Bản chất con người
1.
Con người về mặt bản chất là tham lam. Khi có được một thứ gì đó, họ
luôn muốn có được nhiều hơn, tốt hơn, đẹp hơn so với thứ mà họ đang sở
hữu.
Bất kể đó là một đồ vật tầm thường nhất hay to tát như tiền bạc, địa vị
và danh vọng. Ngay cả với tình yêu, con người vẫn không ngừng được ý đồ
sở hữu và được sở hữu nhiều hơn. Đi kèm với sở hữu bao giờ cũng là đòi
hỏi, bao giờ cũng là sự dày vò. Cả bản thân, và cả đối phương. Để rồi ai
cũng bơ ngơ nhận ra là mình bất hạnh bởi sự tham lam của chính bản thân
mình.
Sự thực là, ham muốn chỉ dừng lại khi con người cảm thấy đã rất no nê và
thoả mãn. Nhưng con người chỉ đơn giản là thấy chán đi chứ không bao
giờ có thể thoả mãn. Họ chỉ đơn giản là chuyển sự thèm khát từ đối tượng
này sang đối tượng khác. Ý muốn được sở hữu lại hiện sinh. Quả thực, đó
là một cái vòng luẩn quẩn.
2. Con người có bản tính là hay ghen tị.
Khi người khác có được thứ mà mình không có, hay khi người khác có được
thứ gì ở tình trạng tốt hơn so với sở hữu hiện thời của mình, thì con
người bỗng nhiên cảm thấy bứt rứt, và cảm thấy khó chịu trong lòng.
Rất tự nhiên khi xuất hiện cảm xúc ghen ghét. Như thể nhường đó còn chưa
đủ, họ trở nên đố kị và hằn học. Họ dèm pha và hạ nhục thứ không bao
giờ thuộc về họ và đáng ra không nên thuộc về chủ sở hữu của nó. Đương
nhiên, chủ sở hữu sẽ không thể nằm ngoài vùng phủ sóng của tâm trạng cáu
gắt và tức giận đó.
Chẳng biết đã từng có ai nói với họ chưa? Là khi ấy, trông họ thật tầm
thường. Khi ghen tị và tức giận, khuôn mặt họ trở nên méo mó; cảm xúc
của họ trở nên vẹo vọ; tâm hồn họ trở nên cong queo, lạ lẫm.
3. Nếu phân loại hoạt động tinh thần của con người thành ba cấp độ theo
như lời Freud nói, đó là Tự ngã (Id. Soi), Bản ngã (ego moi) và Siêu ngã
(superego Surmoi) thì cái Id là cái quan trọng nhất. Bởi phạm vi của Id
là nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta. Id là nơi
trú ngụ các bản năng nguyên thuỷ và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá
khứ xa xưa khi mà con người vẫn còn là một con thú. Id có tính chất thú
vật và bản chất của nó thuộc về dục tính (sexual in nature), nó vốn vô
thức. Cái Id bao gồm tất cả những gì do di truyền, có ngay từ lúc sinh
ra được kết tụ lại trong sự cấu thành. Id mù quáng và độc ác. Mục đích
độc nhất của nó là thoả mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm,
không cần biết đến các hậu quả.
Đứa bé sơ sinh là cái Id được nhân cách hoá. Dần đần cái Id phát triển
lên thành cái Ego, bị chi phối bởi nguyên lý “thích ứng với thực tại”.
Ego biết được thế giới xung quanh, nhận ra rằng phải kìm hãm khuynh
hướng phạm pháp của cái Id để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ của xã
hội. Vì vậy, Ego thực sự hành động như một nhân viên kiểm duyệt, biết
rằng việc tránh khỏi bị xã hội trừng phạt và cả để tự bảo toàn hay là
ngay cả đến sự bảo tồn, đều phải tuỳ thuộc vào những “dồn nén”. Tuy
nhiên cuộc đấu tranh giữa cái Ego và Id có thể gây ra những bệnh tâm
thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách cá nhân.
Sau hết là Superego. Superego này được có thể được định nghĩa một cách
đại khái là “lương tâm”. Lý tưởng đạo đức và quy tắc ứng xử đều nằm
trong superego.
Như vậy, bản ngã là cái tôi có thực, mang tính logic nhất nhưng chưa
chắc đã là đích thực và còn lâu thì mới được xem là tốt đẹp. Bản ngã,
trong thực tế, chỉ đơn giản là một kẻ trung lập đứng giữa, kiến tạo và
đưa ra những ý kiến, hành vi không làm mếch lòng ai. Hay nếu nhìn theo
một góc độ nào đó, bản ngã là một kẻ phỉnh nịnh và vô vị, không cá tính.
Xét về tính sự thật, con người chính là nô lệ của tự ngã, tự ru ngủ và
lừa phỉnh mình trong tình trạng của bản ngã. Và ngỡ rằng siêu ngã là cái
mà mình sở hữu nhiều nhất.
Con người tưởng rằng mình luôn siêu ngã nhưng thực chất đấy là sự hoang
tưởng. Nên nếu xét về mặt cốt lõi, tính đạo đức giả tồn tại trong sâu
thẳm tâm hồn.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét