Đời người như một giấc mộng
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình: Ta là ai? Ta từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Đời
người bất quá chỉ là mấy chục năm ngắn ngủi, trôi qua trong nháy mắt.
Vậy mà chúng ta miệt mài tranh đấu ngược xuôi vì danh, vì lợi, nhưng
cuối cùng chúng ta sẽ có cảm nghĩ gì khi biết rằng “đời người chỉ như
một giấc mộng ảo”?
Tiền Vịnh tự là Lập Quần, Mai Khê, tên
hiệu là Thai Tiên, người Giang Tô sinh sống ở Thường Thục. Ông là vị học
giả nổi danh của triều nhà Thanh, giỏi về nghiên cứu và khắc bia đá,
kim loại và sáng tác.
Một ngày, Tiền Vịnh ở trong mộng thấy
mình đi vào trong đại viện của một tòa nhà cao tầng, lầu gác cao chót
vót. Một người hầu ra chào đón ông, ngoài ra hai bên còn có rất nhiều
tôi tớ. Vợ ông cùng một số thê thiếp từ trong nhà đi ra nói: “Hai
đứa con trai của chúng ta vào kinh dự thi vòn chưa về. Từ lúc tướng
công rời khỏi nhà, trong nhà chúng ta có tin vui, ba tiểu muội đều mang
thai con trai. Cả nhà chúng ta đều khỏe mạnh, an khang. Đây thực sự là
hạnh phúc!”
Tiền Vịnh đi vào trong nhà, chỉ thấy
tiền bạc chất cao như núi, không đếm xuể. Đột nhiên, một người hầu già
từ ngoài chạy vào cấp báo, hai đứa con trai của Tiền Vịnh đều đỗ điểm
cao đứng đầu kỳ thi. Sau khi tỉnh mộng, Tiền Vịnh vẫn cảm nhận thấy dư
vị của hết thảy những điều vừa xảy ra như ở trong thực tại.
Mấy ngày sau, Tiền Vịnh lại nằm mộng.
Trong giấc mộng, Tiền Vịnh đang thưởng thức báu vật cùng với một người
giàu có. Báu vật ấy là bức thi họa cùng với một đôi uyên ương bằng ngọc
vô giá. Khi Tiền Vịnh đang cầm trên tay đôi uyên ương bằng ngọc ấy thì
vô tình sẩy tay làm rơi xuống đất khiến nó vỡ tan. Người giàu có tức
giận, Tiền Vịnh quỳ xuống đất nói rằng sẽ đền bù đầy đủ.
Nhưng sau khi Tiền Vịnh bán hết của cải
và nhà đất đi thì vẫn không đủ số tiền để đền bù. Ông đến chỗ những
người bạn cũ để mượn tiền nhưng không có một ai cho ông mượn. Kể từ đó,
Tiền Vịnh rơi vào tình cảnh khốn cùng, đói khổ lạnh lẽo, vợ của ông cũng
xanh xao gầy yếu, quả thực là không thể coi được.
Sau khi tỉnh lại, Tiền Vịnh thấy mình đã
trải qua hai cuộc đời giàu sang phú quý và bần cùng, được và mất, đắc
ý, mãn nguyện và thất ý, ngã lòng, Tiền Vịnh bùi ngùi thốt lên rằng: “Nhân sinh như mộng!” (Đời người như mộng). Ông làm thơ rằng: “Nhân sinh như giấc mộng ảo, một khi chết đi thì mới tỉnh mộng. Cần gì phải lo lắng được – mất?”
Kỳ thực, giới tu luyện xưa nay đều cho
rằng, cả đời của một người thực sự giống như một giấc mộng ảo. Sinh mệnh
luân hồi, nguyên thần bất diệt, đời người bất quá cũng chỉ mấy chục
năm, công danh nhiều hay ít thì cũng chỉ như mây khói, chẳng mấy chốc
lại lướt qua. Vậy thì việc tranh đấu vô tận, chấp trước và phiền não
ngoài việc tạo nghiệp, làm tổn thương thân thể ra thì đâu có thể thay
đổi được mệnh trời?
Ở trong vòng tuần hoàn luân hồi của sinh
mệnh ấy, chỉ có “đức” và “nghiệp lực” là hai loại vật chất mà đời đời
kiếp kiếp đi theo nguyên thần mà thôi. Cũng chính vì lý do này mà văn
hóa truyền thống luôn nhấn mạnh vào việc làm người phải “thuận theo tự
nhiên”, “tùy kỳ tự nhiên”, “kính trời hiểu mệnh”!
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét