001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Cái thiện và cái ác

Phạm trù cơ bản của đạo đức học, đánh giá giá trị đạo đức và hành vi đạo đức con người. Thiện là đẹp, tốt, là sự đánh giá đạo đức phù hợp với xã hội, lịch sử và giai cấp. Ác là độc ác, xấu, hại; là sự đánh giá đạo đức ngược với xã hội, lịch sử và giai cấp.
Từ thời cổ, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Bàn về bản chất đạo đức của con người, có tư tưởng cho rằng con người sinh ra vốn thiện, chỉ vì những tập tục trong cuộc sống đã làm cho con người xa với cái thiện (Mạnh Tử). Lại có tư tưởng cho rằng con người sinh ra vốn ác, do đó cần học tập và rèn luyện mới xa dần cái ác để tiến tới cái thiện (Tuân Tử). Quan hệ giữa CTVCA là một quan hệ biện chứng. Chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Có những cái thiện có tính chất tương đối. Có những ý nghĩ và hành vi được coi là đạo đức trong xã hội này, thời gian này nhưng không còn là đạo đức trong xã hội khác, trong thời gian khác. Cái thiện khi mới ra đời có thể bị lên án là cái ác. Trong quá trình phát triển của xã hội, có những tiêu chuẩn cũ trong suy nghĩ và hành vi đạo đức bị xoá bỏ, cái thiện dần dần được khẳng định. Nó trở thành cái thiện mới để thay thế cho những cái thiện cũ đã trở thành lỗi thời.
Trong "Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức", Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel) về sự đối lập giữa thiện và ác và ông đã phân tích như sau: "Hêghen viết: "Người ta tưởng nêu được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: "Con người bẩm sinh là ác". Theo Hêghen, ác là hình thức, trong đó biểu hiện động lực của sự phát triển lịch sử.
Thật ra câu nói đó bao hàm hai ý nghĩa: một mặt, mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội ác chống lại trật tự cũ đang suy đồi, nhưng được tập quán thần thánh hoá. Mặt khác, từ khi sự đối lập giữa các giai cấp xuất hiện thì chính những dục vọng xấu xa của con người – lòng tham và sự thèm muốn quyền thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử". Phép biện chứng giữa CTVCA chứng minh tính tương đối của mọi giá trị đạo đức. Nó đòi hỏi đạo đức học phải luôn luôn đổi mới để phản ánh được nhu cầu tiến bộ và phát triển của nhân loại, của các tập đoàn người, để không trở thành bảo thủ và kìm hãm sự phát triển của lịch sử.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter