Ở đời, giàu nghèo như nước chảy… trân quý tại tâm hồn!
Có ai đó kể rằng, vào thời cổ đại ở Nhật Bản, người dân bị giới quý tộc chà đạp, khinh thường, tầng lớp hạ lưu trong xã hội. Thậm chí, tầng lớp hạ lưu muốn xuất gia tu cầu đạo học, làm tăng sư hòa thượng cũng không được.
“Hòa thượng xuất thân tiện dân mà cũng được phong làm sư trụ trì, như vậy sao chấp nhận được?”
Bấy giờ chúng tăng đều rất lúng túng, không ai ngăn được lên tiếng, nghi lễ vì thế bị gián đoạn, mọi thứ trở nên tĩnh mịch đến lạ thường.
Lúc này, hòa thượng Vo Tam mới nở nụ cười, nhẹ nhàng đáp: “Hoa sen giữa bùn nhơ!”.
Từ câu đối đáp ấy, ai cũng khen ngợi vì thế người kia lặng thinh, buổi lễ lại tiếp tục tiến hành. Thậm chí sau này, nhiều người khi biết thân phận của hòa thượng Vô Tam càng cảm thấy kính trọng.
Qua câu chuyện giản đơn trên có thể thấy rằng, trong cuộc sống, cũng như đạo học, kỳ thực phú quý hay bần tiện ở thế gian này giống như nước chảy, biến đổi vô cùng.
Nếu như mỗi người đều chỉ nhìn bề ngoài mà không thấy được bản chất, há như người phá bĩnh trong nghi lễ kia, không suy xét tài năng, đức độ mà chỉ nhìn thân phận để nhận định. Trong cõi nhân sinh, mọi vật đều bình đẳng, nhất là khi con người đối diện với những sinh – lão – bệnh – tử, há chăng giàu hay nghèo lại quan trọng đến vậy? Đến cuối cùng, điều quý giá nhất vẫn là tâm hồn cao thượng, đạo đức mà thôi. Người nghèo chí cao càng quý, người giàu mà cao thượng chẳng đáng trân trọng hơn chăng?
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét