Hãy đọc câu chuyện sau:
Có một câu chuyện được lưu truyền, kể rằng một gia đình nọ, cuộc sống
rất nghèo khó, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm ra
vườn rau nhà người ta hái trộm. Một đêm nọ, anh ta mang theo cả con trai
của ông ta đi trộm đồ ăn, lúc này, đứa trẻ thật thà nói một câu, đã cải
biến vận mệnh cả nhà cậu.
Ở
trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha
vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta
hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa
mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
“Cha..cha.., có người nhìn thấy kìa”.
Cha
của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hói: “Người đó ở chỗ
nào?”. Đứa trẻ vừa chỉ tay lên trời, vừa trả lời: “Cha! Cha xem, là mặt
trăng đang nhìn cha đó!”.
Người
cha này nghe con trai nói vậy, đầu tiên thì cảm thấy sững sờ, tiếp đó
lại cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Có chút hụt hẫng nhưng lại có
chút vui mừng, vì thế anh lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường
về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ là ông trời
từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai
hướng thiện thôi!”.
Ngạn
ngữ có câu: “người đang làm trời đang nhìn, thiện ác khác nhau ở một
niệm”. Trong câu chuyện, người cha kia đã suy nghĩ lại, vậy đã xảy ra
chuyện gì tiếp theo?
Nguyên
là, chủ nhân của vườn rau vì thường bị mất trộm, tức giận vô cùng, đêm
hôm đó đã sớm núp ở phía sau để rình bắt kẻ trộm. Lão nghĩ thầm tên trộm
này thật đáng ghét, nhất định phải tóm gọn. Khi ông ta nhìn thấy có kẻ
trộm lẻn vào, đang định hô hoán bắt trộm thì nghe được câu nói của đứa
trẻ, nhất thời cũng sững người.
Ở
dưới ánh trăng, ông chủ vườn rau nhìn thấy gương mặt của tên trộm, biết
gia đình hắn là nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy hai cha con hắn lặng lẽ
dắt nhau rời đi, ông ta cũng bất giác ngẩng đầu nhìn ánh trăng mà im
lặng không nói gì.
Về nhà ông chủ vườn rau đem chuyện này kể với vợ, vợ ông nói: “Mặt trăng kia chẳng phải cũng đang nhìn ông sao?”.
Cả
đêm hôm đó, ông chủ này trằn trọc không sao ngủ được. Đến trưa hôm sau
ông ta chạy đi tìm hai cha con ăn trộm kia, nói: “Này anh kia, nhà của
ta hiện đang cần tìm thêm người làm, anh có thể làm được không? Ngoài
tiền công, còn có thể cho anh một ít đồ ăn mang về nhà”.
Như vậy là một cơ hội việc làm tốt, có thể mang đến no ấm cho cả nhà nay đã được đáp ứng rồi.
Đêm
hôm đó, người cha nghèo kia nắm tay con trai, lặng lẽ ngồi ngắm trăng,
bỗng đứa trẻ nói: “Ôi.. cha nhìn xem! Là trăng đang cười kìa!”.
Lúc
này ở nhà ông chủ vườn rau, ông ta cũng đang cùng vợ ngồi ngắm trăng,
ông nói với vợ: “Chưa bao giờ từng cảm giác thấy mặt trăng đang nhìn
mình, xem mình đang làm việc gì, hôm nay thử xem sao… Ôi! Bà xem trăng
đang cười kìa!”.
Cổ
nhân có câu: "Quân tử thận độc", chính là nhắc nhở ta khi đối mặt với
chính mình, rất cần chính trực, quang minh, tấm lòng bình thản...
Bản
tính trung thực sẽ giúp con người rất nhiều, nói cách khác, trung thực
tạo nên nhân cách con người. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ,
nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Walter Anderson cho
rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho
mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải
thành thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất
bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể
ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.
Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở.
Người
trung thực ắt có phúc báo tốt. Dù vận mệnh có khó khăn thì người sống
trung thực sẽ được cải biên vận mệnh. Người trung thực trước mắt có vẻ
thiệt thòi nhưng cái mà họ nhận được luôn lớn hơn mong đợi, đó là sự tin
tưởng của mọi người.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét