Ngẩng đầu cần ý chí, cúi đầu cần dũng khí
Cuộc đời của con người, xét cho cùng, cũng chỉ gói gọn trong một câu cô đọng mà thâm sâu, đó chính là điệp khúc ngẩng đầu và cúi đầu, nhìn lên và nhìn xuống. Con người chính là sống trong ngẩng đầu và cúi đầu.
Các sách ghi chép của con người trong
lịch sử cũng cho rằng cái vinh nhục, thành bại, tôn quý, đớn hèn của
cuộc đời người ta đều thể hiện ngay trong cung bậc ngẩng đầu cùng cúi
đầu này, tạo thành cuộc sống muôn màu với vạn ngàn sự khác biệt, diễn
dịch suy xuất ra thế giới rực rỡ muôn sắc thái.
Cúi đầu nghĩ, ngẩng đầu nhìn
Đời
người như một quyển sách, mỗi khi đã viết ra rồi là không thể xem như
bản nháp, lại không thể viết lại, đấy chính là biểu hiện trọng yếu của
nghĩ và nhìn. Cúi đầu suy xét, chính là tiến hành hoạch định cuộc đời,
lựa chọn vai diễn và thiết kế bản thân. Ngẩng đầu nhìn, chính là quan
sát mọi hoàn cảnh môi trường xung quanh, học hỏi đúc kết từ những trải
nghiệm của người khác, bởi vì “vĩ nhân vi kính, khả trí đắc thất ”(lấy người làm gương, có thể nắm biết được, mất).
Chỉ cần cúi đầu suy xét ra được chiều sâu, ngẩng đầu nhìn thấy được xa
gần, đồng thời khiến cho cả hai phối hợp được ăn ý, kết hợp khăng khít,
mới có thể viết được những áng văn tinh hoa, thực hiện thành công những
ước vọng của đời người.
Cúi đầu kéo xe, ngẩng đầu nhìn đường
Trên con
đường đời, mỗi cá nhân cũng tựa hồ như điều khiển một cỗ xe, phải kéo
chiếc xe đó cho ổn, cho tốt. Không những ta cần phải biết hạ thấp đầu
xuống để suy xét tìm cách ra đủ lực đúng lúc, đúng chỗ mà còn cần phải
ngẩng đầu nhìn đường để nhận biết những chỗ mấu chốt cần phải xử lý, đổ
nhiều mồ hôi. Bởi vì đường đời thì dài nhưng những chỗ mấu chốt cần xử
lý thì chỉ có vài tình cảnh; đối mặt với một vài tình huống ấy, chỉ cần
ngẩng đầu nhìn đường cho chuẩn, ra đủ lực thì sẽ tránh được không bị
quay đầu, ngã quỵ hay lật xe để cuối cùng đến được đích của cuộc sống,
đạt được đúng độ cao xứng đáng.
Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người
Con
người đến thế giới này là để thực hiện công việc và nghĩa vụ – đó là mục
đích của cuộc sống. Để làm tốt vai trò mình đảm nhận thì phải cúi thấp
cái đầu, an tịnh cái tâm, lùi lại kiên thủ vững chắc một chút, rồi mới
ngẩng đầu thâm nhập dò tìm mở đường tịnh tiến lên. Điều này đã là căn
bản của an thân lập mệnh, cũng là thực hiện con đường của giá trị và
đóng góp dựng xây xã hội. Do đó, chúng ta cần đường đường chính chính
ngẩng đầu làm người, làm một người thấu hiểu trước-sau, trong-ngoài,
ấm-lạnh, vinh-nhục, làm một người có phí phách đạo đức cao thượng, quang
minh lỗi lạc và hữu ích.
Cúi đầu lặng khóc, ngẩng đầu mỉm cười
Dân gian
có câu những thứ không như ý nguyện trong đời người có rất nhiều, có
khi là 8 đến 9 phần 10. Nếu chẳng may bạn gặp thất bại trong công việc,
hay thân thể mắc bệnh, tình cảm tổn thương, v.v.. khó tránh khỏi có
những lúc mềm yếu, thì có thể hãy cứ thở dài than vãn vài tiếng. Bởi
rằng ngẩng đầu có ánh dương, cúi đầu có bóng râm, trong đau đớn vẫn cần
nở nụ cười. Từ ngàn xưa tới nay, bao nhiêu vĩ nhân khi cúi đầu trong
cuộc sống, cũng trải qua khổ cực muộn phiền và do dự ngập ngừng, nhưng
rồi họ đều có thể ngẩng đầu mỉm cười đối diện cuộc sống, và nghênh đón
tương lai huy hoàng. Đây chính là người hiểu được cúi đầu trong ngẩng
đầu.
Lên cao cần cúi đầu, dưới thấp cần ngẩng đầu
Một đời
con người, trên cơ bản là trải qua lên cao và xuống thấp. Dù cho là một
người bình thường cũng có lúc từ vấn đề của “chân ướt chân ráo” biến
thành “thành thục thành công”. Đang trên cao cần học được cúi đầu xem
người khác làm người, cúi đầu xử thế, không có gì phải ra vẻ ta đây,
kiêu căng tự mãn. Đang “dưới thấp” cần làm tới được ngẩng đầu coi bản
thân làm người, không tự ti, không cao ngạo, lạc quan đối diện. Chỉ có
như thế, mới tính là hiểu được đạo lý của nhân sinh.
“Ngẩng đầu cần ý chí, cúi đầu cần dũng khí”
Con
người chứ không phải là bậc Thánh nhân, đã là con người thì khi thực
hiện sự việc khó tránh khỏi thiếu sót, thậm chí còn sai phạm. Dẫu đã có
thiếu sót, đã sai phạm, đều không đáng sợ, mà điều then chốt là cần phải
có khả năng nhận thức và cải đổi. Cho nên, chỉ cần có khí chất, dũng
khí dám cúi đầu thừa nhận sai, có ý chí ngẩng đầu cải đổi sai lầm, thì
nhất định từ chỗ ngã ấy mà đứng dậy khởi lên, đạt được sự thông cảm và
bao dung của người khác, từ đó mà vươn lên, đạt được những thành tựu
trong đời.
Biết cúi đầu đúng lúc mới có thể ngẩng cao đầu đúng nơi
Có câu
nói rằng người khi đang hớn hở đắc ý hoặc khi đang thành tựu, cần hiểu
được cúi đầu, ghi nhớ cúi đầu, làm một người cẩn thận khiêm tốn, không
sơ suất cẩu thả. Còn khi thân đang ở nơi nghịch cảnh hoặc đụng phải thất
bại, cần nên can đảm dũng khí ngẩng cao đầu, làm một người có khí
phách, có tinh thần bất khuất. Cho nên nắm giữ đúng thời điểm cúi đầu và
ngẩng đầu, rồi xử lý tốt mối quan hệ giữa chúng, mới xem là nắm bắt
được trí huệ, học vấn của cuộc đời.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét