Nhận thức tạo ra sự khác biệt, kiến thức không đủ, sẽ tạo ra rào cản giữa người với người. Nhận thức của một người có thể là thiên đường, cũng có thể là nhà tù cho chính họ.
Tôi thường nghe người ta nói: "Người có suy nghĩ thế nào, sẽ có cuộc sống thế ấy!"
Có người hỏi: "Nếu suy nghĩ quyết định cuộc sống, vậy điều gì sẽ quyết định suy nghĩ?"
Câu trả lời chính là nhận thức. Sự khác biệt lớn giữa mọi người không phải do chỉ số IQ, EQ hay gia đình, mà là do nhận thức.
1. Người có nhận thức càng thấp, cuộc đời càng bị động
Trình độ nhận thức là logic cơ bản của một người về thế giới này.
Freud đã kể một câu chuyện thế này trong cuốn sách "Phân tích những giấc mơ" của mình.
Nhân vật chính là một cô gái, trong đám tang của người cha, cô gái đã gặp một người đàn ông đẹp trai và rung động vì anh ta.
Thế nên sau đó, cô lúc nào cũng muốn gặp lại người đàn ông này.
Không lâu sau đó, chị gái của cô bị giết. Sau cuộc điều tra, cảnh sát và tất cả mọi người đều nói không nên lời.
Ai cũng không thể ngờ rằng kẻ sát nhân hóa ra lại chính là cô em gái. Vậy rốt cuộc mối hận sâu sắc thế nào khiến cô ta tàn nhẫn với chị gái ruột như vậy?
Động cơ phạm tội vô cùng ngu xuẩn, lại pha lẫn sự bất hạnh. Động cơ của người em chỉ là để có thể gặp lại người đàn ông đó.
Nhiều người cảm thấy khó hiểu, có nhiều cách bình thường để làm quen với người đàn ông đó, tại sao lại dùng phương pháp độc ác và khó hiểu như vậy?
Cuối cùng, Freud giải thích:
"Nếu hỏi một người bình thường về động cơ giết chị của cô em gái, họ nhất định không thể đoán được. Nhưng nếu bạn đến nhà tù và hỏi những kẻ sát nhân, tất cả bọn họ đều dễ dàng nói ra động cơ mà bạn chưa hề nghĩ tới."
Thế nên, mức độ nhận thức có thể ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức và hành vi của một người.
Nhận thức tạo ra sự khác biệt, kiến thức không đủ, sẽ tạo ra rào cản giữa người với người.
Nhận thức của một người có thể là thiên đường, cũng có thể là nhà tù cho chính họ. Chúng ta không bao giờ có thể kiếm được đồng tiền vượt qua khả năng nhận thức của bản thân, cũng khó làm được điều gì vượt quá nhận thức của mình
2. Nhận thức tốt, khiến cuộc đời nở hoa
Khả năng giải quyết vấn đề của một người được giải quyết bởi độ sâu của vấn đề.
Đối mặt với cùng một vấn đề, những người có trình độ nhận thức thấp chỉ có thể giải quyết theo cách nông cạn, trong khi người có trình độ nhận thức cao có thể trực tiếp tiến tới bản chất vấn đề.
Cách đây 1 năm, đồng nghiệp cũ thường phàn nàn cùng một chuyện khiến tôi thấy khó chịu. Mỗi lần tan sở, sếp anh ta luôn ném một bản kế hoạch để anh ta tăng ca.
Dù không thích nhưng vì ngại lãnh đạo, anh ta nhẫn nhịn không nói ra. Kết quả, việc chẳng làm tốt, mối quan hệ với lãnh đạo cũng ngày càng kém.
Anh ấy hỏi tôi nên làm gì. Thế nên tôi kể câu chuyện về Dương Thiên Chân cho anh ấy nghe.
Lúc công việc bận rộn nhất, Dương Thiên Chân thường lơ là việc ăn uống, nghỉ ngơi. Mẹ cô ấy lo lắng và đã gọi điện đến dặn dò:
"Sức khỏe luôn là thứ nên được đặt lên hàng đầu, dù công việc quan trọng đến đâu, chúng ta cũng không thể hy sinh sức khỏe được."
Dương Thiên Chân hiểu được nỗi lòng của mẹ, nhưng cô ấy lại tin rằng công việc và sức khỏe không có mối quan hệ đối nghịch nhau.
Nếu bạn còn trẻ và muốn đạt được vài thành tựu trong đời, thì phải không ngừng đấu tranh.
Nếu hiện tại tình trạng sức khỏe của bạn không tốt, vậy nên đặt sức khỏe lên hàng đầu. Trật tự cuộc sống mỗi người là khác nhau, hãy phân tích vấn đề dựa theo nhu cầu cá nhân, cuối cùng đưa ra lựa chọn thích hợp.
Những người có trình độ nhận thức cao luôn thấu hiểu vấn đề nhanh chóng và giải quyết vấn đề một cách sâu sắc.
Tôi từng nghe một câu nói rất có ý nghĩa:
"Cuộc sống luôn có người liều mạng ganh đua, có người lại trốn vào một góc an nhàn. Nó nằm ở cách lý giải khác nhau của mỗi người."
Người dựa vào một giây để thấu hiểu bản chất sự vật tất nhiên sẽ có một cuộc sống hoàn toàn khác với người phải mất cả nửa đời mới hiểu được
3. Lập cho mình một hệ thống suy nghĩ logic
Thiếu niên đầu tiên ước mình có nhiều tiền, thiếu niên còn lại thì ước mình có trí tuệ vượt trội hơn người thường.
Lựa chọn khác nhau, dẫn đến kết quả khác nhau.
Sau này, thiếu niên đầu tiên trở thành người đàn ông trẻ tuổi có khối tài sản khổng lồ. Nhưng vì không biết cách quản lý tiền bạc, cậu ta xài phung phí và dần trở nên nghèo khó.
Ngược lại, chàng trai thứ hai dựa vào trí tuệ của mình, đã gầy dựng sự nghiệp, dù phá sản vài lần vẫn không chùn bước, cuối cùng, cậu ấy cũng trở thành người giàu có nhất vùng.
Mặc dù câu chuyện này đã được thần thánh hóa, nhưng nó cũng nói lên một hiện thực:
Tầm nhìn hẹp rất khó để đi đường dài, mức độ nhận thức có thể được trau dồi và nâng cao thông qua trải nghiệm và cố gắng. Chỉ cần bạn chấp nhận suy nghĩ và hành động, nghĩa là bạn đang thay đổi.
Học giả lập trình Robert Diltz chia nhận thức của con người thành 6 cấp độ:
Đó là cấp độ môi trường, cấp độ hành vi, cấp độ khả năng, cấp độ giá trị quan, cấp độ thân phận và cấp độ tầm nhìn.
Nhận thức ở cấp độ môi trường:
Con người thường "đổ thừa" mọi vấn đề bên ngoài do số phận. Những người như vậy thường thích phàn nàn, muốn thay đổi nhưng không muốn cố gắng.
Nhận thức ở cấp độ hành vi:
Người thuộc nhóm này lại do thiếu hành động thực tiễn. Hay nói dễ hiểu hơn, họ luôn tin rằng bây giờ chưa đến thời, chưa đủ may mắn để thực hiện. Dùng nhiều lý do để bào chữa cho việc không hành động của mình.
Nhận thức ở cấp độ khả năng:
Những người ở trình độ này sẽ cảm thấy vấn đề của mình là do khả năng chưa đủ mạnh. Biểu hiện đáng tuyên dương ở họ là tiếp tục không ngừng học hỏi kiến thức mới, trang bị thêm tư duy...
Nhận thức ở cấp độ giá trị niềm tin:
Họ là những người dám nghĩ dám làm, nghĩ chuyện quan trọng, làm điều đúng đắn.
Nhận thức ở cấp độ thân phận:
Họ sẽ chú ý đến những câu hỏi cốt yếu như:
"Tôi là ai và tôi muốn trở thành người như thế nào?"
Những người này suy nghĩ rõ ràng về vấn đề, trang bị cho mình phương thức tư duy và hành động tương ứng với nhau.
Nhận thức ở cấp độ tầm nhìn:
Nhóm người này thì nghĩ về vấn đề:
"Mối quan hệ của tôi với thế giới này? Làm sao để thay đổi thế giới?"
Những người ở cấp độ này thường là người xuất chúng, có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội.
Dù hiện tại bạn đang ở cấp độ nào, chỉ khi bạn có suy nghĩ sâu sắc, hành động thiết thực, bạn mới có thể vững bước trên đường đua dài phía trước.
Nếu không muốn trì trệ mãi trong nỗi đau, vậy thay đổi là câu trả lời duy nhất cho bạn.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét