Làm người cần nhớ kỹ: “Cần kiệm” là đại đức, “xa hoa” là đại ác
Người xưa dạy: “Tiền là vật ngoại thân. Ai ai cũng biết, ai ai cũng truy cầu”. Cổ nhân cũng nói: “Giàu
mà vô đức thì thì nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức thì là chỗ mà con
người mong chờ, cho nên, giàu là không thể không có đức”. “Quân, Thần, phú, quý hết thảy đều là từ đức mà sinh ra, không có đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết.”
Kiệm là một trong những đạo đức tốt đẹp
của “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ”. Thi nhân nổi tiếng nhà Đường
từng viết trong “Vịnh Sử” một câu: “Nhìn lịch sử một cách tổng quát,
lớn đến như quốc gia, nhỏ đến như gia đình đều là hưng thịnh bởi cần
kiệm, diệt vong bởi xa hoa lãng phí.”
Gia Cát Lượng trong “Giới tử thư” cũng viết: “Kiệm có thể dưỡng đức”. Trong cuốn “Tả truyện” cũng viết: “Tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cao trong những việc thiện, xa hoa lãng phí là đại ác trong những việc ác.”
Vào thời Bắc Tống, Phạm Trọng Yêm thuở
nhỏ sống cơ cực bần hàn, trường kỳ dựa vào ăn cháo loãng mà đỗ được tiến
sĩ. Sau khi lên làm quan, cuộc sống của ông vẫn vô cùng giản dị.
Mặc dù sau này ông làm đến chức quan
Tham tri Chính sự là chức quan Á tướng (Phó Tể tướng), lương cao lộc
hậu, nhưng ông vẫn một mực “quần áo thì cầu ấm, ăn uống thì cầu no”, cho
đến cuối đời ông cũng không xây dựng một ngôi nhà nào giống dạng dinh
thự nào của quan lớn. Bổng lộc của ông phần lớn đều là dùng để giúp đỡ
học trò nghèo và những người dân bần cùng.
Cùng thời đại với Phạm Trọng Yêm còn có
Tư Mã Quang. Tư Mã Quang làm quan hơn bốn mươi năm, ông làm đến chức tể
tướng nhưng trong bữa ăn thường không có cao lương mỹ vị, trong trang
phục cũng không có gấm vóc lụa là.
Thường ngày ông đều mặc trang phục làm
bằng vải bình dân, ăn đồ chay, cuộc sống vô cùng đơn giản. Trong cả đời,
ngoài lương bổng ra, ông không bao giờ nhận một đồng tiền bất chính
nào. Căn nhà của ông cũng đơn sơ, chỉ đủ để che mưa che nắng.
Bởi vì mùa hè nóng bức không thể chịu
nổi, ông liền đào hầm trong nhà để tránh nắng, vì thế người dân trong
kinh thành xưa gọi ông là “Tư Mã nhập địa” (Ý nói ông chui xuống đất).
Toàn bộ lương bổng của ông phần lớn đều để cứu trợ dân nghèo, bạn bè
thân hữu.
Trong suốt hơn 40 năm làm quan, ông chỉ
có ba khoảnh đất cằn, đến nỗi sau khi vợ mất cũng không có tiền an táng,
đành phải bán đất mua áo quan. Điển cố Tư Mã Quang bán đất mua áo quan
cho vợ vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Cuốn “Huấn kiệm kỳ khang” chính là Tư Mã
Quang viết để khuyên răn con trai là Tư Mã Khang phải sống cần kiệm.
Trong cuốn sách, Tư Mã Quang viết rằng, người hành tiết kiệm thì có thể
trở thành người có phẩm đức cao thượng. Người xa hoa lãng phí thì tất sẽ
gây ra họa, lụn bại, mất thân.
Con trai Tư Mã Quang chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ lời nói và hành vi của cha mình nên luôn nghiêm khắc làm người
cần kiệm, sống giản dị. Người xưa còn nói rằng, chỉ cần nhìn vào ngôn
hành cử chỉ là có thể biết đó là người của gia đình Tư Mã Quang.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét