001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Recent Comments

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Bệnh vô cảm sinh ra từ tâm - cũng phải chữa từ tâm

Hàng ngày, xã hội vẫn chứng kiến những chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong nỗi đau chung ấy, lại có những người chứng kiến cái xấu, cái ác nhưng không dám đấu tranh, thậm chí vô tâm, vô trách nhiệm. Người xưa "thấy chuyện bất bình chẳng tha" nhưng trong xã hội ngày nay không ít người "thấy chuyện bất bình...tránh xa"- đó là thói vô cảm, lây nhiễm trong nhiều người và đang trở thành "căn bệnh" khó chữa.
Không còn là cá biệt?
Trao đổi với PV Nguoiduatin.vn, TS tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: "Báo chí cũng từng đưa tin về trường hợp nhiều vụ tai nạn xảy ra, người thì chết, kẻ bị thương mà người đi qua, kẻ đi lại, cứ đứng nhìn trơ trơ, rất ít người ra tay cứu giúp. Thậm chí, nhiều người còn xúm lại tranh thủ hôi của. Rồi chuyện tài xế ô tô gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần...
Xem và đọc những tin ấy, người ta căm phẫn đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ gây ra tội ác, có người còn muốn tự tay băm vằm kẻ thủ ác cho hả giận. Rồi người ta phàn nàn rằng: "Luật pháp của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Cần phải bổ sung, tăng khung hình phạt!". Nhưng cũng có những kẻ không gây ra tội ác, không thể bị pháp luật trừng phạt song hành vi của họ vẫn bị mọi người chê trách và lên án. Theo tôi, đây là những hành vi đáng lên án, đi ngược lại đạo đức tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam. Đó là thói vô cảm".
Câu “thành ngữ” “sống chết... mặc kệ nó” đã phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp".
TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang "tác oai tác quái" lên xã hội chúng ta hiện nay. Không chỉ biểu hiện ở tai nạn giao thông, bệnh vô cảm cũng len lỏi cả vào học đường. Từ chuyện nam sinh, nữ sinh đánh nhau, cắt tóc, xé áo... đến chuyện giáo viên mầm non bạc đãi trẻ, lấy băng keo dán vào miệng trẻ... Tất cả đều là biểu hiện của sự vô cảm. Người vô cảm thường là nhút nhát, ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Thậm chí chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức.
Chia sẻ vấn đề này, anh Nguyễn Văn Quảng- một trong 1000 thanh niên tiêu biểu của Thủ đô được vinh danh cho rằng: "Tôi không phải là nhà xã hội học, nhưng theo tôi, một trong những câu trả lời cho vấn đề này đó là vì hiện nay con người sống quá dối trá, nhất là ở những người lẽ ra phải gương mẫu, trung thực cho người khác noi theo. Thói xấu thời nào cũng có, nhưng nếu nó có ở mức độ phổ biến thì phải xem lại ý thức của số đông".
Phải giáo dục tổng thể
Với bệnh vô cảm, TS Tô Văn Trường cho rằng đã đến lúc phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, tìm hiểu cội nguồn, nguyên nhân sâu xa của căn bệnh vô cảm đang có nguy cơ bùng phát và lan truyền rộng rãi ở nước ta.
Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị. Cũng theo ông Trường, dư luận đã không ít lần xôn xao, phẫn nộ trước hành động đánh "bài chuồn" của một nhà tài trợ vàng sau khi đã đăng đàn hứa hẹn nổ như pháo, quảng cáo thương hiệu công ty mình, cá nhân mình. Có những người đã vô cảm đến mức lợi dụng các hoạt động từ thiện, cứu trợ nhân đạo để kiếm chác cả tiếng tăm lẫn tiền bạc! Nhưng chính hành động vô cảm, vô trách nhiệm ấy rất đáng xấu hổ.
Lý giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: "Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ".
Một chuyên gia khác cho rằng, nguyên nhân bệnh vô cảm có nhiều, sơ bộ có thể là: Chất lượng giáo dục ở các nhà trường và gia đình về đạo đức còn nhiều hạn chế... Những quan niệm lệch lạc, chỉ chú trọng kinh tế, coi trọng đồng tiền hơn đạo đức, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, chỉ lo cho bản thân mình, gia đình mình, tập thể mình, lợi ích nhóm chưa được chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời. "Những vụ việc vô cảm vừa qua được nêu nhiều nhưng hầu như chỉ là chuyện bàn luận vỉa hè. Tôi thấy có cháu bé bị cha mẹ nuôi bán phở bạo hành, ngược đãi nhiều năm trời, sau khi công luận đưa ra, các cơ quan đoàn thể ở địa phương mới bị khiển trách. Tuy nhiên, việc khiển trách ấy cũng chỉ... lấy lệ thôi chứ có ai bị kỷ luật, bị cách chức gì đâu", chuyên gia này băn khoăn.
Nhiều chuyên gia lo ngại, bệnh vô cảm giết chết dần tâm hồn, lương tri con người. Vô cảm làm cho lương tâm con người băng giá trước nỗi đau của đồng loại, không thiết tha với việc thiện mà luôn tìm cách để làm hại người khác.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng Văn phòng Luật sư Hùng Nguyễn và Cộng sự (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, sự vô cảm là một khái niệm không có gì mới, nó xuất hiện từ khi có con người, nó tồn tại ở các mức độ khác nhau cùng với sự phát triển của xã hội. "Có điều, chúng ta cần tìm cách kiểm soát, khống chế sự vô cảm này. Và một trong những công cụ xã hội quan trọng đó là luật pháp", ông Hùng nhấn mạnh.
Bệnh gì cũng có thể khắc chế được
Để giáo dục đức tính tốt cho lớp trẻ thì người lớn phải làm gương, nhưng nếu "gương không sáng" thì khó nói chuyện đạo đức lắm. TS Trịnh Trung Hòa bày tỏ: "Tôi cho rằng, bệnh gì cũng có thể khắc chế được. Bệnh vô cảm cũng không phải là không có thuốc chữa. Bệnh từ tâm nên phải chữa từ tâm, từ giáo dục nhân cách. Chúng ta phải có ý thức chữa, chữa từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Vô cảm cũng có nhiều cấp độ, nhiều người đến người thân còn vô cảm, nói gì đến người gặp ngoài đường. Hãy biết yêu thương chính những người trong gia đình, những người xung quanh rồi đến người ngoài xã hội. Chính vì vậy, muốn cho xã hội được lành mạnh hóa, con người sống yêu thương nhau, thì tất yếu phải giáo dục. Giáo dục lòng thương người, tình đoàn kết, sẻ chia đồng loại ngay từ khi còn trẻ. Khi lớn lên, con người sẽ hình thành nếp sống và ứng xử theo nếp sống đó".

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Disqus Shortname

Ads Inside Post

Comments system

Arsip

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter