn đến được nơi mà bạn cần.
8. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục bước đi
Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ ai đó. Đừng ngần ngại yêu thêm một lần nữa. Hãy tìm thấy động lực để cười mỗi ngày và làm cho người khác mỉm cười theo. Hãy nhớ rằng bạn không cần nhiều người trong cuộc sống, mà chỉ cần một vài người thật sự quan trọng với bạn mà thôi. Chấp nhận khi bạn sai và học hỏi từ nó. Luôn luôn nhìn lại và xem bạn đã trưởng thành được bao nhiêu, và tự hào về chính mình.
Khi bị suy sụp, cách tốt nhất là nói ra hết mọi thứ để giải phóng phần nào những áp lực và gánh nặng của mình. 
Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, đó là một cuộc hành trình đầy chông gai, thử thách và đầy ắp thăng trầm. Thật khó lấy lại sự cân bằng khi bạn mất đi những điều quan trọng như tình yêu, tiền bạc, sức khỏe và sự an toàn. Tồi tệ hơn chính là mất đi khả năng giải quyết những vấn đề rắc rối trong tình trạng không còn một xu dính túi.
Hãy lấy hết can đảm, đối mặt và làm những việc sau đây sẽ giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khủng khiếp nhất:
1. Hãy giãi bày
Những cảm xúc tiêu cực có xu hướng tích lũy trong chính tâm hồn của chúng ta và làm cho mình cảm thấy chán nản, ngột ngạt. Điều quan trọng là phải tìm cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực tại thời điểm đó. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là nói ra hết mọi thứ. Bạn có thể chia sẻ mọi chuyện với những người thân. Khi nói ra hết vấn đề, bạn đã giải phóng phần nào những áp lực và gánh nặng trên vai. Hơn nữa, biết đâu như vậy bạn sẽ nhận được những lời khuyên quý giá từ những người bạn yêu mến.
2. Nghĩ đến hiện tại
Khi vây quanh bạn là những khủng hoảng và tiêu cực, hãy gột sạch tâm trí để tránh tình trạng quá tải cảm xúc. Đó là điều nên làm để chạy trốn những suy nghĩ về quá khứ khi mà ta có cảm giác bất lực vì không thể thay đổi được gì. Hãy tập trung vào những điều mà bạn có thể thay đổi được, hãy cố gắng thoát khỏi những suy nghĩ ám ảnh làm ta cảm thấy chán chường.

3. Giải phóng cảm xúc
Cuộc sống ngày nay khiến con người có xu hướng tự kìm nén cảm xúc của chính mình. Điều này cực kỳ nguy hiểm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần bởi việc dồn nén cảm xúc đến một ngưỡng nào đó có thể gây ra đau đớn và bệnh tật. Do đó hãy tìm cách phù hợp để giải phóng cảm xúc.
Trong trường hợp không thể nói với sếp của mình rằng sếp sai rồi, bạn hoàn toàn có thể giải phóng cảm xúc này bằng cách giãi bày với ai đó ở một nơi riêng tư. Bạn cũng có thể đập vỡ thứ gì đó cho khỏa tức hay úp mặt vào gối rồi òa lên. Tóm lại hãy cố làm mọi thứ có thể để giải phóng những tiêu cực trong tâm trí của bạn.
4. Nghe theo chính mình
Tiếc rằng, đa phần mọi người khi đối mặt với khủng hoảng trong cuộc sống có xu hướng chỉ trích bản thân mình. Thực tế điều duy nhất giúp bạn hồi tâm trở lại chính là tiếng nói tận sâu trong tâm hồn mình. Hãy bình tĩnh và cố gắng làm theo những điều tâm hồn mình mách bảo.
Hãy thử tưởng tượng sau này mình sẽ đưa ra những lời khuyên gì nếu như ngày nào đó chính bạn bè mình cũng gặp một tình huống tương tự. Việc đưa ra lời khuyên cho ai đó dễ dàng hơn rất nhiều khi chính mình lại đối mặt với tình huống như thế. Đó là lý do tại sao khi đặt mình ở ngoài cuộc, chúng ta sẽ sáng suốt hơn và biết mình cần gì, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn cho riêng mình.
5. Tiếp tục làm việc
Thời điểm khó khăn không phải là lúc để chúng ta chùn bước hay rơi vào vòng luẩn quẩn mà không biết phải làm gì. Hãy nhớ rằng cuộc sống luôn chuyển động. Vì thế đừng từ bỏ lịch trình của chính mình, hãy duy trì tập thể dục thường xuyên và đặt ra mục tiêu mới mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tăng năng suất làm việc, đồng thời xóa những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí bạn.
Thực tế, những người bận rộn và thành công có xu hướng tập trung cho tương lai nhiều hơn là nghĩ về những gì đã qua. Nếu làm theo cách này, chắc chắn bạn sẽ tránh được chứng trầm cảm và nhanh chóng đạt được những mục tiêu tốt đẹp.
6. Nghĩ tới những điều tốt đẹp
Khi tâm trí bạn là một mớ hỗn độn và chẳng thấy gì ngoài những phiền não trong cuộc sống, hãy tạm dừng lại và nghĩ đến những điều tốt đẹp là những điều làm ta vui vẻ hay biết ơn sâu sắc. Hãy nghĩ về những đứa trẻ, gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sức mạnh và cảm hứng trong cuộc đấu tranh tìm kiếm hạnh phúc cùng với những người thân yêu nhất.
7. Trải nghiệm để trưởng thành hơn
Mỗi kinh nghiệm là một giá trị giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bram Stoker từng nói: "Chúng ta học được từ thất bại, không phải từ thành công". Hãy để những thất bại của hôm nay làm kinh nghiệm quý giá cho ngày mai. Thất bại có một "ưu điểm" là làm cho ta trở nên hoàn thiện và trưởng thành hơn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống.

8. Tăng cường vận động và ngủ đủ giấc
Ngay khi làm việc, bạn vẫn có thể vận động bằng cách đứng lên, ngồi xuống tại chỗ. Nên dùng thang bộ mỗi khi lên xuống lầu thay vì lạm dụng thang máy. Đi dạo ngoài trời là cách giúp cơ thể tiếp xúc với nắng, gió. Vận động làm tăng endorphin trong não, khiến bạn cảm thấy thoải mái. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn tăng lượng melatonin, một hormone ảnh hưởng đến sự buồn chán. Đừng quên rằng, ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
9. Hãy tập một môn thể thao nào đó
Rèn luyện giúp cơ thể khỏe hơn. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tập yoga chưa? Bạn có thể tập động tác trồng cây chuối tại nhà: Đứng sát vào tường, đưa chân lên trên, đầu đặt phía dưới. Đây là cách đơn giản giúp máu lưu thông tốt. Tuy nhiên, chỉ cần tập 2 phút là đủ. Nếu để quá lâu, máu trong cơ thể sẽ dồn nhiều xuống đầu không tốt. Ngồi thiền với tư thế hoa sen là một gợi ý khác. Đây là tư thế làm cho tâm tịnh lại, ưu phiền tan biến.
10. Tự thưởng cho mình
Bạn hãy quan tâm đến mình hơn. Cuộc sống có thay đổi mới chính là cuộc sống đẹp. Tự thưởng cho bản thân là một trong những cách làm mới chính mình. Mỗi khi bạn hoàn thành tốt việc gì, dù lớn hay nhỏ, hãy thưởng cho mình bằng cách mua một chiếc áo mới, đôi giày xinh hay ly kem mát lạnh. Đó sẽ là động lực thúc đẩy để bạn hoàn thành tốt những việc tiếp theo.
11. Hãy hát lên
Âm nhạc làm bạn vơi đi nỗi buồn. Cuộc sống thiếu âm nhạc sẽ bớt thú vị hẳn. Hãy mở hết volume những bài hát bạn thích nhất để tăng thêm cảm giác phấn chấn. Nên dùng headphone hoặc đóng kín cửa để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.Tận hưởng trọn vẹn giây phút đắm mình trong âm nhạc, nỗi buồn sẽ thay bằng niềm vui, sự thất vọng sẽ thay bằng lòng tin. Đó chính là giá trị của âm nhạc.

Nửa lời dang dỡ

Đôi khi hoang mang đến lạ lùng, dẫu biết rằng lòng vẫn nhiều đa mang của dĩ vãng, hoài niệm của thực tại đối diện và cả những ảo ảnh xa xăm một ngày mai nào đó.
Tôi chênh vênh trên những bước đường dài mòn mỏi để rong ruổi theo những cái ảo ảnh ở cuộc đời mà đôi khi vô minh quá chẳng hay.
Tôi hôm nay chưa trọn vẹn trong thân phận mặc kiếp làm người nên vẫn còn hoài thai trong lớp nghĩ ấu trĩ vô tâm.

Đôi khi giữa hai miền nhớ – quên, quá khứ và vị lai, giữa hai miền niềm tin và hi vọng, thực và ảo tôi đã từng đi đến tận cùng để rồi sau tất cả cũng chỉ là ngộ nhận. Ngộ nhận không phải để chối bỏ hay nhận lấy mà ngộ nhận như để bao dung với sự vô thường.
Đi chưa trọn vẹn hết một đoan đường đã hãi hùng hoang vắng và sợ sệt, bàn chân bước đã mỏi thế mà con tim vẫn thôi thúc và thao thức để ủi an cho một số phận… hoài nghi.
Nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia, cuộc đời đã bước bao nhiêu bước rồi và đã bao lần ngã khụy và đứng lên. Sỏi đá đường đời có đủ làm đau một bàn chân và chai sạn một con tim để bỏ cuộc giữa đường hay không, đó còn là câu trả lời phía trước, chỉ biết đôi khi là thế và… có những lúc buông xuôi cho lòng thanh thản.
Có những lúc tin và vững tin để rồi tìm về nổi tuyệt vọng với những điều xa xỉ và chợt cười trong thanh vắng đêm không.
Có những lúc nắm thật chặc, thật chắc cứ ngỡ là sẽ mãi mãi vĩnh hằng thế mà tuột mất khỏi tầm tay trong chớp mắt vô hồn.
Và đôi khi mới chợt biết vô thường là thế.
Thời gian đang đi qua và tuổi đời vẫn đang đi tìm để vay mượn một lời để trả lại cho đời những gì là nuối tiếc, những gì là hi vọng và tin tưởng, những gì là trăn trở và hoang mang, những gì là vinh quang và tủi nhục… tất cả những gì đã mượn để rồi nhủ lòng rằng thôi thì trả đi, từ nay sẽ trả rồi một chiều tóc trắng ta bay, nhìn trong gió nghe lòng khắc khoải một miền hoài niệm xa xăm nào ấy…
Ai cũng có những niềm riêng, đâu ai hiểu và đâu ai biết; giữa dòng đời vẫn bao người đi qua và ta đã bao lần đi qua giữa những dòng người ấy. Ai sẽ là ta và ta sẽ là ai trong họ? đời sống người đưa tiễn người thấy lạnh lùng hoang vắng cô lieu.
Ngày mai, ngày mai ấy sẽ đến dù sớm hay muộn thì chuyến xe chia ly của vô thường sẽ đến đón ta đi, đi để mà về về vỡi cõi sắc sắc – không không. Thôi thì; nhủ lòng hãy yêu thương để mà tha thứ, tha thứ để mà bao dung với tất cả… chẳng còn điều gì đẹp đẽ để chiêm bái và tin tưởng nữa ngoài niềm tin tuyệt vọng.
Sự tha thứ và dung hòa với cuộc đời bao giờ cũng chẳng thừa để đi hết trọn vẹn yêu thương, để nối lại những điều còn dang dở… để lỡ mai kia về buông xuôi mà thanh thản mỉm cười khi một chiều chợt thấy cát bụi bay trong gió…

Kìm nén và cách chuyển hóa

Bạn đã từng quan sát mắt của động vật nào đó chưa? Ngay cả động vật dữ tợn nhất cũng có đôi mắt ôn hòa hơn của chúng ta. Đôi mắt của động vật hoang dã mượt mà hơn mắt của con người. Tại sao lại vậy? - chính bởi không có năng lượng bị kìm nén trong chúng. Khi động vật tức giận nó sẽ bộc lộ tức giận: nó rống lên, nó thét lên, tấn công, và nó xả bỏ cơn giận dữ. Nó không bị văn minh hóa. Bất kể thúc đẩy nó gặp là gì đều sẽ được biểu lộ.
Lý do cho sự mềm mại mà bạn thấy trong mắt của trẻ thơ là gì? Chúng biểu lộ bất kỳ cái gì chúng cảm thấy; năng lượng của chúng không tạo nên bất kỳ khối chắn nào. Khi chúng giận dữ chúng bộc lộ giận dữ của chúng, khi chúng ghen tức chúng bộc lộ nó, khi chúng muốn chộp món đồ chơi từ đứa trẻ khác chúng làm vậy. Không có kìm nén trong cuộc sống của trẻ em - đấy là lý do tại sao chúng ngây thơ như vậy.
Có kìm nén trong cuộc sống của chúng ta và đấy là nơi rắc rối bắt đầu. Khối chắn năng lượng phản chiếu như rắc rối bên trong - cái gì đó xảy ra bên trong nhưng bạn lại thể hiện gì đó khác bên ngoài. Thế thì năng lượng không được giải phóng sẽ đi đâu? Nó sẽ trở thành một khối chắn năng lượng.
Khối chắn năng lượng là cái bị kẹt trong tâm trí hoặc cơ thể của bạn giống như một nút thắt. Nó cũng giống như trong dòng sông khi một phần nước bắt đầu đóng băng và những tảng băng trôi nổi trên sông. Khi những tảng băng bắt đầu ngày một lớn dần lên, thì dòng chảy của sông cũng bị trở ngại ngày một nhiều hơn. Nếu tất cả nước đều đóng băng dòng sông sẽ ngừng trôi chảy toàn bộ. Và bạn cũng giống như dòng sông bị nghẽn tắc bởi băng trôi trong nó. Cần phải làm tan băng này.
Những khối năng lượng này giống như nhưng khối băng trôi trong dòng đời bạn. Những thôi thúc bị kìm nén của căm ghét, của giận dữ và của dục trở nên giống như những khối băng lớn trong bạn. Bây giờ chúng sẽ không để dòng chảy cuộc sống tiếp diễn. Cuộc sống của một số người trở nên hoàn toàn đóng băng, không còn chút dòng chảy nào. Chắc chắn cần làm tan băng, và để làm tan băng cần sử dụng phương pháp tích cực.
Nếu bạn nhìn đứa trẻ nhỏ chúng có nhiều đam mê thế, nhiều năng lượng thế bên trong chúng. Nếu bạn để chúng lại trong nhà chúng sẽ sờ cái này và đập cái kia, làm vỡ cái này và nghiền nát cái kia. Và bạn nói với chúng, "Đừng làm thế này, đừng làm thế kia." Bạn bảo chúng không được làm gì đó nhưng bạn không bảo chúng làm gì thay vào đó. Và bạn không biết đứa trẻ làm gì khi nó đập vỡ cốc thủy tinh. Năng lượng bên trong nó cần lối ra nào đó. Bây giờ không có cách nào khác, vì thế nó vớ được cốc thủy tinh và bằng cách đập cốc thủy tinh năng lượng của nó tìm được lối ra, nó được giải phóng.
Nhưng thế thì bạn bảo nó, "Đừng đập cốc," và nó ngừng đập cốc. Nó đi ra ngoài, và bây giờ nó muốn ngắt hoa. Bạn nói, "Đừng chạm vào hoa." Nó thậm chí không thể chạm vào hoa! Nó đi vào trong và cầm tới cuốn sách và bạn nói, "Đừng làm hỏng sách." Bạn đã bảo nó những gì không được nhưng bạn đã không bảo nó những gì được làm. Vì thế những khối chắn bắt đầu ở đứa trẻ đó và bây giờ chúng sẽ bắt đầu tạo nên nhiều vướng mắc hơn, và một ngày sẽ chỉ có những khối chắn này. Sẽ chỉ có 'không được làm cái này, không được làm cái kia' trong đứa trẻ. Nó sẽ không hiểu điều nó nên làm.
Điều cần làm là sáng tạo, đứa trẻ nên được bảo làm cái gì. Nếu nó đập cốc có nghĩa là nó có năng lượng và nó muốn làm gì đó. Bạn đã nói đừng làm điều này; sẽ tốt hơn nếu bạn đưa cho nó vài manh mối và nói, "Làm cốc thủy tinh đi. Làm cốc thủy tinh giống như cái này đi." Đây sẽ là việc sử dụng năng lượng một cách sáng tạo của nó. Khi nó đi tới ngắt hoa bạn có thể đưa cho nó vài tờ giấy và nói, "Tạo ra hoa giống như cái này này." Đây sẽ là một cách sử dụng năng lượng sáng tạo của nó. Nó đang xé sách hoặc vừa mới nhấc cuốn sách lên: bạn nên cho nó vài thứ gì đó khác để làm nhờ đó nó có thể sử dụng năng lượng của mình.
Giáo dục ngày nay hoàn toàn không sáng tạo, đây là lý do tại sao cuộc sống của trẻ bị phá hủy ngay từ lúc đầu. Chúng ta tất cả đều là những đứa trẻ bị phá hủy - khác biệt duy nhất là chúng ta là người lớn. Nếu không thì chúng ta tất cả đều là trẻ em bị phá hủy: ngay từ thời thơ ấu mọi thứ đã đi sai và rồi tới toàn bộ cuộc sống của chúng ta chúng ta tiếp tục làm những điều sai lầm.
Sáng tạo có nghĩa bất kỳ khi nào năng lượng xuất hiện nó nên được sử dụng theo cách sáng tạo để cái gì đó nảy ra từ nó và không gì bị hủy hoại. Năng lượng mà ai đó sử dụng để luôn chỉ trích mọi người có thể được sử dụng để viết thành bài ca. Và bạn có biết không? - chính những người không thể viết nên bài ca và không thể viết ra bài thơ mới trở thành người chỉ trích. Nó là cùng một năng lượng.
Người chỉ trích cũng có cùng năng lượng để viết ra bài ca hoặc tạo nên bài thơ, nhưng họ không sử dụng nó theo cách sáng tạo. Tất cả những gì họ làm là chỉ trích người khác: ai đang viết gì đó xấu xa và rồi ai đang làm cái gì đó. Đây là việc sử dụng mang tính hủy diệt. Thế giới có thể trở thành nơi tốt đẹp hơn nếu chúng ta sử dụng năng lượng của mình, mọi năng lượng bên trong chúng ta, theo một cách sáng tạo.
Năng lượng không bao giờ là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng của giận dữ cũng không là tốt hay xấu, tất cả phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Đừng nghĩ rằng năng lượng của giận dữ là xấu; năng lượng không thể là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng nguyên tử cũng không là tốt hay xấu: với nó toàn thể thế giới có thể bị phá hủy và toàn thể thế giới có thể được tạo nên. Tất cả năng lượng là trung tính, không năng lượng nào là tốt hay xấu. Nếu được sử dụng vì những mục đích phá hủy nó trở nên xấu, nếu được sử dụng một cách sáng tạo nó trở nên tốt.
Vì vậy bạn nên thay đổi cách bạn sử dụng năng lượng của giận dữ, của ham muốn, của dục, của thù ghét, và sử dụng nó theo cách sáng tạo. Cũng như khi ai đó mang theo phân nó bốc mùi kinh khủng, nó thối, nhưng người làm vườn sử dụng nó vào mảnh vườn của mình, tưới nước cho nó và gieo hạt giống. Qua những hạt giống này phân trở thành cây. Và mùi thối của phân chuyển qua mao mạch cây và chuyển đổi thành hương thơm của hoa. Cùng cái bẩn, cùng phân đã từng bốc mùi thối thì nay trở thành hoa và cho mùi hương ngọt ngào. Đây là biến đổi của năng lượng. Đây là chuyển hóa của năng lượng.

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter