Bệnh tật và thất bại trong cuộc sống đến từ đâu?
Các nhà Tâm lý học hiện đại nhận
ra rằng, chuyện đó có thể đến từ những điều như muốn “thành đạt” chẳng hạn,
nhưng thành đạt về mặt nào lại không ai biết được, những gì con người biết được
là muốn được “nhất”. Nhưng nhất về mặt nào họ lại mù tịt, cái mà lúc nào con
người mong muốn là hơn người khác. Tại sao, đơn giản là họ thấy kém cỏi, có thể
nói hơn lúc nào hết tính thấp hèn lại phát triển như ngày hôm nay.
Bên cạnh muốn thành đạt, con
người còn có vấn đề khác như sự đòi hỏi, tính ích kỷ, nhất là thói ngạo mạn,
cho mình là nhất. Cấu trúc nhân cách đó càng phình ra bao nhiêu thì tỷ lệ với
bệnh thần kinh bấy nhiêu.
Chưa nói đến sự xâm kích và tàn
phá môi trường từ những cái "muốn” đó và tác động ngược của tự nhiên.
Dường như con người có ý thức
không còn nữa, con người hiện đại đã bị lệ thuộc bị che mắt và làm nô lệ không
phải những gì to tát, mà lệ thuộc và bị điều khiển bởi chính những vật dụng
hàng ngày. Điều này con người nguyên thủy vô cùng hoàn thiện hơn phần lớn con
người văn minh của ngày hôm nay.
Vấn đề là phải làm sao tìm ra
được sự thoải mãi, tự chủ, sự thanh thản đó là nhiệm vụ của tâm lý học.
Điều thiết yếu là cần hiểu rõ
chính con người của mình, thấy được sự hòa hợp giữa tâm linh và hiện thực, muốn
thế thì cần phải hiểu, phải học…
Con người bị vây hãm
Trong tổng hợp của nhà nghiên cứu
Pierre Daco, ông có nói đến việc con người bị vây hãm. Ví dụ của ông như thế
này:
Anh ấy như một cái máy thu thanh,
cái máy thu thanh ấy hàng ngày thu nhận mỗi một thứ âm nhạc đó, lời nói đó
tương ứng với xuất xứ của máy cùng với hoàn cảnh xã hội và chính trị, địa dư mà
không hề biết đến sự hiện diện của hàng trăm loại máy khác, giọng nói khác âm
thanh khác.
Anh ta, cái máy phát thanh ấy thu
vào những bản tin nghe được và phát ra chính điều đấy mà không hề biết âm thanh
đó đến từ đâu, tuy nhiên anh ấy khâm phục cái mình có.
Và một ngày nào đó, một kỹ thuật
viên đến nhà anh ta, con người này mừng rõ đem ra khoe cái máy của mình, Tay kỹ thuật nhận thấy cái máy này chỉ bắt được đúng một
đài phát thanh nào đó mà thôi. Tay kỹ thuật
chỉ thay một cái tụ, và thế là hàng trăm ngôn ngữ khác, hàng trăm loại nhạc
khác được phát ra. Một thế giới mới ùa vào. Anh ta sẽ nhận ra rằng mình đang
sống trong cả một thế giới thì thật sự ra cũng chả là gì cả.
Hàng triệu người giống như người
kể trên, suốt đời bị vây hãm với vài ý nghĩ, vài kiến thức, ý tưởng học được,
vài cử chỉ không hề thay đổi… cứ dựa vào những điều đâu đó cao siêu mà không hề
biết khả năng của chính mình, lòng vòng như một con cá trong chậu cho đến khi
kỹ thuật viên xuất hiện…
Chân dung một người hài hòa.
Chúng ta hay được biết đến những
nhân cách lớn, họ có thể là một người nông dân, một nghệ sỹ hay nhà chính trị,
họ có thể cảm hóa người khác ngay cả khi họ yên lặng. Trong cuộc sống họ đầy
đủ, và thường có cuộc sống gia đình và bạn bè đầm ấm, là những nhà lãnh đạo
xuất xắc.
Người hài hòa còn có thể là một
bà hàng xén phúc hậu, chẳng có gì đặc biệt nhưng ai cũng mến và đến mua hàng.
Điều đó khác với việc dùng kỹ thuật, chiêu thức, năm bắt kỹ thuật để bán hàng,
nghĩa là bạn phải tán tỉnh, dụ dỗ khách hàng.
Người hài hòa có cảm thức hòa hợp
với con người, con vật, với tự nhiên, nội tâm đó mang cho họ niêm vui, sự ấm áp
trong lòng.
Họ có vẻ là người ngây thơ, đôi
khi đám đông cho họ là kẻ điên vì họ hay từ chối những điều mà người đời thể
thể từ chối, họ yêu thương và hòa hợp được với nhiều cá tính. Họ sống gần với
chân lý, mà chân lý đó không phải là một đạo lý do người khác áp đặt, không
phải đạo lý xuất phát từ nỗi lo sợ bị trừng phạt hoặc ý muốn được ban thưởng.
Đạo lý đó sâu lắng xuất phát từ
sự hòa hợp và niềm vui nội tâm, một cảm thức rộng mở, yêu thương và sự sáng
suốt.
Các nhà Tâm lý học hiện đại kết
luận rằng: Người hài hòa không bao giờ làm điều ác bởi vì trạng thái tinh thần
không cho phép làm điều đó. Trực giác và bản năng khi ấy đã hòa hợp với ý trí.
Nếu người này tuân theo những
nhịp điệu sâu kín, sẽ dễ dàng tìm được chân lý vĩ đaị của cuộc sống.
Ích kỷ và tâm bệnh
Chúng ta đang sống trong thời đại
của những cá thể ích kỷ
Thời đại của chúng ta là thời đại
của lo sợ, những con người đã biến nỗi sợ hãi của mình thành phản xạ có điều
kiện, nền tảng của phương pháp giáo dục áp lực, ở trong mỗi con người luôn có
sự giằng xé giữa con người thật và con người mà ta tưởng là chính mình.
Nỗi lo sợ bởi không mấy ai tự đi
tìm hay tự trả lời được: Ta là ai. Giá trị đích thực của một con người và đâu
là mục đích cuộc đời!.
Do không có câu trả lời, ta lại
càng lo hãi, cảm xúc tiêu cực đó làm ta có phản ứng bằng cách tự tạo áp lực lên
chính mình, tự xây dựng cho mình những câu trả lời và đáp án luôn bị lồng ghép
chi phối bởi cái tôi nhỏ hẹp, và cứ thế sự sai lệch thúc bách con người quay
cuồng tìm kiếm ưu thế trong cuộc sống.
Con người chúng ta cụ thể hóa
tham muốn của mình bằng các phương pháp, hành động mất hài hòa, để bù đắp nỗi
lo hãi tâm lý, cứ tự làm đau khổ chính mình hết lần này đến lần khác, hết thế
hệ này đến thế hệ khác như chuỗi mắt xích vô tận.
Vô số nguyên nhân dẫn đến vấn đề
bệnh thần kinh xuất phát từ sự thu hẹp tầm nhìn qua lăng kính cái tôi, biểu
hiện là: Phán xét, phân biệt, tự đề cao, ám ảnh quyền lực. Con người hung hăng,
cạn kiệt lòng tin và sẵn thói ngạo mạn. Những cách tiếp cận này chặn đứng sự
phát triển của năng lượng hài hòa nội tâm và sự sáng suốt tâm trí là nguyên
nhân của tâm bệnh.
Hậu quả đưa đến bệnh tâm, bệnh
sinh, đưa đến những khuôn mặt nhăn nhó, những triệu trứng dồn nén cảm xúc và
nỗi đau đớn, sự trống rỗng tâm hồn. Vô số những triệu chứng như ám ảnh, định
kiến, hưng cảm, trầm cảm.
Bệnh tâm lý đi kèm với bệnh thực
thể như dạ dày, tim mạch, ung thư...
Những yếu tố gây bệnh
Từ "Tâm bệnh” phản ánh đầy
đủ vấn đề mất cân bằng tâm lý ở người. Tâm bệnh có trong bất kỳ ai, từ một
người đang trị liệu tại bệnh viện thần kinh đến một nghệ sỹ lỗi lạc.
Trong cuộc sống rất nhiều người
đạt được thành công như CEO nổi tiếng, nhà chính trị giỏi giang nhưng đó lại là
sản phẩm của sự mất cân bằng ý thức sâu sắc.
Ngay cả trong gia đình, những bất
hòa luôn xuất phát từ rỗi nhiễu tâm lý
Tất nhiên càng bị bệnh thì người
bệnh lại càng cho mình là người đúng đắn, đạo đức, tỉnh táo và người mất cân
bằng sẽ chống trả quyết liệt nếu ai nói họ với lời lẽ "khiếm nhã".
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét